Giải pháp để tăng cường, nâng cao hiệu quả Franchise

Một phần của tài liệu chuyển nhượng quyền thương mại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 36 - 39)

1. Giải pháp đối với doanh nghiệp nhận Franchise:

1.1 Doanh nghiệp nhận franchise nói chung

- Theo kinh nghiệm tư vấn thực tiễn của FT Consulting, doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược franchise đảm bảo 4 yếu tố quyết định sau cho sự thành công & phát triển bền vững: khả năng phát triển bền vững (sustainability), khả năng kiểm soát (controllability), khả năng tiếp thị hệ thống (marketability) và khả năng nhân bản hệ thống (replicability). Theo đó, doanh nghiệp nên đáp ứng các yêu cầu cụ thể sau:

o Thương hiệu khác biệt & có độ nhận biết cao

o Bí quyết sản phẩm, dịch vụ hoặc công nghệ

o Chất lượng & tiêu chuẩn sản phẩm dịch vụ nhất quán

o Ngành hàng kinh doanh franchise có tiềm năng phát triển ổn định, bền vững và lâu dài

o Các ứng dụng tiếp thị truyền thông bản sắc thương hiệu nhất quán thể hiện qua việc thực hiện chiến lược “tài sản sở hữu trí tuệ” phù hợp

o Mô hình & quy trình kinh doanh được chuẩn hóa chi tiết để có thể dễ dàng & nhanh chóng nhân bản với tỷ lệ sai biệt về chất lượng nhỏ nhất

o Mô hình được thử nghiệm thành công ở một vài đơn vị

- Quan trọng nhất là bên nhận quyền cần phát triển hệ thống kiểm soát tính nhất quán & hiệu quả hệ thống để hạn chế những thay đổi tự phát từ phía bên nhận quyền, như tự ý bới nguyên liệu, cách chế biến món ăn hay thay đổi hệ thống bản sắc thương hiệu.

- Bên cạnh đó, bên nhận franchise cần tìm hiểu kỹ lưỡng về tính ổn định về mặt tài chính của hệ thống franchise, đặc biệt chú trọng đến lợi nhuận của cửa hàng franchise được tạo ra như thế nào. Có nhiều mô hình kinh doanh phải dựa quá nhiều vào một đối tượng khách hàng duy nhất nên yếu tố ổn định doanh số về lâu dài không có.

- Khi ký kết hợp đồng franchise, xuất hiện mối quan hệ phức tạp giữa bên nhường và nhận, do đó các doanh nghiệp nhận franchise cần lưu ý những điểm sau để có thể thực hiện hợp đồng một cách tốt nhất :

o Hợp đồng luôn được soạn thảo bởi bên bán franchise nên có khuynh hướng bảo vệ lợi ích của thương hiệu. Do đó, người mua franchise nên thông qua một văn phòng luật sư để tư vấn hoặc hỗ trợ đàm phán các hạng mục trong hợp đồng trước khi quyết định.

o Khi soạn thảo hợp đồng phải hết sức cẩn trọng, chính xác nhằm đảm bảo quyền lợi của mình. Có 4 rủi ro cho hợp đồng franchise, đặc biệt là

khi không đăng ký. Đó là khả năng vô hiệu hợp đồng, không lấy được tiền bản quyền, không tính được phí chuyển nhượng và phạt hợp đồng.

o Nhất thiết phải đăng ký hợp đồng tại các cơ quan Nhà Nước để đảm bảo giá trị. Chẳng hạn, hợp đồng franchise thuộc loại chuyển giao công nghệ sẽ phải đến đăng ký tại Bộ công nghiệp.

o Trong quá trình hoạt động, phải tuân thủ việc giữ uy tín và sự thống nhất của hệ thống, nếu không, sẽ bị kiện vì vi phạm bản quyền.

1.2 Doanh nghiệp Việt Nam nhận franchise của thương hiệu nước ngoài

Khi muốn mua franchise của một thương hiệu nước ngoài, doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý các điểm sau :

- Kiểm tra công ty của chủ thương hiệu có triển khai đúng trình tự phù hợp với yêu cầu luật pháp Việt Nam liên quan đến franchise hay chưa.

