Bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu Đường lối xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất của đảng từ năm 1930 đến năm 1945 (Trang 60 - 67)

Xây dựng lực lượng cách mạng là một bộ phận của lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin và Cách mạng vô sản. Đối với Cách mạng Việt Nam từ khi có

đảng lãnh đạo đến nay vấn đề xây dựng lực lượng Cách mạng trong mặt trận dân tộc thống nhất đã trở thành một trong những quan điểm chiến lược quan trọng nhất trong đường lối của Đảng.

“Mặt trận dân tộc thống nhất luôn luôn là nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng nước ta, là điều kiện kiên quyết giúp cho nhân dân ta chuyển hóa đại đoàn kết dân tộc từ sức mạnh tinh thần tiềm ẩn thành sức mạnh vật chất tự giác và có tổ chức, là công cụ sắc bén để nhân dân ta phát huy sức mạnh tổng hợp vĩ đại của mình trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.[3, tr 5]

Từ thực tiễn xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất trong cách mạng Việt Nam từ 1930-1945, ta rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:

1. Đảng đã đánh giá đúng và phát huy tinh thần yêu của nước của nhân dân ta.

Nhìn vào lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc Việt Nam, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy, tư tưởng chủ đạo, là kim chỉ nam cho dân tộc ta chống lại sự xâm lược của kẻ thù, đó là chủ nghĩa yêu nước chống xâm lăng, bảo vệ sự tồn tại của dân tộc và tư tưởng không có gì quý hơn độc lập tự do” chủ nghĩa yêu nước đó là sợi chỉ đỏ xuyên qua toàn bộ thăng trầm của lịch sử Việt Nam từ cổ đại đến hiện đại.

Lòng yêu nước nồng nàn là một giá trị truyền thống, là dòng chữ luôn tuôn chảy suốt chiều dài lịch sử dân tộc. 15 năm ra đời và lãnh đạo Cách mạng Việt Nam đi đến bến bờ của độc lập tự do (1930-1945), Đảng ta đã phát huy, khơi dậy mạnh mẽ lòng yêu nước của mỗi con người Việt Nam. Mặt trận dân tộc thống nhất là hình thức đoàn kết, tập hợp rộng rãi nhất các giai cấp tầng lớp có quyền lợi khác nhau. Điều đặc biệt chính là Đảng ta đã biết đặt chủ nghĩa yêu nước ở vị trí là quan trọng cho tất cả các thành viên của Mặt

hạt nhân tư tưởng, thành chất keo dính bền chặt giúp cho khối đại đoàn kết luôn luôn vững chắc và ngày càng được phát huy cao hơn nữa.

2. Đảng lãnh đạo xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.

Đại đoàn kết là truyền thống quý báu, là sức mạnh vô biên của dân tộc ta trong lịch sử dựng nước và giữ nước.

Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, Đảng đã chỉ rõ: Cách mạng là sự nghiệp của toàn dân. Việc thu phục và lãnh đạo dân chúng đóng vai trò quan trọng đối với sự nghiệp Cách mạng.

Trong quá trình lãnh đạo đấu tranh giành chính quyền Đảng ra sức tập hợp rộng rãi quần chúng trong mặt trận dân tộc thống nhất chống đế quốc. Ngày 18/11/1930 Đảng có chỉ thị thành lập Hội phản đế đồng minh, chỉ thị nhấn mạnh: “.... giai cấp vô sản lãnh đạo cuộc cách mạng tư sản dân quyền ở Đông Dương mà không tổ chức được toàn dân lại thành một lực lượng thật rộng, thật kín thì cách mạng cũng khó thành công”[8, tr112]. Đó là hình thức tổ chức Mặt trận dân tộc thống nhất đầu tiên ở nước ta nhằm tập hợp khối đoàn kết toàn dân chống đế quốc và phong kiến tay sai trên cơ sở mục tiêu độc lập dân tộc và xây dựng chế độ dân chủ, nét tương đồng chủ yếu của mọi tầng lớp nhân dân.

