Tiềm năng phát triển

Một phần của tài liệu chuyển nhượng quyền thương mại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 30 - 36)

Tương lai của phương thức franchise tại Việt Nam được nhiều chuyên gia trong và ngoài nước dự báo là sẽ phát triển thành những trào lưu với những đợt tăng trưởng mạnh mẽ. Một nghiên cứu dự báo về triển vọng kinh doanh nhượng quyền thương mại nhận định rằng cơ hội của phương thức này tại Việt Nam là rất lớn, liên quan đến ba yếu tố: nền kinh tế đang tăng trưởng tốt, các trung tâm mua sắm, đô thị, khu thương mại dịch vụ… còn phân bố rải rác và tâm lý thích làm chủ của người Việt trong điều kiện vốn và kinh nghiệm còn hạn chế. Tuy nhiên, cơ hội càng lớn thì cạnh tranh chắc chắn sẽ càng trở lên gay gắt. Việt Nam đang được xem là thị trường hấp dẫn với các hệ thống nhượng quyền quốc tế. Có nhiều thông tin cho thấy, các franchisor toàn cầu như McDonald’s, Dairy Farm… đã hoàn tất quá trình nghiên cứu thị trường và sẽ tiến hành đổ bộ vào Việt Nam trong ngày một, ngày hai. Với những tiềm lực mạnh mẽ về vốn, công nghệ kỹ thuật, mô hình quản lý, kinh nghiệm bí quyết… chắc chắn họ sẽ tạo ra những thách thức không nhỏ cho các franchisor trong nước.

Để tồn tại và phát triển, các hệ thống kinh doanh nhượng quyền trong nước sẽ phải tiến đến hình thành các mô hình chuẩn mực, dễ nhân rộng, dễ kiểm soát và chuẩn hóa với một đội ngũ nhân sự chuyên môn cũng phải quốc tế hóa để theo kịp đòi hỏi cạnh tranh đặc thù của ngành nghề kinh doanh nhượng quyền thương mại.

4 Thành công và những hạn chế:

a) Thành công :

Có thể nói nôm na franchising như là một hình thức kinh doanh mà doanh nghiệp nhượng quyền sẽ trao cho bên được nhượng quyền được sử dụng mô hình kinh doanh, kỹ thuật, sản phẩm hay dịch vụ trên thương hiệu của mình. Đổi lại, bên được nhượng quyền phải trả cho bên nhượng quyền chi phí sử dụng bản quyền hay chiết khấu phần trăn doanh thu theo thời gian mà hai bên thoả thuận.

Chính vì thế, những nghiên cứu gần đây nhất đã cho thấy 90% công ty theo hợp đồng thương hiệu tại Hoa Kỳ tiếp tục hoạt động sau 10 năm trong khi 82% công ty độc lập phải đóng cửa và cũng chỉ có 5% công ty theo hợp đồng thương hiệu thất bại trong năm đầu tiên so với 38% công ty độc lập. Vì sao cơ hội thành công của người được nhượng quyền thương mại lại cao như vậy? Đó là vì người được nhượng quyền được trao không chỉ quyền sử dụng thương hiệu mà cả bí quyết kinh doanh, vận hành doanh nghiệp theo những quy tắc đã được chứng thực là thành công của bên nhượng quyền.

Tại Việt Nam đã có một số doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực nhượng quyền thương mại như cà phê Trung Nguyên, Phở 24, Lotteria và gần đây nhất là Kinh Đô. Ưu điểm lớn nhất của nhượng quyền là giảm thiểu rủi ro khi đầu tư. Nguyên nhân là các cơ sở nhượng quyền được thành lập theo hình mẫu có sẵn và phát triển nhanh hơn, nhờ đó sinh lợi nhanh hơn. Một nguyên nhân khác nữa là do ở đây có phương pháp quản lý tốt hơn, đồng thời thương hiệu đã nổi tiếng và được người tiêu dùng tín nhiệm. Theo tài liệu Small Business Administration (SBA), hầu hết những doanh nghiệp nhỏ thất bại là do quản lý yếu kém. Trong bối cảnh này, phương án kinh doanh dựa trên hình thức nhượng quyền có lẽ khả thi hơn cả- thuê một cơ sở nhượng quyền về bản chất là thuê bí quyết quản trị của một doanh nghiệp đã thành công.

Ưu điểm thứ hai là dễ dàng thương lượng với nhà cung cấp, vì công ty nhượng quyền có thể mua và cung cấp vật tư cho toàn bộ hệ thống với số lượng lớn rồi chuyển phần chi phí tiết kiệm đó cho bạn và những đơn vị khác tương tự.