- Nếu luật của Việt Nam chưa yêu cầu người bán franchise phải cung cấp tài liệu công bố UFOC, doanh nghiệp Việt Nam có thể yêu cầu họ cung cấp.

- Một trong những thách thức lớn đối với việc mua franchise thương hiệu quốc tế là các kênh thông tin liên lạc giữa người bán và người mua. Đối với các thương hiệu lớn và nổi tiếng thì chắc chắn sẽ có văn phòng đại diện tại mỗi quốc gia hay khu vực tương ứng. Tuy nhiên, đối với những hệ thống franchise tuy là quốc tế nhưng còn mới mẻ trên thương trường thì việc xây dựng một văn phòng đại diện là một thách thức lớn. Do đó, người mua franchise phải tìm hiểu cẩn thận đối tác bán franchise, nhất là phải biết làm sao họ có thể hỗ trợ thường xuyên và kịp lúc cho cửa hàng của mình trong thời hạn hợp đồng franchise. Người mua franchise phải tìm hiểu cụ thể những thông tin khác liên quan đến kênh thông tin giữa người mua và người bán.

- Sản phẩm hay thương hiệu quốc tế phải phù hợp với văn hóa, phong tục tập quán của Việt Nam, vì nhiều mô hình kinh doanh có thể thành công tại nước này nhưng lại thất bại tại nước khác do yếu tố khách biệt về văn hóa.

2. Giải pháp đối với doanh nghiệp bán Franchise:

- Xây dựng hệ thống đánh giá & kiểm soát chất lượng và tính đồng nhất của hệ thống nhằm đảm bảo các bên nhận quyền luôn thực hiện đúng & nghiêm túc các quy định đã thỏa thuận theo tinh thần “các anh em ruột trong cùng gia đình”

- Xây dựng chương trình quản lý quan hệ chặt chẽ với bên nhận quyền (relationship mangement) như viếng thăm định kỳ, khảo sát ý kiến và hài lòng, hội thảo/hội nghị khách hàng, huấn luyện nhằm để đảm bảo lắng nghe ý kiến phản hồi, cung cấp sự hỗ trợ kịp thời và liên tục.

- Bên nhượng quyền có triết lý và quan điểm kinh doanh phù hợp với mong muốn hỗ trợ bên nhận quyền thành công theo nguyên tắc đôi bên cùng thắng (win-win) và cung cấp liên tục những hỗ trợ cần thiết. Do đó những điều kiện thỏa thuận trong hợp đồng phải công bằng & đảm bảo “win’win” cho cả đôi bên.

- Cam kết liên tục đầu tư vào hoạt động nghiên cứu & phát triển (hoặc sáng tạo) đối với sản phẩm, dich vụ và cả mô hình kinh doanh nhằm đảm bảo tính cạnh tranh cho các bên nhận quyền & kể cả thương hiệu

- Bên nhượng quyền lựa chọn cẩn thận các đối tác nhận quyền với triết lý & nguồn lực phù hợp dựa trên các tiêu chí & tiêu chuẩn rõ ràng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO • Wikipedia, http://vi.wikipedia.org • Vietfranchise, http://www.vietfranchise.com/index.php? Module=Content&Action=view&id=345&Itemid=22 http://www.vietfranchise.com/index.php? Module=Content&Action=view&id=319&Itemid=15

• UBQG (Nguyễn Hồng Thanh - Vụ Đa biên, Bộ Thương mại) (09 Tháng 6 2006) • “ Mua franchise cơ hội mới cho các doanh nghiệp Việt Nam” – Tác giả Lý Quý

Trung , NXB Trẻ. Chương 5 : Mua franchise bắt đầu như thế nào?

• Bài “ Điều kiện để franchise thành công”, tác giả Trần Anh Tuấn, Đối tác Điều hành the Pathfinder tại địa chỉ http://www.facebook.com/topic.php?

uid=125214534218769&topic=33

Một phần của tài liệu chuyển nhượng quyền thương mại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 36 - 39)