Tóm tắt
• Để đánh giá các lợi ích tăng thêm từ chính sách môi trường, những người làm chính sách phải xác định các thiệt hại về sức khỏe, sinh thái, và tài sản thay đổi như thế nào do chính sách đó.
• Một lợi ích môi trường cấp một phát sinh như một kết quả trực tiếp của chính sách đang thực thi, trong khi đó một lợi ích môi trường cấp hai là một lợi ích gián tiếp phát sinh từ lợi ích cấp một hay từ ảnh hưởng do nhu cầu đem lại.
• Nếu chúng ta có thể rút ra nhu cầu của xã hội về chất lượng môi trường, thì chúng ta có thể đo lường các lợi ích tăng thêm, vì nhu cầu này thể hiện lợi ích xã hội biên của lượng giảm ô nhiễm.
• Người ta nhận thấy rằng xã hội nhận được sự hữu dụng từ chất lượng môi trường dựa trên giá trị sử dụng và giá trị tồn tại của nó.
• Giá trị sử dụng là lợi ích nhận được từ việc sử dụng hoặc tiếp cận một nguồn tài nguyên môi trường. Giá trị tồn tại là lợi ích nhận được từ việc tồn tại của nguồn tài nguyên dựa trên động cơ khuyến khích tiêu dùng của người khác.
• Có hai nhóm phương pháp đo lường lợi ích chủ yếu: cách tiếp cận liên hệ vật chất và cách tiếp cận liên hệ hành vi.
• Một qui trình chung áp dụng cách tiếp cận liên hệ vật chất là phương pháp hàm thiệt hại. Phương pháp này dựa trên một mô hình về mối quan hệ giữa các mức độ của một chất gây ô nhiễm với các mức thiệt hại liên quan. Các lợi ích tăng thêm được ước tính như phần giảm thiệt hại đạt được từ chính sách giảm chất gây ô nhiễm.
• Hai phương pháp trực tiếp sử dụng cách tiếp cận liện hệ hành vi là phương pháp trưng cầu dân ý và phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM). Các ví dụ về các phương pháp gián tiếp sử dụng cách tiếp cận này là phương pháp chi tiêu bảo vệ (AEM), phương pháp chi phí du hành (TCM), và phương pháp giá hưởng thụ (HPM).
• Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM) là một cách tiếp cận dựa vào điều tra để xác đánh giá sẵn lòng trả (WTP) của các cá nhân cho một sự cải thiện môi trường dựa vào các điều kiện thị trường giả định.
• Phương pháp chi tiêu bảo vệ (AEM) sử dụng các khoản chi tiêu cho các hàng hoá thay thế cho chất lượng môi trường để xác định một cách gián tiếp giá sẵn lòng trả cho một môi trường sạch hơn.
• Phương pháp chi phí du hành (TCM) dựa vào việc nhận dạng nhu cầu giải trí đối với một tài nguyên môi trường, vốn là một hàng hóa bổ sung của chất lượng môi trường. Khi chất lượng môi trường cải thiện, thì nhu cầu giải trí tăng lên, và các lợi ích liên quan có thể được ước tính như sự thay đổi trong thặng dư tiêu dùng.
• Phương pháp đánh giá hưởng thụ (HPM) dựa vào lý thuyết mà các giá ẩn hay giá hưởng thụ tồn tại cho các thuộc tính của sản phẩm cá nhân, kể cả các thuộc tính liên quan đến chất lượng môi trường.
Khái niệm quan trọng
Incremental benefits Stewardship
Primary environmental benefits Physical linkage approach Secondary environmental benefits Behavioral linkage approach
User value Damage function method
Existence value Contingent valuation method (CVM) Direct user value Averting expenditure method (AEM) Indirect user value Travel cost method (TCM)
Vicarious consumption Hedonic price method (HPM)
Câu hỏi ôn tập
1. Có thể có một đánh giá của cá nhân về một hàng hóa môi trường bao gồm cả giá trị sử dụng và giá trị tồn tại hay không? Giải thích ngắn gọn.
2. So sánh sự khác nhau giữa phương pháp chi tiêu bảo vệ (AEM) và phương pháp chi phí du hành (TCM) và bàn luận các ưu nhược điểm của mỗi phương pháp. 3. Tham khảo Ứng dụng 7.3 và thay đổi ước tính trong thặng dư tiêu dùng và thặng
dư sản xuất do NAPAP báo cáo về các chính sách ozon khác nhau. Mô hình hoá bằng đồ thị kết quả của 25% tăng ozon để chỉ ra một cách định tính sự phân bố các lợi ích do NAPAP báo cáo. (Không nên cố đạt các giá trị bằng số cho các thay đổi trong các giá trị thặng dư. Chỉ thể hiện các thặng dư tiêu dùng, thặng dư sản xuất, và tổng thặng dư thay đổi theo các phát hiện được báo cáo.)
