Hội nghị lần thứ VIII (5/1941)

Một phần của tài liệu Đường lối xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất của đảng từ năm 1930 đến năm 1945 (Trang 47 - 60)

Chiến tranh thế giới phát triển mau lẹ với mức độ và quy mô ngày càng ác liệt, rộng lớn hơn. Tình hình cách mạng rất khẩn trương đòi hỏi phải có những chủ trương, quyết sách kịp thời, nhạy bén, sát sao, tập trung hơn.

Sau một thời gian chuẩn bị, từ ngày 10 đến ngày 19/5/1941, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 đã họp ở Pắc Bó (Cao Bằng) do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, đại biểu của Quốc tế Cộng sản, chủ trì. Hội nghị đã xem xét lại toàn bộ chiến lược của Đảng Cộng sản Đông Dương và đề ra những chủ trương, quyết sách mang tính lịch sử, trong đó có vấn đề thành lập tổ chức mới của Mặt trận Dân tộc thống nhất.

Phân tích về những diễn biến của cuộc chiến tranh thế giới, Hội nghị nhất trí với những đánh giá của các hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 6 (11/1939) và lần thứ 7 (11/1940); đồng thời dự đoán sự phát triển tình hình từ sau khi Pháp đầu hàng Đức – Nhật, chỉ ra bốn đặc điểm khác với cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất và đưa ra dự báo: “Nếu cuộc đế quốc chiến tranh lần trước đã đẻ ra Liên Xô, một nước xã hội chủ nghĩa thì cuộc đế quốc chiến tranh lần này sẽ đẻ ra nhiều nước xã hội chủ nghĩa, sẽ do đó mà cách mạng nhiều nước thành công”.[20, tr100]

Về tình hình trong nước, Hội nghị nêu rõ: xứ Đông Dương cũng bị giặc Pháp lôi cuốn vào vòng chiến tranh làm cho kinh tế đổ nát, chính trị rối ren và

lên đấu tranh cho quyền dân sinh, dân chủ, vì vậy mà thúc đẩy phong trào cách mạng phát triển. Chính sách của Pháp ở Đông Dương là phát xít hóa bộ máy cai trị, quân nhân hóa bộ máy thống trị và thẳng tay bắn giết đàn áp phong trào giải phóng Đông Dương; đầu hàng Nhật Bản, Xiêm La. Chiếm được Đông Dương, Nhật đã làm chủ hẳn về các mặt kinh tế, quân sự, làm thầy về mặt chính trị và dần dần muốn làm chủ cả về tinh thần.

Mặc dù bị đàn áp liên miên, phong trào cách mạng Đông Dương vẫn sôi nổi và phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng các đảng phái cách mạng không phát triển lắm hoặc do mới ra đời nên không có mấy thế lực, chỉ có Đảng Cộng sản Đông Dương là mạnh mẽ, có thế lực trong quần chúng.

Vấn đề dân tộc là một trong những nội dung được đề cập một cách toàn diện trong Hội nghị. Trước hết, Hội nghị đã vạch trần âm mưu, thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc của đế quốc Pháp với chính sách “ chia để trị” đã gây nên những mâu thuẫn, hằn thù giữa các dân tộc Đông Dương và giữa các dân tộc Việt Nam. Quan điểm, nguyên tắc cơ bản về chính sách dân tộc của Đảng đã được đề cập một cách rõ ràng: Pháp – Nhật không chỉ là kẻ thù của công nông mà là kẻ thù của cả dân tộc Đông Dương. Khẩu hiệu của Đảng lúc này là phải làm sao giải phóng cho được các dân tộc Đông Dương ra khỏi ách đô hộ của giặc Pháp – Nhật. Để làm tròn nhiệm vụ ấy, công việc cốt yếu của Đảng là liên minh tất cả lực lượng của các giai cấp, đảng phái, các nhóm cách mạng cứu nước, các tôn giáo, các dân tộc kháng Nhật. Trước mắt, tất thảy những yêu sách của bộ phận mà có hại đến quyền lợi của dân tộc thì phải gác lại để giải quyết sau. “ Trong lúc này quyền lợi của bộ phận, của giai cấp phải đặt dưới sự sinh tử, tồn vong của quốc gia, của dân tộc. Trong lúc này nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp

ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được”.[20, tr133]

Xác định kẻ thù và những chuyển biến trong thái độ đối với cách mạng của các giai cấp, tầng lớp nhân dân hiện thời, Hội nghị chỉ rõ: nhân dân Đông Dương không chỉ làm nô lệ cho giặc Pháp, mà còn làm trâu ngựa cho giặc Nhật. Các tầng lớp nhân dân đã bị đẩy vào tình cảnh vô cùng khốn đốn. Thợ thuyền, dân cày và quần chúng lao khổ đang khốn đốn. Thợ thuyền, dân cày và quần chúng lao khổ đang hăng hái chống đế quốc quyết liệt và có một tinh thần hy sinh hơn trước.

