Dự đoán tương lai và toàn cầu hóa.

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn quản trị chiến lược toàn cầu môi trường kinh doanh toàn cầu môi trường ngành (Trang 37 - 43)

KHÁI NIỆM CHÍNH: Khái niệm “Vòng đời sản phẩm” cho rằng mỗi sản phẩm cơ bản đều phát triển theo một vòng tròn khoảng 4 giai đoạn – giới thiệu, tăng trưởng,

3.6.3.Dự đoán tương lai và toàn cầu hóa.

Toàn cầu hóa làm cho việc dự đoán thay đổi trong tương laikhó khăn hơn, trong đó rất khó để dự đoán những thay đổi trong những thị trườngở xa trụ sở trung tâmcủa công ty.Thách thức này là lớn nhất khi nói đến việc dự đoán các sự kiện không chắc chắn như sự phát triển công nghệ mới.Việc sử dụng các nguồndữ liệu từ internet hay chỉ phỏng vấn các nhà quản lý nước ngoài có thể sẽ không cho phép công ty nhận được "những tín hiệu yếu” của các xu hướng quan trọng trong tương lai. Để giải quyết vấn đề này, các công ty đa quốc gia có thể sử dụng các công ty con tại nước ngoài, các đối tác nước ngoài, hoặc các “do thám” ở thị trường nước ngoài để giúp dự đoán tương lai.

Trong việc dự báo công nghệ, dự báo có thể đạt được hiệu quả nhất khi nó được thực hiện bởi các trung tâm nghiên cứu của công ty trên toàn thế giới, nơi có thể thu thập thông tin tại chỗ. Lựa chọn thay thế rẻ hơn là thành lập Trung tâm nghiên cứu quốc tế bao gồm 'nghe lén' hoặc 'các công nghệdo thám”. Ví dụ, công ty dược phẩm của Đức Bayer, tuyển dụng trên chục“do thám” bên cạnh trung tâm nghiên cứu ở châu Âu và các nơi khác:hai tại Nhật Bản, sáu tại Hoa Kỳ, và sáu ở châu Âu; Nhiệm vụ của họ là phát hiện các kết quả nghiên cứu mới, công nghệ mới, hoặc các đối tác trên toàn thế giới (Reger 2001).

Đồng thời, điều quan trọng là trụ sở trung ương của công ty có cái nhìn tổng quan về dự báo hoặc các tình huống khác nhau, và các hoạt động thu thập thông tin quốc tế được đưa quá trình ra quyết định chiến lược tại trụ sở chính của công ty. Sẽvô nghĩa nếu như một công ty có công nghệ do thám trên thế giới nhưng quản lý trung tâm không thể hành động được dựa trên các thông tin mà trinh sát cung cấp về. Để phối hợp hoạt động

KHÁI NIỆM CHÍNH: Phân tích tình huống là chuỗi giả thuyết về các sự kiện được xây dựng với mục đích tập trung sự chú ý vào tiến trình nhân quả và những điểm quyết định.Phân tích tình huống có thể tìm hiểu các sự kiện có thể hoặc không thể xảy ratrong tương lai.Phân tích tình huống không dự đoán những gì sẽ thực sự xảy ra - nó chỉ xác định một số trường hợp có thể thay thế.

dự báo trên toàn các công ty con trên khắp thế giới, Bayer thành lập một nhóm dự báo trung ương, nằm trong bộ phận phân tích chiến lược.

3.7 Tóm tắt

Chương này đã chứng tỏ điều quan trọng là phải hiểu sự thay đổi trong môi trường ngành bên ngoài ảnh hưởng hoặc không ảnh hưởng như thế nào đến công ty. Bước đầu tiên là xác định thị trường chắc chắn của bạn, bởi vì tập trung vào một ngành công nghiệp rộng có thể dẫn đến một sự hiểu biết không chính xác về thị trường, các công ty có thể tiến hành phân khúc thị trường và phân tích nhóm chiến lược.

Một sự hiểu biết toàn diện hơn về một ngành công nghiệp có thể đạt được thông qua việc phân tích các đặc điểm kinh tế và kỹ thuật cơ bản của nó.Michael Porter cho rằng các nhà quản lý cần phải hiểu các quy tắc cạnh tranh trong ngành để có thể nhận thức được cả sự hấp dẫn của ngành lẫn vị thế cạnh tranh của công ty trong ngành đó. Để phát hiện ra những quy tắc cơ bản, Porter cho rằng các nhà quản lý cần hiểu được năm lực lượng cạnh tranh trong ngành công nghiệp của họ: sự xâm nhập của đối thủ cạnh tranh mới; sự đe dọa của sản phẩm thay thế; sức mạnh thương lượng của người mua; sức mạnh thương lượng của nhà cung cấp; và sự cạnh tranh giữa các đối thủ cạnh tranh hiện tại.

