Chương III Tiểu kết chương I:

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN PHÂN TÍCH KINH TẾ (Trang 25 - 32)

1. Kết luận:

Qua bảng phân tích chỉ tiêu giá trị theo mặt hàng của doanh nghiệp ta thấy tổng doanh thu ở kỳ nghiên cứu tăng 3,3% so với kỳ gốc tương ướng với mức tăng 1.993136(nghìn đồng).

Nhóm các mặt hàng có giá trị doanh thu tăng so với kỳ gốc bao gồm áo thun, quần jean, quần âu, bảo hộ lao động và hàng khác. Trong các mặt hàng trên mặt hàng có giá trị tăng nhiều nhất là quần jean. Doanh thu của mặt hàng quần jean tăng 52,77% so với kỳ gốc ảnh hưởng 0,42% so với tổng doanh thu. Mặt hàng có doanh thu tăng ít nhất là mặt hàng quần âu tăng 1,17% có mức độ ảnh hưởng tới tổng doanh thu là 0,02%

Nhóm các mặt hàng giảm bao gồm 3 mặt hàng còn lại đó là áo jacket, áo sơ mi và quần áo thể thao. Trong đó giảm nhiều nhất là áo sơ mi: kỳ gốc là 6.699.570(nghìn đồng), kỳ nghiên cứu 5.299.718(nghìn đồng) giảm 1.399.852(nghìn đồng). Mức độ ảnh hưởng đến tông doanh thu là 0,25%. Giảm ít nhất là quần áo thể thao: kỳ gốc là 6.880.639(nghìn đồng), kỳ nghiên cứu là 6.422.011(nghìn đồng). Mức độ ảnh hưởng đến tổng doanh thu là 0,08% . Còn mặt hàng áo jacket: kỳ gốc là 9.536.324(nghìn đồng) kỳ nghiên cứu là 9.040.695(nghìn đồng) mức độ ảnh hưởng đến tổng doanh thu là 0,05% .

Trong tất cả các mặt hàng của doanh nghiệp mặt hàng áo thun ở kỳ nghiên cứu chiếm tỷ trọng 16,3% trong tổng doanh thu. Đây là mặt hàng chủ lực của doanh nghiệp do doanh nghiệp rất chú trọng đẩy mạnh việc sản xuất của sản phẩm này. Với việc đào tạo các công nhân nâng cao tay nghề bằng các lớp đào tạo,trong so sánh giữa kỳ gốc và kỳ nghiên cứu có sự tăng phát triển ổn định của mặt hàng này và mặt hàng áo thun vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong 2 kỳ nghiên cứu và kỳ gốc. Trong kỳ gốc có 2 mặt hàng đều chiếm tỷ trọng 15,8% trong tổng doanh thu là áo jacket và áo thun đem lại doanh thu cao nhất cho doanh nghiệp.

Nhìn chung, các nhóm mặt hàng có doanh thu tăng nhiều hơn nhóm mặt hàng có doanh thu giảm. Như vậy tổng doanh thu của các mặt hàng đã tăng so với kỳ gốc. Có thể kết luận rằng doanh nghiệp vẫn đang tiếp tục pt và mở rộng doanh thu. Cơ cấu các mặt hàng đang dần thay đổi, phù hợp với yêu cầu của thị trường.

Biến độn tăng của tổng doanh thu là do các nguyên nhân chính sau đâu: *Nguyên nhân chủ quan:

- Chủ quan tích cực:

1,Do chất lượng sản phẩm tăng lên. 2,Do doanh nghiệp đẩy mạnh quảng cáo.

3,Do doanh nghiệp ký đơn hàng cung cấp với một số đối tác nước ngoài. 4,Do tăng cường đầu tư cho công tác khảo sát, điều tra,nghiên cứu thị trường. 5,Do tổ chức tốt công tác bán hàng và dịch vụ bán hàng.

6,Do doanh nghiệp áp dụng hình thức bớt hoặc miễn phí chi phí vận chuyển hàng hóa.

7,Do doanh nghiệp quyết định tăng tỷ lệ hoa hổng cho các đại lý tiêu thụ sản phẩm của mình.

- Chủ quan tiêu cực:

8, Do chính sách giá cả chưa phù hợp. 9, Do sản phẩm kém chất lượng.

10, Do doanh nghiệp mẫu mã mới không có nhiều điểm khác biệt so với kỳ gốc *Nguyên nhân khách quan

-Nguyên nhân khách quan tích cực:

+Do ảnh hưởng chính sách kích cầu của nhà nước.

+Do thuế nhập khẩu mặt hàng bảo hộ từ nước ngoài về tăng

-Khách quan tiêu cực:

+ Do sự cạnh tranh của các đối thủ nước ngoài do việc Việt Nam đã ra nhập WTO.

