Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ:

Một phần của tài liệu tuyển tập ôn thi hsg lớp 10 môn văn (Trang 39 - 40)

- Cuộc đời, những tư tưởng trong thơ văn Nguyễn Trãi mãi là những giá trị bất hủ.

a. Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ:

- Đi một ngày đàng: Gắn bó với đời sống thực tế, trải nghiệm qua thực tế. - Học: Tiếp thu tri thức, hình thành các kĩ năng.

- Một sàng khôn: Những hiểu biết để con người trở nên khôn ngoan, tiến bộ.

Nội dung câu tục ngữ: gắn bó với thực tế dù trong thời gian ngắn (một ngày đàng) nhưng con người sẽ thu lượm được khối lượng kiến thức rất lớn (một sàng khôn), những kiến thức, những trải nghiệm thực tế ấy sẽ giúp con người trưởng thành lên. Câu tục ngữ khẳng định tầm quan trọng của kiến thức thực tế đối với con người.

b. Bàn luận, mở rộng vấn đề:

- Câu tục ngữ hoàn toàn đúng đắn bởi thực tiễn đời sống là một trường học lớn, bao gồm những sự vật, sự việc, con người với tất cả tính cụ thể, sinh động và phức tạp của nó; những quan hệ, biến cố, những gì đang tồn tại và diễn ra trong tự nhiên và xã hội có quan hệ với đời sống con người. Khi gắn bó với thực tế, con người có những cảm nhận về cuộc sống một cách cụ thể, trực tiếp và chân thực nhất, đồng thời có cơ hội được trải nghiệm, kiểm nghiệm năng lực sống, rèn luyện những kĩ năng sống cần thiết để vững vàng đối mặt với thực tế vô cùng phức tạp, đa dạng. Thực tiễn đời sống chính là môi trường để con người được rèn luyện, nâng cao kiến thức và bản lĩnh để trở nên hiểu biết và vững vàng hơn.

- Khẳng định vai trò quan trọng của việc học trong thực tế không có nghĩa là phủ nhận vai trò của việc học trong sách vở. Biết kết hợp tốt hai phương thức đó sẽ là con đường dẫn tới thành công.

- Phê phán những người chưa thấy được tầm quan trọng của việc học trong thực tế.

3. Bài học nhận thức và hành động:

- Con người muốn tiến bộ, trưởng thành thì ngoài kiến thức thu nhận được từ sách vở cần phải tích cực thâm nhập thực tế đời sống, tìm tòi kiến thức, rèn luyện kỹ năng thực hành.

- Biết lấy kiến thức từ sách vở để soi chiếu vào thực tế, xử lý các vấn đề của thực tế.

Lưu ý: Trong quá trình bàn luận, thí sinh cần phân tích được những dẫn chứng cụ thể để chứng minh.

Câu 2 (7,0 điểm) I. Yêu cầu về kĩ năng

Hiểu đề, biết cách làm bài văn nghị luận văn học. Biết phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ. Hành văn trôi chảy. Văn viết có cảm xúc. Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả.

II. Yêu cầu về kiến thức

Thí sinh vận dụng hiểu biết về chủ nghĩa nhân đạo trong văn học, phân tích làm sáng tỏ những nét mới trong chủ nghĩa nhân đạo của Nguyễn Du (so với các tác

phẩm trước và cùng thời), chủ yếu thể hiện ở tác phẩm “Độc Tiểu Thanh Ký” và “Truyện Kiều”. Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải làm nổi bật được những ý cơ bản sau:

Một phần của tài liệu tuyển tập ôn thi hsg lớp 10 môn văn (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w