4. Một trong những điểm mạnh của phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM) là có thể tính được giá trị tồn tại. Người nghiên cứu có thể tận dụng phương pháp này như thế nào, tránh được một số ước lượng chệch của các phương thức dựa vào phỏng vấn?
5. a) Giả sử bạn là một thành viên trong nhóm nghiên cứu đánh giá một kế hoạch làm sạch một bãi rác thải nguy hiểm. Bạn có nhiệm vụ đánh giá các lợi ích tăng thêm. Bạn sẽ chọn phương pháp nào để ước tính? Giải thích ngắn gọn. B) Dựa theo sự lựa chọn của mình, bạn hãy phác thảo kế hoạch nghiên cứu của mình về vấn đề ước lượng tiêu biểu này. Đảm bảo xác định được các vấn đề sau đây trong bản phác thảo của mình: mô tả tổng quát mô hình, thị trường thích hợp cho mô hình, các biến quan tâm chủ yếu, dữ liệu, và bất kỳ ước lượng chệnh nào trong các kết quả.
Tài liệu đọc thêm
Abdalla, Charles W., Brian Roach, và Donald J. Epp. “Valuing Environmental Quality Changes Using Averting Expenditures: An Application to Groundwater Contamination.” Land Economics 68 (tháng 5/1992), trang 163-69.
Boyle, Melissa A., và Katherine A. Kiel.”A Survey of House Price Hedonic Studies of the Impact of Environmental Externalities.” Journal of Real Estate Literature 9, quyển số 2 (2001), trang 117-44.
Bresnahan, Brian W., Mark Dickie, và Shelby Gerking. “Averting Behavior and Urban Air Pollution.” Land Economics 73 (tháng 8/1997), trang 340-57.
Brookshire, D. S., M. A. Thayer, W. D. Schulze, và R. C. d’Arge. “Valuing Public Goods: A Comparison of Survey and Hedonic Approaches.” American Economic
Review 72 (1982), trang 165-76.
Brown, Gardner M., Jr., và Jason F. Shogren. “Economics of the Endangered Species Act.” Journal of Economic Perspectives 12 (mùa hè năm 1998), trang 3-20. Carson, Richard. Contingent Valuation: A Comprehensive Bibliography and History. Northampton, MA: Elgar, 2002.
Clawson, Marion. Methods for Measuring the Demand for and Value of Outdoor
Recreation. Washington, DC: Resources for the Future, 1959.
Common, M., I. Reid, và R. Blamey. “Do Existence for Cost Benefit Analysis Exist?” Environmental and Resource Economics 9 (tháng 3/1997), trang 225-38. Giraud, K. L., J. B. Loomis, và J. C. Cooper. “A Comparison of Willingness to Pay Estimation Techniques from Referendum Questions.” Environmental and Resource
Economics 20, quyển số 4 (2001), trang 331-46.
Hanneman, W. Michael. “Valuing the Environment Through Contingent Valuation.” Journal of Economic Perspectives 8 (cuối năm 1994), trang 19-43.
Kneese, Allen V. Measuring the Benefits of Clean Air and Water. Washington, DC: Resources for the Future, 1984.
Mendelsohn, Robert. “Modeling the Demand for Outdoor Recreation.” Water
Resources Research 23 (tháng 5/1987), trang 961-67.
Portney, Paul R. “The Contingent Valuation Debate: Why Economists Should Care.”Journal of Economic Perspectives 8 (cuối năm 1994), trang 3-18.
Smith, V. Kerry. “Can We Measure the Economic Value of Environmental Amenities?” Southern Economic Journal 56 (tháng 4/1990), trang 865-78.
Smith, V. Kerry, và William H. Desvousges. “Averting Behavior: Does It Exist?”
Wilhelmsson, Mats. “The Impact of Traffic Noise on the Values of Single-Family Houses.” Journal of Environmental Planning and Management 43 (tháng 11/2000),
trang 799-815.
Các trang web liên quan
Kinh tế học và Đạo luật về các loài bị nguy hiểm (Tài nguyên cho tương lai)
http://www.rff.org/proj_summaries/files/and o_econ_esa.htm
Đạo luật về các loài bị nguy hiểm
(đầy đủ) http://www.nmfs.noaa.gov/prot_res/laws/ESA/esatext/esacont.html Tóm tắt tài liệu tham khảo về việc