Việc được khách hàng nhận biết ngay cũng là một lợi thế lớn. Khách hàng thường chọn lựa cái họ đã biết chứ không phải cái họ chưa từng nghe đến. Hãy tưởng tượng, bạn đến một thị trấn xa lạ chưa từng một lần ghé thăm trước đó, và bạn trông thấy hai cửa hàng- một của Gà Rán Kentucky và cửa hàng kia mang tên Gà rán Billy Bob’s, bạn sẽ dừng lại ở cửa hàng nào? Khi biết Billy Bob’s là một quán bán gà rán của địa phương, có lẽ bạn sẽ không muốn chọn nó làm điểm dừng chân.

Về phía khách hàng, ưu điểm của một cơ sở nhượng quyền là cảm giác thoái mái, yên tâm với chất lượng sản phẩm mình đang sử dụng. Chất lượng sản phẩm hay dịch vụ ở một địa điểm kinh doanh sẽ bị đem so sánh với cùng sản phẩm hay dịch vụ đó ở những điểm kinh doanh khác.

Ưu điểm:

A. Đối với Franchisor:

- Mở rộng được quy mô kinh doanh và hệ thống phân phối của mình một cách nhanh nhất.

- Giảm chi phí phát triển thị trường và thêm nguồn thu ổn định từ khoản phí nhượng quyền.

- Tạo dựng cho một hệ thống liên kết mạnh về thương mại và tài chính.

- Thâm nhập và thăm dò hiệu quả đầu tư trên các thị trường mới một cách nhanh chóng với chi phí rủi ro thấp nhất.

- Tận dụng nguồn lực “địa phương” để thâm nhập hiệu quả vào thị trường nội địa của các quốc gia đang phát triển mà không phải đối mặt với bất kỳ một rào cản thương mại hoặc pháp lý nào…

B. Đối với Franchisee:

- Kinh doanh một thương hiệu có uy tín với số vốn đầu tư nhỏ

- Giảm thiểu các rủi ro do không phải đầu tư xây dựng một thương hiệu mới.

- Sản phẩm, dịch vụ và hệ thống họat động được chuẩn hóa.

- Hệ thống tài chính và số sách kế toán được thực hiện theo một chuẩn mực.

- Được đào tạo, huấn luyện về quản lý và kinh doanh.

- Hỗ trợ từ các chương trình tiếp thị và khuyến mãi của thương hiệu.

- Quảng cáo tại nơi bán hàng.

- Các họat động hỗ trợ trọn gói, thống nhất

- Có phương pháp kiểm soát chất lượng sản phẩm đồng bộ.  Hạn chế :

- Chi phí thành lập một cửa hàng franchise cao hơn là một cửa hàng độc lập do có nhiều chi phí phát sinh khi mua franchise. Ví dụ, người mua franchise phải trả cho chủ thương hiệu (hay người bán franchise) một khoản phí franchise từ vài trăm đến vài ngàn đôla Mỹ. Ngoài phí franchise trả một lần ra (initial fee), người mua franchise còn có thể phải trả thêm một vài khoản phí khác như phí hàng tháng (royalty fee), phí tiếp thị (marketing fee)….

- Do sự ràng buộc của hợp đồng franchise hay mô hình franchise nói chung, người chủ cửa hàng franchise tuy bỏ 100% vốn đầu tư nhưng không hoàn toàn được tự do quyết định hay thay đổi tất cả những gì nằm trong cửa hàng của mình. Ví dụ như phần trang trí nội thất, thực đơn, đồng phục, giờ hoạt động của cửa hàng phải đồng bộ với các cửa hàng khác trong cùng hệ thống franchise. Tuy nhiên, người mua franchise trong một số trường hợp cũng có thể đàm phán với chủ thương hiệu để thay đổi các chi tiết nêu trên cho phù hợp với tình hình thực tế của cửa hàng mình.

- Tất cả những công sức và tiền của mà chủ cửa hàng franchise đã bỏ ra để quảng cáo củng cố thêm cho thương hiệu (tài sản quí giá nhất của một doanh nghiệp) đều sẽ thuộc về người chủ thương hiệu. Điều này làm cho một số chủ cửa hàng mua franchise lưỡng lự, không nhiệt tình đóng phí marketing hay quảng cáo cho hệ thống franchise.