Trong thời kỳ 1936-1939 Đảng tìm ra những yêu cầu bức thiết trước mắt: Các khẩu hiệu phần ít, giành các quyền dân chủ đơn sơ tức “cương lĩnh tối thiểu” để tập hợp quân chúng chuẩn bị lực lượng chính trị đông đảo cho tiến lên giành chính quyền ở giai đoạn sau. Chính vì vậy, phong trào quần chúng đã diễn ra sôi nổi, rộng lớn ở cả thành thị và nông thôn đòi dân sinh dân chủ, tự do, cơm áo và hòa bình. Thành quả to lớn của cách mạng nước ta trong giai đoạn này là phát động được cao trào rộng lớn chưa từng có ở một nước thuộc địa mà mọi quyền dân chủ tối thiểu đều bị bóp nghẹt. Qua cao trào này, Đảng đã mở rộng trận địa cách mạng, nâng cao giác ngộ dân tộc, dân chủ cho hàng chục triệu quần chúng, hình thành một đạo quân chính trị

chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám sau này.

3. Giải quyết đúng đắn mâu thuẫn trong nội bộ Mặt trận từng thời kỳ là yếu tố quyết định sự phát triển của mặt trận.

Quá trình đấu tranh cách mạng là quá trình giải quyết những mâu thuẫn đang được giải quyết, có mâu thuẫn mới giải quyết cục bộ, có mâu thuẫn tạm thời hòa hoãn, có mâu thuẫn lại sắp nảy sinh. Do đó, chiến lược và sách lược Cách mạng quy định mâu thuẫn chủ yếu của từng thời kỳ một và các mâu thuẫn thứ yếu phải phục tùng mâu thuẫn chủ yếu.

Trong thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ ở Việt Nam, mâu thuẫn giữa đế quốc với nhân dân Việt Nam và mâu thuẫn giữa phong kiến với nhân dân lao động là hai mâu thuẫn chủ yếu, trong đó đế quốc là kẻ thù chủ yếu nhất. Giai cấp tư sản là đồng minh sách lược, tầng lớp địa chủ tán thành cuộc đấu tranh phản đế là đồng minh sách lược. Tuy vậy, không phải chỉ mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ mà mâu thuẫn giữa công nhân và tư sản cũng bộc lộ rõ rệt trong từng thời kỳ. Vì vậy có giải quyết đúng đắn những mâu thuẫn đó mới đảm bảo cho mặt trận đoàn kết thống nhất và mở rộng. Nói một cách khác Mặt trận dân tộc thống nhất là kết cấu của một mối liên hệ biện chứng nên những nhiệm vụ của nó cũng quan hệ với nhau một cách biện chứng như giữa đoàn kết và đấu tranh, giữa củng cố và mở rộng. Và ngược lại, đoàn kết và đấu tranh phải dựa trên cơ sở công nông liên minh, có củng cố công nông liên minh mới mở rộng được Mặt trận dân tộc thống nhất, đó là những nguyên tắc cơ bản để mặt trận duy trì và phát triển.

Thực tế cách mạng cho thấy, suốt cả quá trình phát triển của Mặt trận dân tộc thống nhất, thời kỳ nào những mâu thuẫn nội bộ của mặt trận được giải quyết đúng đắn thì tác dụng của mặt trận được phát huy triệt để, có thể nói rằng thành công của Cách mạng tháng Tám 1945 chính là thành công của cương lĩnh Mặt trận Việt Minh, thành công của khối đại đoàn kết, thành công

KẾT LUẬN

Sau 15 năm kể từ khi Đảng ta ra đời, cùng với đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng, là sự chuẩn bị công phu và một mặt của Đảng. Sự ra đời của mặt trận dân tộc thống nhất với các tên gọi khác nhau ở từng thời kỳ đã lần lượt ra đời, không ngừng được củng cố và phát triển. Bằng những cương lĩnh, chính sách và khẩu hiệu đúng đắn, bằng những hành động thiết thực cụ thể mặt trận dân tộc thống nhất ngày càng tập hợp được đông đảo quần chúng nhân dân và nhân lên gấp bội lần tinh thần yêu nước của dân tộc. Sự đoàn kết trong mặt trận dân tộc thống nhất đã làm nên thắng lợi của cuộc tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945. Nó đã đập tan hai xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp kéo dài hơn 80 năm nay và của phát xít Nhật. Đồng thời nó làm lật nhào chế độ quân chủ chuyên chế hàng mấy nghìn năm nay, với thắng lợi của cách mạng tháng 8/1945 nước ta từ một nước thuộc địa đã trở thành một nước độc lập dưới chế độ dân chủ chủ đất cộng hòa đưa nhân dân ta từ thân phận nô lệ thành dân tộc độc lập, tự do làm nước.

