I. HỆ THỐNG MÁY VÀ THIẾT BỊ LẠNH
7. Máy niềng thùng (máy nẹp đai)
7.1 Tên gọi, chức năng , vai trò nguyên lý hoạt động, thông số kỹ thuật.
Hình 18 : Máy đai dây cho thùng catton
Cấu tạo: 1- rãnh để luồng dây. 2- bề mặt đặt hàng. 3- bảng điều khiển. Bên trong
: động cơ ¼ HP, ộ phận kéo dây, điện trở, hộp giản tốc để giảm tốc độ của động cơ.
Vai trò, chức năng : giúp đai các sợi dây quanh thùng để tránh hiện tượng bung
miệng thùng trong quá trình vận chuyển. Nguyên lý hoạt động
− Máy hoạt động dựa vào 5 cam:
-cam 1: khi dây kéo chặt điện trở đốt nóng 2 đầu dây, sau đó trở về vị trí cũ. - cam 2: mang bàn ép dẩy 2 mối dây cho thật chặt lại.
-Cam 3: khi dây kéo xong trở về vị trí ban đầu, cam 3 mang dao cắt 2 mối dây. -Cam 4 và 5: điều khiển bộ phận kéo dây và nắp cam 5 điều chỉnh các thiết bị
lệch góc 30o
7.2 Ưu và nhược điểm của thiết bị
Ưu điểm
− Thiết bị có cấu tạo gọn nhẹ, đơn giản
− Vận hành thiết bị dễ dàng
− Năng suất làm việc cao tiết kiệm chi phí nhân công Nhược điểm
− Chưa tự động hóa, cần đến sự hỗ trợ của con người 8. Máy dò kim loại
8.1 Tên gọi, chức năng , vai trò, nguyên lý hoạt động, thông số kỹ thuật của má
dò kim loại.
Mục đích, vai trò : Máy dò kim loại được thiết kế cho các sản phẩm lớn như
thùng carton, sản phẩm rộng như tấm surimi hay sản phẩm rời công xuất lớn như tôm trên băng tải
− Mục đích sử dụng máy là ngăn chặn lần cuối khả năng các kim loại lớn như đinh, dụng cụ của các bộ phận chế biến, kỹ thuật, văn phòng bị lẫn trong sản phẩm, tìm kiếm các mãnh kim loại có trong sản phẩm đặt ở phòng bao gói.
Hình 19 : Máy dò kim loại
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động:
− Cấu tạo gồm có: đồng hồ, hộp tín hiệu, tín hiệu, băng chuyền, tang chủ động và bàn đỡ.
− Nguyên lý hoạt động: Cho sản phẩm lên băng chuyền và cho đi qua bộ phận dò kim loại. Nếu có kim loại thì băng chuyền của máy sẽ dừng lại và phát ra tiếng kêu hay báo hiệu đèn sáng.Khi đó công nhân sẽ cách ly sản phẩm đó ra khỏi lô hàng Nếu không có tín hiệu báo thì sản phẩm đi qua bộ phận dò kim loại thì sản phẩm đó không có kim loại .
8.2 Ưu và nhược điểm của máy dò kim loại Ưu điểm
− Máy có độ chính xác và năng suất làm việc cao Nhược điểm
− Quá trình loại sản phẩm có kim loại ra cần đến sự giúp đỡ của con người.
− Máy thường xảy ra một số sự cố nhỏ
8.3 Một số sự cố thường gặp, nguyên nhân và biện pháp
− Thiết bị dò kim loại tại nhà máy thường bị một số sự cố về bộ phận phát tín hiệu cảnh báo.
− Nguyên nhân là do máy đã được sử dụng trong nhiều năm, các chi tiết trong thiết bị đã cũ kỹ nên thường xảy ra các sự cố như vậy
− Biện pháp: cần tiến hành thay các bộ phận cũ quan trọng trong máy thành các bộ phận mới hoặc công ty có thể mua thiết bị dò kim loại mới, hiện đại hơn để đáp ứng được yêu cầu của quy trình.
PHẦN 4 : VỆ SINH, AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI TẠI NHÀ MÁY MÁY
I. Nội quy vệ sinh cá nhân, vệ sinh máy móc, thiết bị phân xưởng.
1. Nội quy vệ sinh cá nhân
− Đối với công nhân khi bước vào phân xưởng sản xuất phải có bảo hộ lao động đầy đủ, sử dung đúng quy cách.
