Khái niệm lỗi của bên có quyền

Một phần của tài liệu Miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng theo pháp luật việt nam (Trang 56 - 57)

Khái niệm lỗi được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau, lỗi dưới góc độ tâm lý học phản ánh hành vi của con người, là yếu tố nội tâm của con người, diễn biến phức tạp và trực tiếp chi phối hành vi của con người. Còn theo từ điển luật học lỗi được hiểu là“yếu tố quan trọng nhất trong mặt chủ quan của vi phạm pháp luật. Không thể truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với bất kỳ cá

nhân nào nếu không xác định được lỗi của người đó” [42]. Hay nói cách khác

lỗi được coi là thước đo để truy cứu trách nhiệm pháp lý.

Luật thương mại quy định bên vi phạm được miễn trách nhiệm khi

“hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia” [23]. Bộ luật

dân sự cũng có những quy định tương tự như vậy tại khoản 3 Điều 302, theo

đó “bên có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm dân sự nếu chứng minh

được nghĩa vụ không thực hiện được hoàn toàn do lỗi của bên có quyền”[22].

Ví dụ: Trong hợp đồng mua bán hàng hóa bên A có trách nhiệm giao

hàng với bên B vào ngày mùng 1 hàng tháng. Song đến ngày 1 đầu tháng kế tiếp bên A đem hàng đến nhưng chủ cửa hàng bên B không có nhà. Do đó, bên A đã không thể thực hiện được nội dung hợp đồng giao hàng với bên B nhưng bên A sẽ không phải chịu trách nhiệm vì việc không thể giao hàng này là hoàn toàn do lỗi của bên B.

Tại khoản 2 điều 533 Bộ luật dân sự năm 2005 cũng quy định: “Bên vận chuyển không phải bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ và hành lý

của khách hàng nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của khách hàng, trừ

trường hợp pháp luật có quy định khác” [22].

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại dựa trên yếu tố lỗi, do vậy bên nào có lỗi sẽ phải bồi thường thiệt hại. Nếu bên vận chuyển chứng minh được thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của hành khách thì bên vận chuyển không phải bồi thường thiệt hại hoặc được giảm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tính mạng sức khoẻ và hành lý của hành khách.

Trên thực tế việc xác định lỗi của chủ thể có quyền để làm yếu tố miễn trách nhiệm cho bên có nghĩa vụ là hết sức đa dạng và bao gồm các trường hợp sau.

Một phần của tài liệu Miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng theo pháp luật việt nam (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)