Việc tập hợp lực lượng trong trận Mặt dân tộc thống nhất đồng thời với một lúc kết hợp mọi nguồn lực của dân tộc đã phát triển sức mạnh tổng hợp của kháng chiến lâu dài. Vấn đề đặt ra là Đảng ta đã khéo léo sử dụng cả lực lượng chính trị và lực lượng từ trong Mặt trận dân tộc thống nhất để phù hợp với tình hình cụ thể của từng giai đoạn.

Từ kinh nghiệm tập hợp và phát huy tinh thần đoàn kết trong Mặt trận dân tộc thống nhất trong giai đoạn 1930-1945 của Đảng trong giai đoạn Cách mạng hiện nay là trọng tâm thì đối với việc nâng cao chất lượng xây dựng quân đội, đặc biệt là nâng cao chất lượng hiệu quả công tác Đảng, công tác chính trị, giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với quân đội, bảo đảm cho quân đội vững mạnh về chính

trị, tư tưởng và tổ chức, thực sự là lực lượng chính trị, lực lượng chiến đấu trung thành và tin cậy của Đảng của Nhà nước xã hội chủ nghĩa.

Kế thừa và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh và những kinh nghiệm xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất trong lịch sử của Đảng. Từ đó, Đảng ta tiếp tục khẳng định vai trò của Mặt trận dân tộc thống nhất trong tiến trình lịch sử Việt Nam “ Mặt trận là một chính sách quan trọng. Công tác Mặt trận là một công tác quan trọng trong toàn bộ công tác cách mạng. Các cán bộ và Đảng viên ta cần nắm vững và chấp hành đúng nghị quyết của Đại hội Đảng và Nghị quyết bộ chính trị về vấn đề Mặt trận dân tộc thống nhất. Trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân cũng như trong cách mạng XHCN. Mặt trận dân tộc thống nhất vẫn là một trong những lực lượng to lớn của cách mạng xã hội.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bài nói của Bác Hồ với lớp tập huấn cán bộ mặt trận, báo tháng 8 -

1962.

2. Chiến lược đại đoàn kết Hồ Chí Minh (1995), NXB Chính trị Quốc gia

Hà Nội

3. Phạm Thế Duyệt, Tạp chí cộng sản, số 22 - 2005.

4. Trần Bá Đệ, Lịch sử Việt Nam từ xưa đến nay, (2008) NXB Đại học (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quốc gia Hà Nội,

5. Lênin: Toàn tập, tập 39, (1977 ) NXB tiến bộ Macxcơva. 6. Lênin: Toàn tập, tập 41, (1977) NXB tiến bộ Macxcơva. 7. Lênin: Toàn tập, tập 45, (1978) NXB tiến bộ Macxcơva.

8. Mác - Ăngghen: Toàn tập, tập 2,(2000) NXB Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

9. Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 2, (1980) NXB sự thật. 10. Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 7, (1987) NXB sự thật. 11. Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 8, (1996) NXB sự thật.

12. Lịch sử NXB Việt Nam (trích văn kiện, tập 1), NXB sách giáo khoa Mác

– Lênin.

13. Tôn Đức Thắng, về Mặt trận dân tộc thống nhất, (1977) NXB Sự thật Hà Nội.

14. Tài liệu tuyên truyền, kỷ niệm 65 ngày thành lập MTDTTNVN, (1995)

NXB Chính trị quốc gia Hà Nội.

15. Uỷ ban trung ương MTTQVN, Sử lược MTDTTN trong CMVN, (1995)

NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội.

16. Uỷ ban trung ương MTTQVN, Lịch sử MTDTTNVN, quyển 1: 1930 -

17. Văn kiện Đảng: Về Mặt trận dân tộc dân thống nhất (1971) NXB sự thật.

18. Văn kiện Đảng: Toàn tập, tập 2, (1998) NXB Chính trị quốc gia. 19. Văn kiện Đảng: Toàn tập, tập 6, (2000) NXB Chính trị quốc gia. 20. Văn kiện Đảng: Toàn tập, tập 7, (2000) NXB Chính trị quốc gia.

Một phần của tài liệu Đường lối xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất của đảng từ năm 1930 đến năm 1945 (Trang 60 - 67)