− Đảm bảo sức khỏe tốt, không bị mắc bệnh truyền nhiễm hô hấp, ghẻ lở.
− Không được đeo nữ trang, móng tay phải cắt ngắn, sạch sẽ, không mang giày dép vào phân xưởng.
− Không được nói chuyện riêng trong khi làm việc, luôn đeo khẩu trang, không khạc nhổ, hút thuốc, làm việc riêng.
− Khi vào trong xưởng phải mang ủng và lội qua nước có nông độ chlorine 100ppm.
− Nếu ra ngoài phân xưởng thì phải thay đồ, khi đi vào phải vệ sinh như ban đầu.
− Không mang những vật dụng không liên quan vào nơi sản xuất, không tiếp xúc trực tiếp với bất kỳ vật gì không liên quan đến nhiệm vụ công nhân đang làm.
2. Vệ sinh máy móc, thiết bị, phân xưởng
− Toàn bộ thiết bị máy móc trong nhà máy phải được vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi sử dụng.
− Bề mặt thiết bị dụng cụ phải nhẵn bóng, không có vết nứt, lỗ, được làm từ các vật liệu chịu sự ăn mòn, lau chùi sát trùng nhiều lần, dễ làm vệ sinh.
− Thiết bị , máy móc sau khi dùng xong phải được vệ sinh ngay : được công nhân dùng máy áp lực cao phun nước rửa sạch các cặn bẫn còn bám trên thiết bị.
− Phải thường xuyên vệ sinh sàn nhà, tường phân xưởng bằng chlorine 500- 1000ppm, đảm bảo tường, sàn không trơn, nhớt, bẩn.
− Không khí trong phân xưởng phải sạch sẽ, không có mùi lạ, ánh sáng đầy đủ.
− Dụng cụ sản xuất( thau, rổ, thùng, dao, thớt,..) phải được rửa qua chlorine có nồng độ 100-200ppm trước khi sử dụng.
− Cống rãnh thoát nước phải khai thông, không đươc ứ đọng gây mùi hôi, phải được vệ sinh hàng tuần.
− Nước và nước đá nhúng rửa, ngâm trực tiếp đều phải pha chlorine.
− Đối với tổ vật tư.
II. Chế độ bảo hộ lao động, đảm bảo an toàn lao động tại nhà máy
1. Chế độ bảo hộ lao động
− Công nhân trước khi vào xưởng phải trang bị đầy đủ bảo hộ lao động như: áo, quần, khẩu trang, mũ, ủng,..tất cả đều là màu trắng, ủng nhựa, găng tay phải được vệ sinh sạch sẽ.
− Đối với công nhân làm trong kho đá thì có đồ bảo hộ lao động là áo ấm, mũ ấm,..
− Đối với công nhân điện cơ thì có các trang bị tránh ảnh hưởng đến sức khỏe như: khi rèn thì phải có mặt nạ phòng độc, các bảo hộ chống hóa chất,..
2. Đảm bảo an toàn lao động tại nhà máy
− Cấm những người không có nhiệm vụ vào nhà xưởng
− Công nhân làm việc trong phòng máy phải biết cách vận hành máy.
− Khi sửa chữa các bộ phận truyền động phải có bảo hộ lao động, khẩu trang, bao tay cẩn thuận.
− Không để vật chất dễ cháy nổ và cần phải trang bị đầy đủ các trang thiết bị phòng cháy chữa cháy.
Nội quy an toàn sử dụng tủ đông:
− Khi ra vào hàng tủ đông nhân viên vận hành máy chú ý:
− Điều khiển các tấm panel lên xuống khi không có làm việc của công nhân khác.
− Bê khuôn ra vào tủ đông tủ đông cẩn thuẩn, tránh làm rơi khuôn gây chấn thương.
− Không nối, phòng tỏa nhiệt trong kho đông
− Người không có trách nhiệm không được điều khiển máy.
− Khi ra vào kho công nhân phải có bảo hộ lao động (áo gió, găng tay, giầy, mũ) III. Xử lý phế liệu
− Nhà máy có nguồn phế liệu chủ yếu là đầu, vỏ tôm, ngoài ra một vài khi còn có phế liệu là phần xương cá thu còn lại sau khi phi lê và chỉnh sửa xong.
