Hội nghị lần thứ VII (11/1940)

Một phần của tài liệu Đường lối xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất của đảng từ năm 1930 đến năm 1945 (Trang 44 - 47)

Sau khi Hội nghị Trung ương tháng 11/1939, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ, đồng chí Lê Duẩn và một số đồng chí ủy viên Trung ương khác bị bắt các

đồng chí còn lại cùng đồng chí Trường Chinh, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Quốc Việt (xứ ủy Bắc Kỳ)

Đồng chí Trường Chinh giữ chức Tổng bí thư của Đảng, Hội nghị Trung ương họp tại Đình Bảng (Từ sơn – Bắc Ninh). Hội nghị họp từ ngày 6 đến ngày 9/11/1940 có các đồng chí Trường Chinh, Phan Đăng Lưu, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Quốc Việt, Trần Đăng Ninh … tham dự, căn cứ vào sự phân tích tình hình thế giới và ảnh hưởng của chiến tranh thế giới thứ hai tới Đông Dương, Hội nghị dự đoán: “Một cao trào cách mạng nhất định sẽ nổi dậy Đảng phải chuẩn bị để gánh lấy cái sứ mệnh thiêng liêng” lãnh đạo cho các dân tộc bị áp bức Đông Dương vũ trang bạo động giành lấy quyền tự do độc lập [ 19, tr 58]

Hội nghị đã chỉ ra những âm mưu, thủ đoạn và chính sách của đế quốc Pháp phát xít Nhật và tình cảnh của các giai cấp, tầng lớp nhân dân Đông Dương. Trên cơ sở phân tích một cách sâu sắc, cụ thể sự chuyển biến thái độ đối với cách mạng, tình hình các tổ chức Đảng phái và thực trạng phong trào tranh đấu vận động cách mạng phản đế, Hội nghị đã khẳng định, phát triển một số quan điểm, nhận thức mới về sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược và về đối tượng, nhiệm vụ cách mạng: nội dung, phương thức tập hợp lực lượng cách mạng. Trước diễn biến tình hình, cách mạng Đông Dương trong giai đoạn hiện tại vẫn phải bao gồm cả hai nhiệm vụ và mang tính chất phản đế và phản phong. Cách mạng phản đế và cách mạng thổ địa phải đồng thời tiến hành; không thể cái làm trước cái làm sau. Mặc dầu lúc này khẩu hiệu cách mạng phản đế – cách mạng giải phóng dân tộc cao hơn và thiết dụng hơn, song nếu không làm được cách mạng thổ địa thì cách mạng phản đế khó thành công. Hội nghị nhấn mạnh: Tình thế hiện tại không thay đổi gì tính chất cơ bản của cuộc cách mạng tư sản dân quyền ở Đông Dương, và chỉ ra những

Nhật giữa dân tộc Đông Dương và dân tộc Trung Hoa, thành lập Mặt trận thống nhất phản đế giữa các dân tộc bị áp bức ở Viễn Đông, nhằm mở rộng, liên minh, ủng hộ Liên bang Xô Viết.

Tiếp tục bổ sung, phát triển đường lối, chủ trương, chính sách lập Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế, Hội nghị lần này đi sâu cụ thể hóa nội dung, biện pháp xây dựng tổ chức mặt trận và các đoàn thể quần chúng. Khác với các văn kiện trước đây, Hội nghị đã chỉ ra hai kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương là đế quốc chủ nghĩa Pháp – Nhật. Sự chuyển biến mới trong tư duy, nhận thức thể hiện ở chỗ lần đầu tiên chính thức xác định được lực lượng cách mạng bao gồm cả tư sản bản xứ (tư sản công nghệ, thương mại, phú nông) và địa chủ phản đế, coi đây là “Sức dự trữ trực tiếp của cách mạng tư sản Đông Dương”. Sức dự trữ gián tiếp được chỉ rõ bao gồm Liên bang XôViết, cách mạng thế giới và sự xung đột giữa các đế quốc về vấn đề Đông Dương. Nghị quyết của Hội nghị đã chính thức ghi nhận trong văn kiện khái niệm về “chiến thuật lập Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế” và hướng dẫn nội dung, cách thức lập mặt trận bằng cách tổ chức, tập hợp các đoàn thể phản đế, bao gồm Đảng Cộng sản Đông Dương, các Công hội, Nông hội, Việt Nam Phản đế cứu quốc hội, các Hội Phản đế cứu quốc, Hội phụ nữ giải phóng, Đoàn thanh niên Phản đế, các đội tự vệ, các hội tán trợ cách mạng. Nơi nào có từ 3 đoàn thể phản đế trở lên là cấp Đảng bộ nơi ấy phải triệu tập hội nghị để bầu ra một Ủy ban Mặt trận Phản đế của địa phương. Nghị quyết cũng chỉ rõ phải gắng thống nhất tổ chức của mặt trận toàn xứ để đi tới Đaị hội đại biểu toàn quốc của Mặt trận.

Về phương thức lãnh đạo và hoạt động, Hội nghị nêu rõ cần phải xây dựng Chương trình Mặt trận và Đảng phải đề nghị một Cương lĩnh tối thiểu để làm chương trình chung của Mặt trận, Cương lĩnh đó phải căn cứ vào mục đích của Mặt trận mà ấn định.

Phương pháp thực hiện mở rộng Mặt trận không gì bằng tổ chức những cuộc liên hiệp hành động tranh đấu giữa các đoàn thể trong Mặt trận; liên hiệp

giữa Mặt trận phản đế Đông Dương với Mặt trận kháng Nhật của Trung Quốc.

Sau Hội nghị, Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ra lời kêu gọi các dân tộc Đông Dương hãy xiết chặt hàng ngũ lại dưới ngọn cờ phản đế cứu quốc của mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương và hô hào các tầng lớp dân chúng, kẻ xuất công, người xuất của, chuẩn bị võ trang tranh đấu.

Một phần của tài liệu Đường lối xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất của đảng từ năm 1930 đến năm 1945 (Trang 44 - 47)