1. KHÁI NIỆM CHUNG:
Tai nạn thường xảy ra nguy hiểm khi vận hành máy nén khí là: Trường hợp nổ vỡ bình chứa khí nén, có thể hình dung sức nổ và khả năng phá hoại của nó như sau: một bình chứa khí nén với áp suất bằng 70kg/cm2 năng lượng thoát ra khi nổ là 38 tấn. Năng lượng này có thể di chuyển một vật 38 tấn đi xa 1m. Nghĩa là bình chứa khí nén khí khi nổ nó đủ sức phá hủy toàn bộ nhà cửa, máy móc thiết bị và tàn sát con người ở gần đó.
Vì vậy khi vận hành máy nén khí cần phải nắm vững kỹ thuật an toàn vận hành máy nén khí. Trước hết là kỹ thuật vận hành an toàn cho các bình chịu áp lực. Về mặt này Nhà nước đã quy định cụ thể, các quy định có tính chất pháp lệnh đối với người thiết kế, chế tạo, lắp đặt, vận hành và sửa chữa bình chịu áp lực.
2. MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ VẬN HÀNH AN TOÀN BÌNH CHỊU ÁP LỰC:
* Việc vận hành bình chịu áp lực chỉ được giao cho những người từ 18 tuổi trở lên, đã được huấn luyện về kiến thức chuyên môn, về quy phạm quy trình kỹ thuật an toàn. * Cấm sử dụng những người chưa được huấn luyện thành thạo để vận hành các bình chịu áp lực.
* Người vận hành có những nhiệm vụ sau đây:
- Thường xuyên kiểm tra các hoạt động của các đồng hồ đo, các cơ cấu an toàn và phụ tùng của bình chứa.
- Kịp thời và bình tĩnh xử lý khi có sự cố.
- Kịp thời báo cáo cho người phụ trách những hiện tượng không an toàn của bình chứa.
- Trong khi bình đang hoạt động không được làm việc riêng như đọc sách, báo, bỏ vị trí làm việc.
- Không cho phép sửa chữa bình và các bộ phận chịu áp lực của bình trong khi bình đang làm việc.
- Cấm chèn hãm, treo thêm vật nặng hoặc dùng bất cứ biện pháp gì để tăng thêm tải trọng của van an toàn trong khi bình đang hoạt động.
- Không cho phép sử dụng bình vượt quá các thông số do thanh tra kỹ thuật quy định.
* Đơn vị sử dụng bình phải lập tức đình chỉ hoạt động của bình trong các trường
hợp sau đây:
- Khi áp suất trong bình chứa tăng quá áp suất cho phép. - Khi các cơ cấu an toàn không bảo đảm.
- Khi phát hiện thấy trong các bộ phận của bình bị nứt, thành bình rỉ, xì hơi hoặc chảy nước ở các mối hàn, rò rỉ ở các mối nối bằng bu lông, đinh tán, các miếng đệm bị xé rách.
- Khi xảy ra cháy trực tiếp đe dọa bình chứa khí nén.
- Khi đồng hồ áp suất bị hỏng, hoặc không có khả năng xác định áp suất trong bình
chứa bằng một dụng cụ khác.
- Khi các dụng cụ kiểm tra đo lường, các cơ cấu an toàn bị hư hỏng hoặc thiếu so với quy định trong thiết kế.
3. AN TOÀN PHÒNG CHÁY:
Ở những nơi sử dụng trạm máy nén khí thường có nhiều nhiên liệu và dầu mỡ, chúng là những vật liệu dễ cháy. Vì vậy công nhân vận hành và sửa chữa máy nén khí cần ghi nhớ các điều quy định sau:
- Trạm cấp nhiên liệu dầu mỡ và kho chứa phải cách xa trường học, nhà máy và các khu dân cư không dưới 30 m.
- Các thùng chứa nhiên liệu dầu mỡ phải vặn chặt nắp để tránh các nguồn lửa bên ngoài xâm nhập.
- Cấm hút thuốc và châm lửa gần thùng chứa và kho chứa nhiên liệu, dầu mỡ. - Không cho phép dùng búa và đục sắt mở nắp thùng nhiên liệu.
- Cấm đưa miệng vào ống cao su để hút xăng.
- Trước khi hàn thùng và két chứa nhiên liệu dầu mỡ phải xả thật sạch, cho nước vào để tránh tai nạn thương vong.
E. MÁY NÉN KHÍ LY TÂM