− Đối với nguồn phế liệu tôm : Tất cả phế liệu tôm được cho vào thùng chứa phế liệu sau đó được xe vận chuyển đến kho chứa phế liệu tôm. Sau đó tất cả sẽ
được bán lại cho các cơ sở, các công ty tư nhân bên ngoài để họ sản xuất thức ăn chăn nuôi.
− Đối với phế liệu cá thu : cá sau khi phi lê xong thì phần phế liệu của cá được tập trung lại và cho vào thùng chứa. Sau đó toàn bộ phế liệu này được các cơ sở kinh doanh bên ngoài mua về với giá rẻ để phục vụ cho chăn nuôi hoặc kinh doanh.
IV. Xử lý chất thải
Sơ đồ 9 : sơ đồ xử lý chất thải tại nhà máy
2. Giải thích sơ đồ
a. Nước thải đầu vào : bao gồm nước có chứa các chất như xà phồng, clorin ,
STPP , xác tôm.... tất cả chúng sẽ đi theo đường mương rảnh trong nhà máy để tập trung lại vào một cái bể được gọi là bể lọc rác thô.
b. Bể lọc rác thô
− Tất cả các nguồn nước thải có chứa tạp chất đều được tập trung lại vào bể này. Tại bể này sẽ có một cái lưới chắn rác thô (những loại rác có kích thước lớn ). Kích thước của các lỗ lưới là tương đối để có thể chắn gần như toàn bộ rác thô khi chảy qua bể này. Rác thô sẽ được giử lại tại bể và sau đó được công nhân vớt lên và chuyển đến khu vực xử lý rác thô. Còn lại nước bẫn đã được lọc rác thô sẽ đi đến bể lọc rác tinh để được xử lý tiếp.
− Nước thải sẽ tiếp tục chảy qua bể lọc rác tinh, tại đây sẽ có một cái lưới có các lỗ kích thước nhỏ để chắn các rác tinh ( rác có kích thước tương đối nhỏ ) còn nước bẫn sẽ đi tiếp đến bể trung hòa.
d. Bể điều hòa
− Bể này có chức năng là điều hòa lượng nước thải đầu vào. Vì lượng nước thải trong công ty mỗi lúc mỗi khác nhau nên cần phải cho qua bể này. Tại bể này nước thải sẽ chảy vào và tập trung tại đó để điều hòa lượng nước cho các quá trình tiếp theo.
e. Bể trung hòa
− Nước từ bể điều hòa sẽ đi vào bể trung hòa, tại đây nước thải sẽ được trung hòa nhiệt độ ( T < 40oC thích hợp cho VSV phát triển), độ pH (pH khoảng 6,5-8,5). f. Bể yếm khí
− Tại bể yếm khí thực hiện quá trình phân hủy các chất bẩn dưới tác nhân của VSV kị khí để phân hủy các chất hữu cơ thành CH4, CO2.
− Các chất hữu cơ VSV kỵ khí
etnol, hydrogen ,cacrbonic
− Acid hữu cơ VSV kỵ khí
CH4 + CO2. g. Bể hiếu khí
− Nước thải sau khi được xử lý ở bể yếm khí được chuyển sang bể hiếu khí, tại đây nước thải được trộn với bùn hoạt tính và tiếp xúc với không khí được sục mạnh . Lượng oxi hòa tan trong nước thải đủ cung cấp cho VSV hoạt động. Quá trình phân hủy hiếu kí xảy ra làm giảm hàm lượng các chât hữu cơ có trong nước đến mức tiêu chuẩn. Sản phẩm của quá trình này chủ yếu là CO2, H2O, VSV sinh khối.
h. Bể lắng bùn
− Bùn là sản phẩm của các quá trình phân giải của vi sinh vật mà ra, dưới tác dụng của khối lượng riêng bùn sẽ lắng xuống dưới đáy, nước sẽ chảy tràn qua bên bể khử trùng. Bùn sau khi lắng được đẩy sang khu vực được gọi là bể nén bùn sau đó được hút đi xử lý riêng. Một phần bùn được tuần hoàn lại bể yếm khí nhằm mục đích là bổ snung lượng vi sinh cần thiết cho các quá trình phân giải với nguồn nước thải tiếp theo.
i. Khử trùng
2ppm. Nước sau khi được khử trùng xong, đạt yêu cầu sẽ được thải qua đường cống thoát nước ra ngoài môi trường.