- Franchising tuy mang lại nhiều lợi nhuận cho cả hai bên nhưng đồng thời lại có thể là nguy cơ lớn cho hai phía nếu người được nhượng quyền không trung thực, có mưu

toan chiếm đoạt thương hiệu, làm trái đến uy tín thương hiệu và nếu bên nhượng quyền không thực hiện đầy đủ cam kết hỗ trợ kinh doanh của mình. Ông Lý Quý Trung, Giám đốc điều hành Tập đoàn Nam An, đơn vị đang thực hiện franchising Phở 24 cho biết, đã có trường hợp một cửa hàng nhượng quyền của Phở 24 có những dấu hiệu làm trái những cam kết đã quy định trong hợp đồng. May mà điều này đã được phát hiện và sửa đổi nếu không thì không biết thương hiệu Phở 24 sẽ như thế nào. Theo ông Trung, chỉ cần bớt chút thịt trong phở, giảm chút máy lạnh trong quán là Phở 24 đã trở nên "khác biệt" và người đã quen sử dụng dịch vụ của Phở 24 phát hiện ra ngay. Bởi thế, dù đã rất chặt chẽ trong hợp đồng nhưng lúc nào Nam An cũng trong tư thế sẵn sàng với các vụ kiện vi phạm bản quyền mặc dù cũng không bao giờ mong muốn điều đáng tiếc xảy ra.

Nhược điểm :

A. Đối với Franchisor

- Mất quyền kiểm soát và quyền năng trong kinh doanh. - Sự tranh chấp của các cơ sở kinh doanh.

- Thiên vị cho một bên nhận nhượng quyền nào đó.

- Hoạt động không kém của một đơn vị sẽ ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu… B. Đối với Franchisee:

- Không phải là thương hiệu riêng của mình. - Chia sẽ rủi ro kinh doanh của bên nhượng quyền.

- Sự bùng nỗ của các đối thủ cạnh tranh trong cùng hệ thống. - Hoạt động kinh doanh theo khuôn khổ được qui định trước. - Không phát huy được khả năng sáng tạo trong kinh doanh. - Giúp thương hiệu của bên nhượng quyền ngày càng lớn mạnh… 5 Nguyên nhân dẫn đến Franchise:

Nhượng quyền thương mại xuất hiện ở Mỹ từ giữa thế kỷ XVIII nhưng chỉ phát triển kể từ sau Chiến tranh Thế giớ thứ II và thực sự trở lên bùng nổ cùng với thời kỳ toàn cầu hóa cuối thế kỷ XXI. Mô hình kinh doanh này cũng đang nở rộ tại Việt Nam và sẽ còn có những bước tiến dài trong tương lai.

Franchise được xem là trào lưu của thế kỷ XXI, khi thương hiệu ngày càng trở thành tài sản quý giá. Tại Châu Á, theo số liệu của Hiệp hội Nhượng quyền quốc tế (IFA), doanh thu do phương thức nhượng quyền tạo ra hàng năm lên tới 500 tỉ USD. Một tổng kết của US Today cho thấy, 10 lĩnh vực thường sử dụng phương thức kinh doanh nhượng quyền là đồ ăn nhanh, dịch vụ, nhà hàng, xây dựng, dịch vụ kinh doanh (như kế toán, kiểm toán), chuỗi bán lẻ, máy móc ô tô, dịch vụ bảo dưỡng, bán lẻ thực phẩm và văn phòng cho thuê.

Điều gì thúc đẩy phương thức nhượng quyền phát triển mạnh mẽ? Nhìn chung các chuyên gia đều nhất trí ở hai nguyên nhân cốt lõi: chi phí thấp và giảm thiểu rủi ro. Điều này đã được minh chứng bằng thực tế. Có tới 9/10 số công ty tiếp tục tồn tại và hoạt động theo phương thức nhượng quyền sau hơn 10 năm, khoảng thời gian đủ dài để khiến hơn 80% số công ty độc lập phải ngậm ngùi nói lời chia tay với thị trường.

Tại Việt Nam :

Tương lai của phương thức franchise tại Việt Nam được nhiều chuyên gia trong và ngoài nước dự báo là sẽ phát triển thành những trào lưu với những đợt tăng trưởng mạnh mẽ. Một nghiên cứu dự báo về triển vọng kinh doanh nhượng quyền thương mại nhận định rằng cơ hội của phương thức này tại Việt Nam là rất lớn, liên quan đến ba yếu tố: nền kinh tế đang tăng trưởng tốt, các trung tâm mua sắm, đô thị, khu thương mại dịch vụ… còn phân bố rải rác và tâm lý thích làm chủ của người Việt trong điều kiện vốn và kinh nghiệm còn hạn chế.