Năm lực lượng cạnh tranh và điều kiện thị trường thay đổi theo thời gian như là kết quả của sự phát triểncủa ngành công nghiệp, và các nhà quản lý cần phải hiểu rõ nguyên nhân cơ bản làm thay đổi ngành.Khái niệm vòng đời sản phẩm có thể giúp hiểu thêm về quá trình phát triển của một ngành công nghiệp. Định nghĩa này được mở rộng ra thành Chu trình sống của sản phẩm quốc tế, điều đó giúp giải thích lý do vì sao các doanh nghiệp hay thay đổi nguồn lực các bộ phận để chuyển qua các công ty ở nước khác. Mô hình này cho thấy rằng các nước tiên tiến sẽ là nước đầu tiên phát minh ra sản phẩm mới, sau đó sẽ giảm xuất khẩu đầu tiên là với những nước phát triển và sau đó là với những nước kém phát triển.

Cuối cùng vấn đề mà các nhà hoạch định chiến lược muốn biết đó là tương lai của công ty họ như thế nào.Chính vì thế phát triển công ty và thay đổi chiến lược trong tương lai là rất quan trọng, nhất là trong lúc chi phí của việc thay đổi chiến lược tăng lên thì sự cần thiết của việc thay đổi ngày càng rõ ràng… Các công ty đa quốc gia có thể sử dụng các “dự báo” chiến lược (dự báo này dùng để tìm hiểu sự thay đổi về môi trường của các doanh nghiệp trong tương lai, từ đó ảnh hưởng đến quyết định thay đổi cách sử dụng nguồn tài nguyên của công ty) hoặc “kịch bản” chiến lược (giả thuyết về một chuỗi các

sự kiện được dựng lên để có thể thay thế trong tương lai). Nếu như có một sự hiểu biết kĩ càng về môi trường của doanh nghiệp và tương lai của nó thì sẽ giúp các nhà hoạch định chiến lược đưa ra chiến lược phù hợp hơn.

Câu hỏi thảo luận:

1. Sự khác nhau giữa phân tích phân khúc thị trường và phân tích nhóm chiến lược? Các nhóm chiến lược làm thế nào để giúp đỡ nhà quản lý xây dựng chiến lược cho công ty?

2. Chọn một doanh nghiệp. Tiến hành phân tích 5 lực lượng của doanh nghiệp. Lực lượng chính của doanh nghiệp đó là gì? Động lực để doanh nghiệp thay đổi là gì? 3. Vấn đề mà nhà quản lý trên toàn cầu phải đối mặt khi phân tích 5 lực lượng của

doanh nghiệp?

4. Ở một mức độ nào đó thì mô hình IPLC sẽ giúp đỡ hay cản trở sự hiểu biết của họ về sự phát triển của doanh nghiệp?

5. Cho 5 ví dụ hoặc tình huống phù hợp với công ty để sử dụng các hướng suy luận và từ đó tiến hành “dự báo” chiến lược của doanh nghiệp trong môi trường toàn cầu và 5 ví dụ để sử dụng “kịch bản” chiến lược.

Nghiên cứu: Sự nổi lên của Linux – Cuộc chiến giành thị trường hệ điều hành.

Hệ điều hành OS là chương trình kiểm soát tổng thể máy tính của bạn.Nó thường là chương trình đầu tiên được chạy khi bạn bật máy tính của mình.Hệ điều hành thường chỉ kiểm soát một máy tính, nhưng noc cũng có thể kiểm soát một nhóm máy tính hoặc thậm chí toàn bộ mạng lưới khu vực. Thị trường hệ điều hành toàn cầu được thống trị bởi Microsoft, được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1983, đến hiện tại nó đã sản xuất ra nhiều hệ điều hành được nhiều máy tính sử dụng nhất như Windows XP hoặc Windows Vista. Vào những năm 90, Microsoft đã có một vị thế nhất định trên toàn cầu:

• Nhà cung cấp Microsoft có khả năng cập nhập rất nhanh (ví dụ nếu bạn truy cập, công ty sẽ cung cấp cho bạn phần mềm trên đó Windows đã được nâng cấp và các kĩ năng để sử dụng phần mềm).

• Có rất ít đối thủ cạnh tranh và sản phẩm thay thế, chẳng hạn như hệ điều hành Macintosh (không chạy trên máy tính cá nhân) hoặc hệ điều hành Unix.

• Rào cản gia nhập ngành rất lớn: chi phí phát triển cho một hệ điều hành mới được phổ biến rộng rãi là rất lớn và Windows đã được bảo vệ bởi luật sở hữu trí tuệ. Chính vì sự tham gia sớm vào trị trường nên chi phí vè tài chính và chi phí cơ hội

cho việc phát triển sang sản phẩm hệ điều hành mới là rất lớn, và một lượng lớn các công ty cùng lĩnh vực (sản xuất Chip, Intel để phát triển phần mềm) cũng đang cố gắng phát triển sản phẩm để kết hợp với Window.

