Thứ nhất là do lỗi hoàn toàn của bên có quyền (bao gồm lỗi trực tiếp và lỗi gián tiếp) khi đó, bên gây ra thiệt hại sẽ được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại vì lỗi gây ra thiệt hại xuất phát từ phía bên có quyền.
Trường hợp lỗi của bên có quyền là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại. Đối với trường hợp này, trong thực tế khi bên có quyền có lỗi một phần thì Toà án vẫn miễn một phần trách nhiệm cho bên có nghĩa vụ.
Ví dụ: Khi chủ nhà đã cản trở không cho người xây dựng vào mảnh đất
của mình để xây dựng như đã thỏa thuận trong hợp đồng thì người có trách nhiệm xây dựng sẽ được miễn hoàn toàn trách nhiệm.
Hay như trong trường hợp giao hàng. Bên A đã hẹn ngày giao hàng và thời điểm giao hàng cho bên B là ngày 13/6/2014. Đến ngày đó bên A mang hàng đến nhưng bên B không có nhà, lúc này bên A sẽ không phải chịu bất cứ trách nhiệm nào vì đây là lỗi trực tiếp xuất phát từ phía bên B.
Trường hợp lỗi của bên có quyền là nguyên nhân gián tiếp gây ra thiệt hại có thể xuất phát từ việc cung cấp thông tin sai hay không đầy đủ dẫn đến hậu quả là mong muốn trong hợp đồng của các bên không đạt được, lúc bày bên có nghĩa vụ có thể viện dẫn yếu tố này để miễn trách nhiệm của mình.
Ví dụ: Một siêu thị X đã đăng tải thông tin về mặt hàng táo tốt với giá 10.000 đồng/kg. Khi bên B nhận được thông tin trên đã tiến hành ký hợp đồng với siêu thị X bằng hình thức trực tuyến 30kg táo. Xong đến khi giao hàng bên B mới biết 30 kg táo trên không đúng như những gì bên siêu thị X quảng cáo. Lúc này, bên B đã viện dẫn nguyên nhân gián tiếp xuất phát từ lỗi của bên siêu thị X khi cung cấp thông tin sai sự thật về chất lượng số táo trên và lấy đây làm căn cứ để miễn trừ nghĩa vụ thanh toán tiền của bên B cho siêu thị X.
Thứ hai là việc miễn trách nhiệm do lỗi một phần của bên có quyền. Trong thực tiễn đã xảy ra vui việc như sau:
Vào khoảng 18h ngày 2/6/2006, ông Hưng cùng bạn chạy xe wave Alpha vào quán cơm 950 Hậu Giang và chủ quán nói để xe đó và hứa giữa xe. Sau đó có 2 thanh niên lấy xe nhưng mở khoá chậm nên chủ quán (ông Tuyền) nghi ngờ có giữ lại hỏi nhưng người ăn cơm nhìn xe và không ai có phản ứng nên chủ quán để 2 người này lấy xe đi. Sau đó ông Hưng ra và kêu mất xe. Ông Hưng yêu cầu chủ quán là ông Tuyền bồi thường giá trị xe 10.000.000 đồng. Toà án chấp nhận yêu cầu của ông Hưng nhưng chỉ ở mức 6.000.000 đồng. Theo Toà án:
Ông Hưng cũng có trách nhiệm khi phát hiện và nghi ngờ bị người lạ tới lấy xe và hỏi lớn xe của ai nhưng ông Hưng không ra nhìn nhận, như vậy ông Hưng cũng có một phần lỗi nên Toà án sơ thẩm chấp nhận một phần yêu cầu nguyên đơn, buộc ông Tuyền bồi thường 60% theo yêu cầu của nguyên đơn là có cơ sở [30].
Trong vụ việc trên, Toà án đã xác định bên có quyền có lỗi một phần và bên có nghĩa vụ được miễn trách nhiệm một phần tương đương với phần lỗi của bên có quyền là (40%).
Từ ví dụ trên đây cho thấy thực tế hiện nay không có quy định nào rõ ràng về lỗi của cả hai bên (tức là bên có quyền có một phần lỗi). Trong Bộ
luật dân sự năm 2005 cũng như Luật Thương mại 2005 chỉ đề cập đến miễn trách nhiệm dân sự do có sự kiện bất khả kháng, do quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hay khi việc không thực hiện đúng hợp đồng chỉ do lỗi của bên có quyền mà thôi.