BẢNG TỔNG HỢP CÔNG VÀ ĂN CA
SỔ ĐĂNG KÝ CHỨNG TỪ GHI SỔ
ghi sổ, lại vừa tăng cường kiểm soát chặt chẽ số liệu và thông tin kế toán, giảm thiểu sai sót đáng tiếc có thể xảy ra. Mẫu sổ đăng ký chứng từ ghi sổ:
Công ty thép VSC-POSCO
SỔ ĐĂNG KÝ CHỨNG TỪ GHI SỔ
Năm…
Chứng từ ghi sổ Số tiền Chứng từ ghi sổ Số tiền
Số hiệu Ngày, tháng Sổ tiền Ngày, tháng
A B 1 A B 1
+Cộng tháng
+Cộng lũy kế từ đầu quý +Cộng tháng+Cộng lũy kế từ đầu quý - Sổ này có…trang, đánh số từ trang số 01đến trang… - Ngày mở sổ…
Người ghi sổ Kế toán trưởng Ngày…tháng…năm… Giám đốc
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Hữu Đồng
Thứ ba: Với các tài liệu, sổ sách kế toán lưu trữ trong bộ nhớ máy tính, để đề phòng trường hợp dữ liệu trên máy tính bị mất hay bị phá hủy do virut, công ty nên in ra giấy và lưu trữ riêng thành 1 bản. Dù có sự cố xảy ra với dữ liệu trong máy tính, nhưng công ty vẫn không bị mất hết tài liệu, và công việc sẽ không bị gián đoạn nữa..
Kiến nghị 2 : Hoàn thiện hạch toán chi tiết nguyên vật liệu và phương pháp tính giá xuất nguyên vật liệu, vật tư, công cụ dụng cụ
Thứ nhất: Để đảm bảo kiểm soát được nguyên vật liệu đầu vào, công ty nên thực hiện đúng quy trình lập phiếu xuất kho khi xuất kho phôi thép theo các bước như sau:
(1): Người có nhu cầu về NVL, CCDC lập đề nghị xuất vật tư. (2): Thủ trưởng (kế toán trưởng) duyệt đề nghị xuất vật tư.
(3): Bộ phận cung ứng lập phiếu xuất kho, rồi chuyển phiếu xuất kho cho thủ kho.
(4): Thủ kho xuất kho vật tư và ghi thẻ kho, chuyển phiếu xuất kho cho kế toán.
(5): Kế toán hàng tồn kho ghi sổ kế toán. (6): Bảo quản lưu trữ chứng từ.
Riêng đối với các loại nguyên vật liệu, vật tư, công cụ dụng cụ, kế toán và thủ kho cần phải thường xuyên đối chiếu số liệu, sổ sách để bảo đảm tính chính xác và khớp đúng của số liệu.
Thứ hai: Nhờ có sự hỗ trợ của máy tính và phần mềm kế toán, việc tính toán cũng trở nên đơn giản, dễ dàng hơn nhiều so với trước đây. Do đó việc tính giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ xuất kho công ty có thể tính giá theo phương pháp khác, ví dụ như giá bình quân sau mỗi lần nhập thay cho phương pháp tính giá bình quân gia quyền như hiện nay để tránh công việc kế toán bị dồn đọng vào cuối kỳ.
Kiến nghị 3: Hoàn thiện hạch toán chi phí nhân công
Đối với cán bộ công nhân khối sản xuất công ty cần phân loại rõ ràng nhân công trực tiếp sản xuất và nhân công gián tiếp, phục vụ cho sản xuất để hạch toán chi phí nhân công vào chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung một cách hợp lý, chính xác. Với những chi phí về tiền lương, thưởng, BHXH của nhân công ở những bộ phận chỉ tham gia gián tiếp vào quá trình sản xuất như bộ phận kỹ thuật, bộ phận sửa chữa cơ, sửa chữa điện…thì phải hạch toán vào chi phí nhân công trong chi phí sản xuất chung (TK 6271- Chi phí nhân công gián tiếp).
Kiến nghị 4: Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất chung
Thứ nhất: Đối với những phụ tùng như trục cán, hay công cụ dụng cụ, nếu được sử dụng cho nhiều kỳ sản xuất thì khi xuất dùng phải ghi vào chi phí trả trước (TK 142 hoặc TK 242-nếu thời gian sử dụng trên 1 năm). Định khoản:
Nợ TK 142 (hoặc 242): Giá trị phụ tùng, dụng cụ xuất dùng Có TK 152: Giá trị phụ tùng, dụng cụ xuất dùng
Sau đó định kỳ hàng tháng, phân bổ chi phí trả trước vào chi phí sản xuất trong kỳ trên cơ sở định mức tiêu hao (đối với trục cán) hoặc căn cứ vào thời gian sử dụng. Kế toán định khoản:
Nợ TK 627…: Giá trị phân bổ trong kỳ Có TK 142 (242): Giá trị phân bổ trong kỳ
Thứ hai: Công ty nên trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ theo kế hoạch. Hàng năm, công ty luôn có kế hoạch tiến hành sửa chữa lớn TSCĐ vào một tháng nhất định nào đó, bởi vậy công ty nên trích trước vào chi phí từng tháng trong năm để giảm chi phí cũng như giá thành sản phẩm trong tháng sửa chữa đó.
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Nguyễn Hữu Đồng
KẾT LUẬN
Với phương châm “Mọi hành động đều hướng tới chất lượng và khách hàng” VPS luôn cố gắng mang đến cho khách hàng những sản phẩm thép có chất lượng cao với giá cả hợp lý. Suốt 15 năm xây dựng và phát triển, công ty thép Việt-Hàn vẫn không ngừng tìm tòi học hỏi, với quyết tâm tìm ra còn đường đúng đắn nhất trong sản xuất và quản lý, để vừa giải quyết được vấn đề tiết kiệm chi phí sản xuất, vừa đảm bảo chất lượng sản phẩm luôn phải làm hài lòng khách hàng. Bởi vậy, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm luôn giữ một vị trí quan trọng trong công tác kế toán của doanh nghiệp.
Qua những gì tìm hiểu được mà em đã trình bày ở trên, công tác kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại công ty thép VSC – POSCO về cơ bản đã có hiệu quả, đảm bảo phản ánh chính xác, kịp thời tình hình kế toán, đáp ứng được yêu cầu của quản lý, và áp dụng đúng chế độ kế toán hiện hành. Tuy nhiên, vẫn không thể tránh khỏi một số tồn tại. Từ những kiến thức được học tại nhà trường, em đã xin đưa ra một số giải pháp, phương hướng để hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty thép VSC-POSCO, với mong muốn được góp phần phục vụ cho công tác quản lý chi phí được tốt hơn.
Với nhận thức của một sinh viên, kiến thức làm việc trong thực tế chưa nhiều do đó bài viết của em khó tránh khỏi còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp và sự chỉ bảo của các thầy cô giáo.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn- giảng viên Th.s. Nguyễn Hữu Đồng, Ban lãnh đạo công ty và các cô chú trong bộ phận kế toán của công ty thép VSC-POSCO đã tạo điều kiện, hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình thực tập để em hoàn thành chuyên đề thực tập này.