Thêm vào đó là chính là cam kết giữa Việt Nam với WTO về việc mở cửa thị trường thương mại bán lẻ cho các thương nhân nước ngoài kể từ sau ngày 01/01/2009. Bởi vì hoạt động franchise thường gắn liền với hơn 90% các ngành nghề thương mại, dịch vụ. Sau gần 03 năm có hiệu lực của luật Thương mại năm 2005, Nghị định 35/2006/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại, Thông tư 09/2006/TT-BTM của Bộ Thương mại hướng dẫn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại, mãi đến ngày 17/11/2008 thì Bộ Tài chính mới ban hành Quyết định số 106/2008/QĐ-BTC để quy định mức lệ phí mà thương nhận dự kiến nhượng quyền phải nộp khi đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại.

Rõ ràng, đây chính là động thái rõ nét nhất của cơ quan quản lý nhà nước cho các chuyển biến mới của hoạt động franchise ở Việt Nam. Với các văn bản pháp luật đã nêu, về cơ bản hành lang pháp lý dành cho hoạt động franchise tương đối hoàn thiện, đảm bảo tốt cho việc triển khai chính sách phát triển franchise và thực thi chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh tế đặc biệt này.

Việt Nam trong những năm gần đây có những điều kiện rất thuận lợi cho hoạt động kinh doanh với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trên 8%, một quốc gia có dân số trên 85 triệu người, tình hình kinh tế ổn định, nhà nước khuyến khích đầu tư, sức mua của thị trường được đánh giá là rất cao trên thế giới. Hơn nữa, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO, mở ra nhiều cơ hội cho các nhà kinh doanh cả trong và ngoài nước. Trong bối cảnh như vậy, rõ ràng việc quyết định lựa chọn hình thức kinh doanh nào đảm bảo cho nhà đầu tư có được hiệu quả tốt

nhất về sử dụng vốn, phát triển nhanh thị trường, mở rộng nhanh thị phần và kiểm soát được hệ thống nhằm tạo được tiếng nói đối với thị trường này là điều rất được quan tâm. Rõ ràng, hình thức nhượng quyền thương mại sẽ là một sự lựa chọn cho cả nhà nhượng quyền và nhà nhận quyền và hình thức kinh doanh này sẽ phát triển mạnh tại Việt Nam trong những năm tới.

Theo bảng phân loại (CPC) của WTO, nhượng quyền thương mại được xếp vào nhóm các dịch vụ phân phối. Theo đó, khi gia nhập WTO, Việt Nam có những cam kết chung dành cho nhóm dịch vụ này cũng như cam kết dành riêng cho dịch vụ nhượng quyền thương mại.

Trong cam kết chung về phạm vi sản phẩm, Việt Nam loại ra ngoài cam kết những sản phẩm “nhạy cảm” như: thuốc lá và xì gà; sách, báo, và tạp chí; vật phẩm đã ghi hình; kim loại quý và đá quý; dược phẩm (không bao gồm các sản phẩm bổ dưỡng phi dược phẩm dưới dạng viên nén, viên con nhộng hoặc bột); thuốc nổ; dầu thô và dầu đã qua chế biến; gạo, đường mía và đường củ cải. Như vậy, các doanh nghiệp nước ngoài sẽ không được thực hiện việc nhượng quyền thương mại cho các doanh nghiệp khác tại Việt Nam đối với các sản phẩm đã nêu trên.

Ngoài ra, các cam kết dành riêng cho dịch vụ nhượng quyền thương mại khá “mở” dành cho các nhà đầu tư nước ngoài. Khi gia nhập WTO, Việt Nam đã cam kết không hạn chế cung cấp dịch vụ nhượng quyền thương mại qua phương thức cung cấp qua biên giới. Trong trường hợp hiện diện thương mại, công ty nước ngoài phải thành lập liên doanh với đối tác Việt Nam và tỷ lệ vốn góp của phía nước ngoài không được vượt quá 49%. Kể từ ngày 1/1/2008, hạn chế vốn góp 49% đã được bãi bỏ. Và kể từ ngày 1/1/2009, sẽ không còn hạn chế. Sau 03 năm kể từ ngày gia nhập, sẽ cho phép thành lập chi nhánh, với điều kiện trưởng chi nhanh phải là người thường trú tại Việt Nam.

Như vậy, vào thời điểm này, các hạn chế đối với hiện diện thương mại của các doanh nghiệp nước ngoài trong dịch vụ nhượng quyền thương mại hầu như đã được gỡ bỏ. Các doanh nghiệp có thể thành lập các hiện diện thương mại với 100% vốn của mình và sẽ tiếp tục được mở chi nhánh vào năm 2010 với điều kiện trưởng chi nhánh là người thường trú tại Việt Nam.

Có thể thấy, cam kết của Việt Nam trong WTO là phù hợp với định hướng phát triển ngành phân phối, trong đó có dịch vụ nhượng quyền thương mại. Các nhà đầu tư

Một phần của tài liệu chuyển nhượng quyền thương mại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 30 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(39 trang)
w