+ Do mối hàng thường xuyên có sự thay đổi về người quản lý của doanh nghiệp bạn hàng.

+ Do đối thủ cạnh tranh ra mẫu mã mới phù hợp với xu hướng thời trang trong nước.

.

2, Kiến nghị.

a,Biện pháp:

1,Do doanh nghiệp đáp ứng được nhu cầu của thị trường là những mẫu mã đẹp. Những đường chỉ được chau chuốt và những đường vắt sổ ẩn tạo cho trang phục trông đẹp và chất lượng hơn chính là cách thu hút khách hàng tốt nhất. Doanh nghiệp nên tiếp tục sử dụng thiết bị này vào mặt hàng áo thun và có thể áp dụng cho các mặt hàng khác của mình.

2, Doanh nghiệp cần có những quyết định đúng đắn khi nhận định đúng thời điểm quảng cáo cho mặt hàng có tính thời vụ của mình. Cần đẩy mạnh việc này với các mặt hàng khác một cách đúng thời điểm. Doanh nghiệp cần nghiên cứu thêm các hình thức quảng cáo khác mang lại những hiệu quả cao như tài trợ cho một số chương trình mang tính nhân đạo. Hay có thể quyên góp cho người nghèo hay cứu trợ nhân đạo bằng những sản phẩm của doanh nghiệp bị tồn kho không bán được. Đó cũng là một trong những hình thức tiết kiệm chi phí quảng cáo của doanh nghiệp.

3, Sau khi chất lượng tăng thì số đơn đặt hàng về mặt hàng quần jean tăng. Dựa vào biến động này mà ta thấy được chính chất lượng của sản phẩm tạo nên doanh số bán hàng của sản phẩm. Chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp đã tăng và hài lòng nhiều bạn hàng, chính vì thế doanh nghiệp cần tích cực quảng bá chất lượng và ưu điểm của kiểu dáng sản phẩm với nhiều bạn hàng mới để có thêm được nhiều đơn đặt hàng hoặc các hợp đồng cung cấp thường xuyên để tăng doanh số bán hàng của doanh nghiệp.

4, Các doanh nghiệp trước khi tiến hành doanh thu, muốn tiêu thụ sản phẩm một cách nhanh chóng, có doanh thu kịp thời, phải tiến hành nghiên cứu, khảo sát, điều tra tình hình thị trường hiện tại và trong tương lai để từ đó lập kế hoạch dự kiến sự phát triển, tiềm năng của thị trường, đưa ra các biện pháp nhằm mở rộng hay thu hẹp mặt hàng doanh thu và tiêu thụ. Bên cạnh đó cũng giúp doanh

nghiệp có những biện pháp thích hợp duy trì thị trường cũ, đồng thời kích thích nhu cầu để tạo lập, xúc tiến và mở rộng thị trường mới

5, Trong công tác tiêu thụ sản phẩm vai trò của bộ phận bán hàng hết sức quan trọng. Nhân viên năng động hơn, thái độ phục vụ tận tình của người bán hàng quyết định rất lớn đến việc bán được nhiều hay ít hàng. Chính vì vậy mà doanh nghiệp cần đẩy mạnh công tác bán hàng và dịch vụ bán hàng của mình. Tính toán đưa ra những con số hợp lý để doanh nghiệp vừa đảm bảo mức lợi nhuận và kích thích được nhân viên bán hàng.

6, Hình thức này áp dụng rất phổ biến với hầu hết các doanh nghiệp trong và ngoai nước. Chính vì thế doanh nghiệp cần tìm hiểu thông tin này từ các đối thủ để đưa ra hình thức khuyến mãi vận tải phù hợp cho doanh nghiệp của mình sao cho phù hợp và có tính cạnh tranh so với các đối thủ của mình trên thị trường. Đây cũng là hình thức khuyến mãi giảm chi phí cho khách hàng khi chi phí đầu vào giảm nhưng không giảm giá sản phẩm của doanh nghiệp.

7, Doanh nghiệp phải sử dụng các biện pháp tài chính, tăng tỷ lệ hoa hồng này một cách chính xác, hiệu quả và phù hợp với tình hình thực tế của mình, nếu không nó sẽ là con dao hai lưỡi phản tác dụng trong tiêu thụ sản phẩm làm cho khách hàng không những không tin tưởng mà còn có suy nghĩ không tốt về sản phẩm của doanh nghiệp. Vì vậy, các nhà quản lý tài chính phải luôn chú ý tới việc nghiên cứu, điều tra tâm lý người tiêu dùng để có chính sách kích thích tiêu thụ đúng đắn và hiệu quả nhất

8, Doanh nghiệp cần có những đánh giá đúng về thị trường, không được mắc những sai sót trong khâu phân tích và đánh giá thị trường một cách sai sót. Sau khi biết được nguyên nhân gây giảm doanh thu doanh nghiệp cần có những biện pháp khắc phục như giảm giá bán hoặc tặng kèm các sản phẩm khuyến mãi để thu hút khách hàng mua hàng của mình.

