quyết định từ phía cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Từ việc phân tích, đối chiếu giữa Bộ luật dân sự 2005 và Luật Thương mại 2005 về các trường hợp miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng mà tác giả đã phân tích ở chương 2 có một thực tế tồn tại là: Nếu như trong Luật Thương mại năm 2005 có quy định về trường hợp miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do phải thực hiện quyết định từ phía cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại điểm d khoản 1 Điều 294 thì trong Bộ luật dân sự 2005 lại không hề có quy định nào nhắc đến trường hợp miễn trách nhiệm trên đây. Điều này dẫn đến việc có trường hợp được miễn trách nhiệm do phải thực hiện quyết định từ phía cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhưng quan hệ
và chủ thể trong quan hệ pháp luật này không thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Thương mại năm 2005. Do vậy, khi có tranh chấp xảy ra, các bên nhờ Tòa phán xét, sẽ dẫn đến việc Tòa án lúng túng vì không biết phải áp dụng luật nào để giải quyết.
Hơn nữa, việc miễn trách nhiệm khi hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định từ phía cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết trên đây dẫn đến trong một số trường hợp sẽ có nhiều cách hiểu khác nhau. Nếu “các bên” trong trường hợp này được hiểu là bên vi phạm và bên bị vi phạm, thế nhưng việc không thể biết quyết định từ phía cơ quan nhà nước có thẩm quyền dẫn đến việc vi phạm thông thường sẽ chỉ áp dụng cho phía vi phạm, để từ đó khẳng định bên vi phạm không có “lỗi” còn việc bên bị vi phạm có biết hay không thì về bản chất sẽ không ảnh hưởng gì đến thái độ của bên vi phạm. Vậy, nếu trong trường hợp bên bị vi phạm khi ký kết hợp đồng đã biết trước quyết định từ phía cơ quan nhà nước sẽ dẫn đến việc vi phạm hợp đồng, còn bên bị vi phạm thì không hề biết điều này thì khi có hành vi vi phạm xảy ra, trách nhiệm đặt ra giữa hai bên trong trường hợp này là như thế nào cũng chưa được làm rõ? Hơn nữa việc hiểu thế nào là “không thể biết” trong trường hợp trên chưa có quy định nào cụ thể, sẽ dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau.