- Bài học cho sáng tạo nghệ thuật: Có được một giọng điệu riêng, phong cách độc đáo là hết sức khó, nhưng đó là điều kiện và yêu cầu của sáng tạo nghệ thuật Muốn có
SỐ 19: Câu 1 (3,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm)
Suy nghĩ của anh/chị về câu tục ngữ: “Một điều nhịn là chín điều lành”.
Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam qua hai chùm ca dao than thân và yêu thương, tình nghĩa.
---
Câu 1 (3,0 điểm). I. Yêu cầu về kĩ năng
Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội: Bố cục và hệ thống ý sáng rõ. Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận. Hành văn trôi chảy. Lập luận chặt chẽ. Dẫn chứng chọn lọc, thuyết phục. Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả.
II. Yêu cầu về kiến thức
Bài viết phải đảm bảo được những nội dung cơ bản sau:
1. Giải thích ý nghĩa câu nói:
- Nhịn: là nhún nhường, biết kiềm chế nóng giận, biết lắng nghe ý kiến của người khác, luôn giữ được hoà khí trong giao tiếp, ứng xử, tránh xung khắc đối đầu.
- Lành: kết quả tốt đẹp, thoả đáng, đúng như mong muốn. - Một, chín: những con số có tính chất ước lệ.
- Cả câu: Cha ông ta khuyên trong cuộc sống nên biết nhường nhịn, nhẫn nhịn để tạo mối quan hệ tốt lành, thân ái.
2. Bàn luận, mở rộng vấn đề:
- Khẳng định mặt đúng của câu tục ngữ: Câu tục ngữ thể hiện một quan niệm xử thế đúng đắn của cha ông ta. Bởi vì cuộc sống vốn đa dạng phức tạp. Một con người thường có rất nhiều mối quan hệ khác nhau (trong gia đình, ngoài xã hội). Muốn phát triển, con người phải biết đoàn kết hợp tác với nhau để tăng cường sức mạnh, đem lại hiệu quả cao nhất. Sự hoà thuận trong giao tiếp là vô cùng cần thiết vì đó là cách ứng xử có hiệu quả, là phương châm sống tốt nhất. (Thí sinh cần nêu và phân tích được các dẫn chứng thực tế trong gia đình, ngoài xã hội để chứng minh).
- Tuy nhiên cần thấy rằng câu tục ngữ chỉ nêu lên một cách rất chung chung. Trong thực tế đời sống, không phải sự nhẫn nhịn, nhún nhường bao giờ cũng là giải pháp tốt nhất. Khi đối mặt với cái xấu, cái ác thì sự nhẫn nhịn lại đồng nghĩa với
thái độ hèn nhát, nhu nhược, lại trở thành tiêu cực vì nó cản trở sự vươn lên, hoàn thiện của bản thân mỗi người cũng như của cả cộng đồng. (Thí sinh cần nêu và phân tích được các dẫn chứng thực tế để chứng minh).
3. Bài học nhận thức và hành động:
- Tuỳ từng tình huống, hoàn cảnh, đối tượng cụ thể để lựa chọn cách ứng xử phù hợp.
- Trong giao tiếp cần có thái độ mềm dẻo, bình tĩnh nhưng có chừng mực, có nguyên tắc.
- Quyết tâm chống lại cái ác, bảo vệ cái thiện, không làm ngơ trước những việc bất bình, phi pháp; mạnh dạn phê phán những thái độ, việc làm không đúng của mọi người xung quanh.
Câu 2 (7,0 điểm) I. Yêu cầu về kĩ năng
Hiểu đề, biết cách làm bài văn nghị luận văn học. Biết phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ. Hành văn trôi chảy. Văn viết có cảm xúc. Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả.
II. Yêu cầu về kiến thức
Thí sinh vận dụng hiểu biết về ca dao (chủ yếu qua hai chùm ca dao đã học), phân tích làm nổi bật hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa (ở hai phương diện: vẻ đẹp và thân phận). Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải làm nổi bật được những ý cơ bản sau:
1. Thân phận của người phụ nữ trong ca dao:
Hình thức lặp lại mô thức mở đầu “thân em như..” với tần số cao trong ca dao cho thấy người phụ nữ là loại người khổ nhất trong xã hội cũ.
- Cuộc đời vất vả, trăm đắng nghìn cay.
- Bị coi rẻ, bị khinh thường nên những giá trị đích thực của người phụ nữ không được biết đến.
- Là nạn nhân của chế độ tảo hôn.
- Nỗi khổ lớn nhất của người phụ nữ là bị phụ thuộc, không được tự do yêu đương, không được tự quyết định số phận, tương lai của mình.
- Âm hưởng chung của những bài ca dao than thân là tiếng thở dài, cám cảnh cam chịu của người phụ nữ.
2. Vẻ đẹp của người phụ nữ trong ca dao:
a. Vẻ đẹp hình thức, phẩm chất:
- Vẻ đẹp hình thức: Bằng những hình ảnh so sánh, ẩn dụ, người phụ nữ hiện lên với vẻ đẹp duyên dáng, đầy nữ tính (Thân em như tấm lụa đào…, Thân em như hạt gạo tám xoan…).