• Khách hàng không cần cập nhập nhiều vì hầu hết các máy tính đều đã đươc cài đặt sẵn Window.Trung bình thì người tiêu dùng chỉ việc lựa chọn giữa máy tính Window hoặc Macintosh hoạt động ít phổ biến hơn.

Nhưng một hệ điều hành mới đã thách thức vị trí thống trị của Window: Linux. Linux được viết bởi một sinh viên tốt nghiệp người Phần Lan tên là Linus Torvalds, người đã dăng phiên bản đầu tiên của hệ điều hành vào nhóm thảo luận trên Internet vào tháng 8 năm 1991. Torvald cũng đã mời những lập trình viên nghiệp dư khác cho ý kiến để phát triển hệ điều hành của anh ấy, đến tháng 12/1991 anh đã phát hành phiên bản Linux thứ 10.Đến tháng 5/1992, Linux đã có 96 phiên bản.

Sự khác biệt chính giữa Linux và Window chính là mã nguồn của Window được bảo vệ một cách chặt chẽ còn Linux là “mã nguồn mở” (có nghĩa là tất cả những thông tin cơ bản của hệ điều hành đều được phổ biến rộng rãi). Trên thực tế thì động lực chính của Torvald và đồng nghiệp của anh ấy là sáng tạo ra một hệ điều hành mà không phải trả bất kì chi phí nào, ngược lại hoàn toàn so với hệ thống Microsoft đắt tiền. Các nhà lập trình viên có thể dễ dàng phát triển nó hơn nhờ vào “mã nguồn mở” này.

Trong nhiều năm Linux đã được sử dụng bởi một nhóm nhỏ những người đam mê máy tính và có nhữn rào cản cho việc áp dụng rộng rãi.Chỉ có một vài ứng dụng phần mềm có thể chạy trên hệ điều hành này và khó khăn trong việc cài đặt nó vào máy tính. Nhưng sau đó các công ty thương mại nhỏ như Red Hat hay Caldera bắt đầu bán các ứng dụng phần mềm cho Linux. Các công ty phân phối bản sao của Linux một cách miễn phí, các nhà sản xuất hệ điều hành như Microsoft, Novell và Sun đã được bảo vệ từ đối thủ cạnh tranh mới thông qua chi phí phát triển cao và các quyền sở hữu trí tuệ vào sản phẩm của họ. Từ khi Linux ra mắt, các công ty mới có thể tham gia vào thị trường với vốn đầu tư thấp, vì Linux không được bảo vệ bởi bằng sáng chế, và chi phí sản xuất như chi phí nguyên vật liệu và chi phí nhà xưởng chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong chi phí xây dựng nên cơ sở hạ tầng của Linux.

Từ cuối những năm 90, các doanh nghiệp lớn và các cơ quan chính phủ đã bắt đầu thay thế Window bằng Linux để tiết kiệm chi phí.Đồng thời các công ty máy tính đa quốc gia như IBM và Oracle bắt đầu đầu tư vào Linux như là một sự thay thế cho Window.Vào năm 1998, Oracle bắt đầu cung cấp các phiên bản Linux cho phần mềm của mình.Năm 1999, IBM bắt đầu tham gia vào sự phát triển của Linux và tuyên bố sẽ đầu tư 1 tỷ USD để phát triển Linux. Tháng 11-2003, Novell – một đối thủ của Microsoft và nhà sản xuất

hệ điều hành NetWare được thông báo sẽ bị công ty Suse của Đức tiếp quản, đó là một trong nhữn công ty phân phối của của Linux, với 210 triệu USD.

Mặc dù Linux thành công như vậy nhưng hiện nay Windows vẫn thống trị thị trường hệ điều hành toàn cầu.Nhưn đã có sự khác biệt lớn giữa thị trường hệ điều hành máy tính để bàn (hệ điều hành cho máy tính cá nhân) và thị trườn hệ điều hành máy chủ (hệ điều hành cho các mạng máy tính). Theo phân tích của các nhà nghiên cứu thì vào cuối năm 2009 Windows đã chiếm hơn 90% thị phần của thị trường hệ điều hành cho máy tính để bàn, trong khi Linux chỉ chiếm gần 1% thị phần. Đối với hệ điều hành cho máy chủ thì Windows chiếm 41,6% thị phần so với Linux là hơn 14,7% (xem Phụ Lục B).Các nhà quan sát từ những con số này đã đánh giá rất thấp việc sử dụng Linux vào máy chủ. “Thị phần” đề cập đến doanh số bán các hệ thống máy chủ mới của các công ty như IBM và Hewlett-Packard, trong khi Linux lại được cài đặt vào hệ thống máy chủ Windows cũ.Linux thực sự có thể được sử dụng như một hệ điều hành cho hơn 1/3 hệ thống cá máy chủ.

Có rất nhiều lý do để giải thích lý do vì sao Linux không thành công trong thị trường hệ điều hành máy tính để bàn. Các khách hàng cá nhân cảm thấy khó khăn khi cài đặt Linux trên máy tính của họ.Mặc dù có nhiều phần mềm ứng dụng mới được ra đời như OpenOffice (cạnh tranh với Microsoft Office) và Firefox (cạnh tranh với Microsoft Internet Explorer), nhưng một số ứng dụng phổ biến vẫn không chạy được trên Linux. Ngoài ra có chi phí chuyển đổi rất cao cho những khách hàng đã quen sử dụng phần mềm Microsoft, họ cần có thời gian để làm quen với hệ điều hành mới và nếu như tất cả bạn bè và đồng nghiệp của bạn sử dụng các ứng dụng của Windows thì cũng sẽ khiến cho bạn muốn sử dụng phần mềm tương tự (ví dụ như khi bạn muốn trao đổi tập tin văn bản bằng Microsoft Office). Nhưng ngay cả khi Linux thân thiện hơn với người sử dụng thì Mcrosoft vẫn có lợi thế của một thương hiệu mạnh và nó sẽ đòi hỏi một nỗ lực tiếp thị khổng lồ và nỗ lực bán hàng để có thể thay Mcrosoft bằng Linux.Có thể nhận thấy rằng Microsoft là một sản phẩm cao cấp giúp Microsoft phân biệt chính nó với Linux. Microsoft có thể chi tiêu hàng trăm triệu trên thị trường trong khi các công ty phần mềm của Linux như Red Hat hay Novell lại bị hạn chế nguồn lực để chống lại Microsoft. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các công ty lớn và các cơ quan chính phủ nhận ra sẽ dễ dàng hơn khi thay thế Windows bằng Linux cho các mạng máy tính của họ.Bởi vì họ có một số lượng lớn các máy tính, cho nên chi phí chuyển đổi trên một đơn vị máy tính thấp hơn nhiều so với một người sử dụng cá nhân. Chi phí thấp lại là một điểm thu hút chính, trong khi, cùng một lúc, Linux đã chứng minh mình có một số lợi thế kỹ thuật hơn so với Windows. Trong khi Windows thường xuyên 'rớt mạng' không có lý do rõ ràng, Linux lại hoạt động ổn định hơn, điều đó có tầm quan trọng lớn hơn cho mạng máy tính hơn là cho người dùng cá nhân. Kể từ khi Linux là “mã nguồn mở”,nó cho phép kỹ thuật viên sửa đổi một số phần của chương trình, thêm những cái mới hay nâng cấp dễ dàng hơn là so với Microsoft.

Chi phí thấp của Linux cũng là một điểm hấp dẫn cho các công ty như IBM. Chi phí phát triển của Windows Vista được báo cáo là hơn 6 tỷ USD, do đó Microsoft cần bán một số lượng lớn các bản sao để phục hồi lại vốn đầu tư của mình trong khi đó chi phí phát triển của Linux là rất thấp, vì nhiều lập trình viên nghiệp dư dành thời gian cho việc lập trình một cách miễn phí và nhiều công ty chia sẻ chi phí phát triển. Chi phí nghiên cứu và phát triển của IBM cho các hệ thống của Linux thấp hơn nhiều so với các hệ thống điều hành của Windows, và các công ty sẽ giảm phụ thuộc vào Microsoft hơn. Vào năm 2008, IBM đã cử hơn 600 nhân viên IBM làm việc trên Linux và các dự án khác của “mã nguồn mở”, tất cả các máy chủ của IBM đều hỗ trợ hệ điều hành Linux, và hơn 500 phần mềm ứng dụng của IBM đều có thể chạy trên Linux.Trong năm 2008, IBM đã bắt đầu hợp tác với các công ty phần mềm Linux như Novell hay Red Hat để xây dựng và máy tính để bàn đã cài đặt sẵn Linux.

Sự thống trị trên thị trường của hệ điều hành Windows có khả năng sẽ tiếp tục trong thời gian dài.Nhưng doanh số bán của Linux đã được hưởng lợi từ cuộc suy thoái kinh tế tòan cầu, vì việc cài đặt Linux cung cấp một khoản tiết kiệm cho các công ty muốn tiết kiệm chi phí. Theo như dự báo của các nhà nghiên cứu, vào năm 2009, IDC,

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn quản trị chiến lược toàn cầu môi trường kinh doanh toàn cầu môi trường ngành (Trang 37 - 43)