Đối với doanh nghiệp Việt Nam, việc áp dụng Franchise có những lợi ích và khó khăn như sau:

Một phần của tài liệu chuyển nhượng quyền thương mại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 28 - 30)

khó khăn như sau:

Bảng 1: Phân tích SWOT đối với Franchise của doanh nghiệp Việt Nam Thế mạnh

- Franchise thường phát triển mạnh ở các lĩnh vực có tính xã hội như ăn uống, khách sạn, giáo dục, mỹ phẩm, chăm sóc sức khoẻ…

- Dân số Việt Nam hiện có hơn 84 triệu người -> nhu cầu về dịch vụ là nhiều và ngày càng cao.

- Sự quan tâm của các doanh nghiệp nước ngoài đối với thị trường Việt Nam ngày càng cao.

Yếu

- Thường áp dụng đối với doanh nghiệp có kinh nghiệm kinh doanh, marketing chưa nhiều.

- Tiềm lực tài chính yếu. - Công nghệ chưa hiện đại.

- Người mua franchise không có toàn quyền làm chủ hoạt động của mình.

- Hệ thống pháp lý chưa đầy đủ -> sự bảo vệ khách hàng chưa đầy đủ.

Cơ hội

- Việt Nam là thành viên WTO.

- Franchise đã phát triển ở Việt Nam trong

Thách thức

- Doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm số lớn trong hơn 250.000 doanh nghiệp đang hoạt

gần 10 năm với nhiều thương hiệu nổi tiếng và có kinh nghiệm và khoảng 70 hợp đồng Franchise tính đến năm 2006. Việt Nam là 1 trong 7 quốc gia hấp dẫn nhất về đầu tư thương mại (theo AT Kearney)

- Pháp luật ở Việt Nam đã quan tâm về Franchise.

- Các hoạt động bán lẻ đang được đẩy mạnh ở Việt Nam. Nhu cầu về dịch vụ bán lẻ của xã hội ngày càng tăng.

- Các NHTM Việt Nam đang chuyển hướng sang hoạt động bán lẻ.

động.

- Tính cạnh tranh thấp.

- Nhiều hoạt động bảo hộ, trợ cấp bị dỡ bỏ theo quy định của WTO.

- Nhà nước chưa có nhiều hoạt động hỗ trợ Franchise mang tính hệ thống.

- Sự xâm nhập khá thành công của các tập đoàn bán lẻ nước ngoài tại Việt Nam.

d) Tác dụng

Trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh quá trình xây dựng kinh tế thị trường, đa dạng hoá các hoạt động kinh doanh thì tác dụng của franchise đối với doanh nghiệp Việt Nam là:

– Là kênh đưa các doanh nghiệp lớn, có tên tuổi ở nước ngoài vào Việt Nam và giúp doanh nghiệp Việt Nam vươn ra nước ngoài nhanh hơn.

– Giúp DNNN tiến hành cổ phần hoá nhanh hơn trong việc tách chức năng dịch vụ và phân phối.

– Franchise là sự kết hợp doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ, giữa năng lực kinh doanh và nguồn lực, tăng cường khả năng trợ giúp kinh doanh.

– Franchise là cách thành lập tập đoàn nhanh hơn vì: giúp doanh nghiệp có khả năng kinh doanh độc lập, nâng cao hiệu quả kinh doanh, tiết kiệm chi phí, công sức, linh hoạt, đa dạng. Phân tán ở mọi nơi cần thiết, hoạt động ở mọi lúc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

– Là công cụ đào tạo nhân lực đối với doanh nghiệp mới thành lập. – Giảm thiểu tổn thất cho nền kinh tế khi doanh nghiệp khởi sự.

– Với bên nhượng quyền, Franchise là: 1/ cách thức bán hàng nhanh, giảm chi phí, tận dụng được các thế mạnh của bên mua nhượng quyền thương mại về địa lý, sự am hiểu phong tục tập quán, mạng lưới…2/ Franchise là hình thức vận dụng marketing hiện đại trong kinh doanh và bán sản phẩm của doanh nghiệp nhượng quyền trong điều kiện cạnh tranh gay gắt; 3/ thu phí bán quyền, gia tăng phân phối và bán hàng cùng với uy tín và doanh thu. Phí nhượng quyền của các thương hiệu Việt Nam khoảng 10.000USD/ cửa hàng (phí nhượng quyền, chi phí xây dựng cải tạo mặt bằng, mua sắm trang thiết bị); 4/ tuỳ theo hình thức nhượng quyền mà có thể kiểm soát từng doanh nghiệp nhượng quyền; 5/ Tín dụng đối với các công ty bán quyền có rủi ro thấp hơn các công ty mua quyền thương hiệu; 6/ nhân rộng mô hình kinh doanh

Một phần của tài liệu chuyển nhượng quyền thương mại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 28 - 30)