9, Doanh nghiệp cần phải có những quyết định sáng suốt hơn là việc thay thế chất lượng của sản phẩm bằng một sản phẩm kém hơn. Doanh nghiệp cần tích cực tìm thêm những công ty cung cấp sản phẩm đầu vào có tính chất lương và giá thành rẻ hơn để giảm chi phí cho sản phẩm. Nếu doanh nghiệp không tìm được nguồn cung cấp giá rẻ và chất lượng như mong muốn nếu cần thiết có thể tăng giá bán hàng mà vẫn giữ nguyên chất lượng sản phẩm để tăng doanh thu và lợi nhuận.

10,Doanh nghiệp cần đẩy mạnh việc thay đổi mẫu mã,kiểu dáng mới phù hợp hơn với yêu cầu và thời vụ trong mùa, cần thường xuyên thay đổi kiểu dáng mới của sản phẩm để thu hút được sự quan tâm của đa số khách hàng. Cần nắm được tâm lý của khách hàng là không muốn mua hàng tồn khi hoặc đi sau mốt thời trang để đưa ra các mẫu mã có tính khác biệt dễ nhận ra .

Người Đức có câu: “Chất lượng là sự quay trở lại của khách hàng”. Ngày nay, trong các doanh nghiệp sản xuất, việc doanh thuluôn được gắn liền với việc đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm. Chất lượng sản phẩm ảnh hưởng hai lần tới doanh thu tiêu thụ sản phẩm. Cụ thể: Chất lượng ảnh hưởng tới giá cả sản phẩm do đó ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu( sản phẩm có phẩm cấp cao giá bán sẽ cao hơn) vì vậy, chất lượng là giá trị được tạo thêm. Mặt khác, chất lượng sản phẩm là một vũ khí cạnh tranh sắc bén, dễ dàng đè bẹp mọi đối thủ, nhờ đó khối lượng sản phẩm tiêu thụ được sẽ tăng lên.

Chất lượng sản phẩm không phải hoàn toàn do người doanh thuquyết định mà còn do người tiêu dùng kiểm nghiệm. Đó là hệ thống đặc tính nội tại của sản phẩm đã được xác định bằng những thông số có thể đo hoặc so sánh phù hợp với điều kiện hiện tại và thỏa mãn nhu cầu xã hội. Chất lượng sản phẩm hàng hóa không nhất thiết được thực hiện bằng trang thiết bị máy móc nên khi xem xét vấn đề này ta cần phải lưu ý tới mối quan hệ với những đặc tính khác trong cùng một hệ thống doanh thura sản phẩm, nó được hình thành từ khi thiết kế, quá trình chế tạo, được khẳng định qua kiểm tra kỹ thuật và đem ra sử dụng.

Tóm lại, chất lượng sản phẩm có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc tạo uy tín của doanh nghiệp với khách hàng. nó là sợi dây vô hình kết nối doanh nghiệp với khách hàng tạo điều kiện cho việc tiêu thụ sản phẩm được dễ dàng, nhanh chóng và thuận lợi.

+ Giá cả sản phẩm.

Nếu ta cố định các nhân tố khác lại thì giá bán sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu. Trong cơ chế thị trường hiện nay, giá cả được hình thành tự phát trên thị trường theo sự thỏa thuận giữa người mua và người bán. Do đó, doanh nghiệp có thể sử dụng giá cả như một công cụ hữu hiệu để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm và tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Hiện nay, giá cả các sản phẩm doanh thura ngoài một số loại có tính chất chiến lược do Nhà nước bảo hộ và định giá (như điện, nước, xăng, dầu…) còn lại đại bộ phận giá cả các sản phẩm hoàn toàn phụ thuộc vào việc thỏa thuận ký kết hợp đồng với người đặt hàng, tùy thuộc vào cơ chế thị trường và quan hệ cung cầu trên thị trường. Do đó, doanh nghiệp phải tự tính toán để cân nhắc và định giá sao cho giá bán bù đắp được chi phí đã bỏ ra và đồng thời có được lợi nhuận để thực hiện tái doanh thugiản đơn và tái doanh thumở rộng. Tùy thuộc vào thị trường mà doanh nghiệp sẽ rơi vào một trong ba trạng thái sau: lãi, lỗ hay hòa vốn. Điều đó phản ánh rất thực chất cơ chế giá trong cạnh tranh, hoàn toàn khác cơ chế giá áp đặt hành chính.

+ Kết cấu, chất lượng sản phẩm.

Kết cấu sản phẩm tiêu thụ là tỷ trọng theo doanh thu của từng mặt hàng so với tổng doanh thu tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp vì mỗi mặt hàng có một công dụng kinh tế nhất định hay việc thỏa mãn của nó cho một nhu cầu tiêu dùng là khác nhau. Để tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp luôn tìm cách thay đổi

nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của đaị bộ phận khách hàng một cách tốt nhất. Nhưng không phải mặt hàng nào đưa ra cũng có nhu cầu như nhau, có mặt hàng được rất nhiều người tiêu dùng ưa chuộng, nhưng cũng có mặt hàng lại không được người tiêu dùng lựa chọn hoặc ít có nhu cầu. Chính vì vậy, kết cấu sản phẩm có ảnh hưởng lớn đến quá trình tiêu thụ, nếu kết cấu sản phẩm đưa ra thị trường một cách hợp lý sẽ đẩy nhanh quá trình tiêu thụ sản phẩm, ngược lại sẽ không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng dẫn đến hàng hóa bị ứ đọng, thậm chí còn phải giảm giá bán gây tình trạng xấu cho doanh nghiệp. Để tránh được tình hình này yêu cầu doanh nghiệp luôn phải nghiên cứu để đưa ra những kết cấu sản phẩm mới ưu việt hơn kết cấu sản phẩm cũ , nhằm đáp ứng được nhu cầu thị trường tốt nhất.

+ Công tác tổ chức bán hàng của doanh nghiệp.

Đây là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến công tác tiêu thụ sản phẩm và doanh thu của doanh nghiệp, công tác tổ chức bán hàng bao gồm các nội dung sau:

Hình thức bán hàng:Để mở rộng và chiếm lĩnh thị trường, các doanh nghiệp

cần tổ chức mạng lưới phân phối sản phẩm phù hợp. Do đó, một doanh nghiệp nếu áp dụng tổng hợp các hình thức bán buôn, bán lẻ, bán hàng tại kho, tại cửa hàng, bán trả góp… tất nhiên sẽ tiêu thụ được nhiều sản phẩm hơn so với doanh nghiệp chỉ áp dụng đơn thuần một hình thức bán hàng nhất định nào đó. Các doanh nghiệp cũng nênlinh hoạttrong các hình thức bán hàng nhằm tạo mọi thuận lợi cho người mua hàng để thúc đẩy quá trình tiêu thụ nhanh hơn.

Công tác tổ chức thanh toán:Việc áp dụng nhiều hình thức thanh toán như:

thanh toán hàng đổi hàng, thanh toán bằng tiền mặt, thanh toán bằng chuyển khoản, thanh toán ngay, trả chậm, bán chịu… sẽ làm cho khách hàng cảm thấy thoải mái, tự do, có cơ hội lựa chọn phương thức thanh toán thuận lợi nhất, do đó có thể thu hút được nhiều khách hàng đến với doanh nghiệp làm cho quá trình tiêu thụ diễn ra nhanh, gọn.

Ngược lại, nếu chỉ áp dụng một hoặc một số hình thức thanh toán bắt buộc nào đó có thể thích hợp với khách hàng này nhưng lại không phù hợp với khách hàng khác, từ đó sẽ hạn chế số lượng sản phẩm tiêu thụ, ảnh hưởng đến doanh thu tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.

Các dịch vụ kèm theo khi tiêu thụ: Doanh nghiệp muốn tạo điều kiện thuận lợi

cho khách hàng, tăng sức mạnh cạnh tranh trong công tác tiêu thụ sản phẩm, thường họ có tổ chức dịch vụ kèm theo như vận chuyển, bảo hành, hướng dẫn cách sử dụng, giới thiệu kèm theo… để tạo ra tâm lý thoải mái, yên tâm cho khách hàng khi mua sản phẩm, đồng thời cũng khuyến khích khách hàng tiêu thụ sản phẩm nhiều hơn.

+ Quảng cáo, giới thiệu sản phẩm.

Quảng cáo là công cụ Marketting và là phương tiện thúc đẩy bán rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp.

Mục đích của quảng cáo là phải đưa ra những thông tin đến người tiêu dùng về một mặt hàng nào dó, giải thích được lợi ích của mặt hàng này và so sánh ưu thế của nó với mặt hàng tương tự.

Đối với những sản phẩm mới, quảng cáo sẽ giúp cho khách hàng làm quen với sản phẩm, thấy được tính ưu việt của nó, từ đó khơi dậy nhu cầu mới để khách hàng tìm đến với doanh nghiệp.Do vậy, quảng cáo cũng góp phần không nhỏ trong quá trình thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm.

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường đang diễn ra sôi động như hiện nay vừa là điều kiện thuận lợi, vừa tạo ra bao khó khăn, thách thức, đòi hỏi các doanh

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN PHÂN TÍCH KINH TẾ (Trang 25 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w