- Vẻ đẹp phẩm chất: cần cù, nhẫn nhịn, chịu thương chịu khó, lam lũ tảo tần. (Con cò, Mười tay).
b. Vẻ đẹp của đời sống tâm hồn, tình cảm:
- Có tình yêu sâu sắc, mãnh liệt, thuỷ chung, tình nghĩa.
- Có tình thương vô bờ với con cái, sẵn sàng chịu đựng vất vả, tủi nhục vì con.
c. Vẻ đẹp của niềm mơ ước, khao khát táo bạo thể hiện ý thức phản kháng, muốn thoát khỏi thân phận bị lệ thuộc (ước gì sông rộng một gang…).
3. Khái quát:
- Hình ảnh người phụ nữ trong ca dao là hiện thân đầy đủ của những nỗi khốn khổ tủi nhục nhất của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến xưa. Song vượt lên số phận bấp bênh, chìm nổi, ở họ vẫn toả rạng ánh sáng của vẻ đẹp tâm hồn, của lòng thuỷ chung, của khát vọng tình yêu mãnh liệt.
- Người phụ nữ trở thành đối tượng được cảm thông, yêu thương, trân trọng.
ĐỀ SỐ 20:
Câu 1 (3,0 điểm)
Suy nghĩ của anh/chị về câu nói của nhà thơ Pháp Phrăngxoa Côpê: “Người
ta chỉ xấu xa trước đôi mắt ráo hoảnh của phường ích kỉ”.
Tính điển hình của nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao ---
Câu 1 (3,0 điểm). I. Yêu cầu về kĩ năng
Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội: Bố cục và hệ thống ý sáng rõ. Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận. Hành văn trôi chảy. Lập luận chặt chẽ. Dẫn chứng chọn lọc, thuyết phục. Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả.
II. Yêu cầu về kiến thức
Bài viết phải đảm bảo được những nội dung cơ bản sau:
1. Giải thích ý nghĩa câu nói:
- Phường ích kỉ: Là những người chỉ biết sống cho riêng mình, không quan tâm đến người khác, luôn lo sợ người khác động chạm, nhờ vả mình. Những người đó luôn sống thu mình, không giao tiếp và khi cần giao tiếp bao giờ cũng tính đến cái lợi cho bản thân.
- Đôi mắt ráo hoảnh: cái nhìn lạnh lùng, không có tình cảm con người. - Người ta chỉ xấu xa trước đôi mắt ráo hoảnh của phường ích kỉ: Những người ích kỉ không bao giờ nhìn thấy mặt tốt đẹp mà chỉ nhìn thấy những mặt xấu của người khác.
2. Bàn luận, mở rộng vấn đề:
- Khẳng định ý nghĩa đúng đắn: Câu nói của nhà thơ Pháp hoàn toàn đúng đắn, thể hiện cách nhìn, cách đánh giá phiến diện một chiều về con người của những kẻ ích kỉ. Người ích kỉ luôn coi trọng bản thân nên có cách nhìn, đánh giá cuộc đời, xã hội theo cách riêng của mình mà đặc trưng là xem thường, coi khinh người khác. Người ích kỉ không hề có sự đồng cảm sẻ chia. Vì vậy tất cả những ai không liên quan đến họ, không đem lại lợi ích cho họ đều là kẻ xấu xa. Đây là cách nhìn nhận sai trái cần loại bỏ.
- Cách nhìn nhận đúng đắn về con người:
+ Để có cách nhìn nhận, đánh giá đúng về con người cần sống vị tha, nhân ái, đặt mình vào vị thế của người khác để hiểu rõ hoàn cảnh của họ.
+ Con người ai cũng có mặt tốt, mặt xấu, cần nhìn nhận đánh giá đầy đủ, toàn diện, cố gắng nhìn ra những mặt tốt của họ để dễ dàng thông cảm, tha thứ.
3. Bài học nhận thức và hành động:
- Sống hoà mình vào tập thể cộng đồng, không ích kỉ, vụ lợi cá nhân.
- Đấu tranh chống những biểu hiện của lối sống ích kỉ, cá nhân chủ nghĩa, hướng tới xã hội tốt đẹp.
Câu 2 (7,0 điểm) I. Yêu cầu về kĩ năng
Hiểu đề, biết cách làm bài văn nghị luận văn học. Biết phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ. Hành văn trôi chảy. Văn viết có cảm xúc. Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả.
II. Yêu cầu về kiến thức
Thí sinh cần phân tích làm sáng tỏ tính điển hình của nhân vật Chí Phèo của Nam Cao. Song trước khi đi vào phân tích tính điển hình của nhân vật, thí sinh cần trình bày được những hiểu biết cơ bản về điển hình trong văn học (ở đây nói đến nhân vật điển hình hoặc tính cách điển hình) làm cơ sở lí luận. Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo những ý cơ bản sau: