BẢO DƯỠNG KỸ THUẬT MÁY NÉN KHÍ

Một phần của tài liệu Giáo trình MÁY NÉN KHÍ (Trang 54 - 55)

* Tiến hành trước và sau mỗi ca làm việc:

- Trước mỗi ca làm việc, công nhân vận hành máy phải kiểm tra toàn bộ trạng thái kỹ thuật máy. Kiểm tra mức dầu nhờn nếu cần thiết phải bổ sung.

- Trong khi cho máy chạy phải quan sát kiểm tra trạng thái kỹ thuật máy, phải kiểm tra màu khói xả động cơ, tiếng máy nổ và trạng thái làm việc của các thiết bị khác. Nếu có tiếng gõ hoặc có hiện tượng khác thường phải dừng máy kiểm tra khắc phục.

* Sau mỗi ca làm việc cần làm tốt công tác bảo dưỡng hàng ngày như sau:

- Kiểm tra, xiết chặt các bulông, đai ốc liên kết nếu bị lỏng, lau chùi bụi bẩn dính vào máy, xả dầu và nhiên liệu bẩn trong đáy các bầu lọc nếu có, quay núm bầu lọc dầu nhờn 3 - 4 vòng, kiểm tra và điều chỉnh độ căng của dây đai.

- Nếu trạm máy nén làm việc trong điều kiện không khí có nhiều bụi bẩn thì phải tháo bầu lọc của động cơ nổ và máy nén khí xuống để lau chùi, thay dầu nhờn ở đáy bầu lọc.

- Lau chùi bụi bẩn, dầu mỡ trên các bình ắc quy, kiểm tra mức dung dịch điện phân, nếu cần bổ sung thêm nước cất.

- Bơm dầu mỡ theo bảng hướng dẫn bôi trơn.

- Sửa chữa các hư hỏng được phát hiện trong lúc vận hành, không được để máy có hư hỏng chưa được sửa chữa làm tiếp ca sau.

- Ghi chép tình hình làm việc và trạng thái kỹ thuật của máy, những hư hỏng đã được sửa chữa vào sổ giao ca để bàn giao lại cho ca sau và lưu lại làm tài liệu theo dõi quản lý.

2. BẢO DƯỠNG CẤP I:

* Công việc bảo dưỡng cấp I tiến hành sau 100 giờ làm việc do công nhân vận hành đảm nhiệm. Ngoài những công việc bảo dưỡng hằng ngày phải làm thêm các công việc sau:

- Kiểm tra và điều chỉnh các bộ phận của hệ thống cung cấp nhiên liệu, rửa toàn bộ bầu lọc, kiểm tra điều chỉnh hệ thống đánh lửa, nồng độ dung dịch và điện thế của ắc quy. Khi cần thiết thì phải nạp điện bổ sung cho ắc quy.

- Chú ý kiểm tra các bộ phận di chuyển của máy nén khí một cách cẩn thận, nhất là đối với máy nén khí hay di chuyển.

- Kiểm tra tình trạng làm việc của van an toàn, van xả của máy nén khí, kiểm tra ly hợp và các đồng hồ báo.

- Trong khi bảo dưỡng động cơ nếu cần thì thay lõi của bầu lọc thô, điều chỉnh khe hở xu páp.

- Kiểm tra độ bắt chặt của các bu lông, đai ốc của nắp máy. - Kiểm tra máy phát điện, máy khởi động và công tắc khởi động.

- Kiểm tra bộ phận cung cấp nhiên liệu của động cơ diesel, chú ý kiểm tra sự đồng đều của các máy.

- Kiểm tra độ bắt chặt các bu lông của bình làm mát, quạt gió, bảng điều khiển - Kiểm tra độ kín của toàn bộ đường ống dẫn khí.

- Bơm dầu mỡ theo bảng hướng dẫn bôi trơn.

3. BẢO DƯỠNG CẤP II:

* Bảo dưỡng cấp II được tiến hành sau 400 giờ làm việc. Do công nhân vận hành đảm nhận, nếu cần thiết thêm công nhân phụ trợ cùng phối hợp thời gian dừng máy để bảo dưỡng từ 1 đến 2 ngày.

Ngoài những công việc bảo dưỡng cấp I còn làm thêm những công việc sau:

- Nếu kiểm tra thấy áp suất khí trong xi lanh xuống thấp do van đóng không kín thì phải rà lại van, đồng thời làm sạch muội than ở trong xy lanh và piston.

- Hạ các te của động cơ nổ và máy nén khí xuống để rửa sạch bên trong, rửa sạch bánh năng và ổ bi của bộ giảm tốc và thay dầu bôi trơn mới toàn bộ.

Một phần của tài liệu Giáo trình MÁY NÉN KHÍ (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)