Các tầng lớp phú nông, địa chủ, viên chức cũng tất thảy đều bị phá sản, khánh kiệt, do đó thái độ cũng đã thay đổi nhiều. Tinh thần cách mạng của binh lính đã lên cao, họ không ngần ngại trên bước đường cùng với thợ thuyền, dân cày chống đế quốc xâm lược.

Giai cấp tiểu tư sản, đặc biệt là các hàng viên chức, tiểu chủ, tiểu nông một phần đã hăng hái tham gia, một phần nữa lại tỏ cảm tình với cách mạng một cách sốt sắng hơn trước.

Giai cấp địa chủ, phú nông và một phần tư bản bản xứ thay đổi thái độ. Trước kia đối với cách mạng, hoặc có thái độ ác cảm, tìm cách phá hoại, hoặc thờ ơ lãnh đạm. Ngày nay trừ một số ít làm tay sai cho Pháp – Nhật, còn phần đông đã có cảm tình với cách mạng hoặc giữ thái độ trung lập. Thái độ các đảng phái chính trị cũng có thay đổi ít nhiều. Những đảng phái chân thành cách mạng đã có một thái độ rõ rệt và quyết tâm hơn. Một số đông quần chúng bị bọn thân Nhật lừa phỉnh nay đã thấy rõ dã tâm của chúng lại càng chán Nhật, nên họ cũng có khuynh hướng cách mạng. Ngay như Việt Nam Phục quốc đồng minh hội, sau khi bị Nhật đem tố giác cho Pháp bắt và giết hại, họ tỏ thái độ muốn đi với cách mạng để chống kẻ thù chung. Trước

những hành động gian trá của Nhật, những tổ chức tôn giáo như đạo Cao Đài, một số đông tín đồ ở cơ sở lại có khuynh hướng ghét Nhật, chống Pháp.

Sự thay đổi thái độ của các giai cấp trong xã hội làm cho tương quan lực lượng cách mạng và phản cách mạng cũng thay đổi. Những giai cấp trước kia còn xa cách mạng, nay xích gần đến với cách mạng; hạng trước kia ghét cách mạng thì nay trở nên trung lập hoặc có cảm tình với cách mạng. Những hạng như địa chủ, tư bản bản xứ, trước kia có thể là đội quân hậu bị của đế quốc, chống cách mạng, nay lại trở thành hậu bị quân của cách mạng.

Chủ trương, chính sách mới về mặt trận được đề ra trong phần chiến luật vận động cách mạng của Đảng. Theo đó, mục tiêu của cuộc vận động cách mạng hiện thời là phải làm thế nào để đánh đuổi được Pháp – Nhật, thực hiện cho được cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Về chiến thuật, phải làm thế nào có lợi cho cuộc cách mạng . Những khẩu hiệu cao chưa thể thực hiện được trong tình thế hiện tại thì không đưa vào, vì không thiết thực, không bổ ích, nếu không thực hiện được sẽ trở thành trống rỗng. Chiến thuật hiện tại của Đảng và phải vận dụng một phương pháp hiệu triệu hết sức thống thiết, làm sao đánh thức được tinh thần dân tộc xưa nay trong nhân dân (hơn hết là dân tộc Việt Nam). Cho nên cái hiệu triệu của Đảng hiện nay không thể gọi như trước là Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương, mà phải đổi ra cái tên khác có tính chất dân tộc hơn. Vậy mặt trận của đảng ta hiện nay ở Việt Nam là Việt Nam độc lập Đồng Minh,gọi tắt là Mặt trận Việt Minh.

Chủ trương xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi là đúng, là cần thiết, tập trung vào nhiệm vụ giải phóng dân tộc là đúng là cần thiết và hội nghị trung ương lần VIII đã giải quyết được những điều đó.

Toàn bộ nội dung nghị quyết hội nghị trung ương lần VIII đã cơ bản hoàn chỉnh về đường lối chiến lược cách mạng giải phóng dân tộc, có những bước phát triển sáng tạo và hiệu quả. Nghị quyết đã đưa ra và cổ vũ mạnh mẽ

tinh thần dân tộc Việt Nam vốn có sẵn từ hàng nghìn năm trước mà kể từ sau hội nghị thành lập Đảng 3/2/1930 chưa được triệt để khai thác. Nghị quyết đã lôi cuốn được mọi tầng lớp nhân dân cùng đứng trong mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi từ trước chưa từng có để đánh đuổi Pháp – Nhật, tiến tới tổng khởi nghĩa giành chính quyền.

Mặt trận Việt Minh

Ngày 19/5/1941 kết thúc hội nghị lần thứ 8 của ban chấp hành trung ương Đảng Cộng Sản Đông Dương cũng là ngày đánh đấu sự ra đời của mặt trận dân tộc thống nhất chống Nhật – Pháp ở Việt Nam – Việt Nam độc lập Đồng Minh gọi tắt là Việt Minh.

Ngay sau Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8, để khích lệ tinh thần yêu nước và quảng bá chủ trương thành lập Việt Minh, ngày 6/6/1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc có thư cáo đồng bào, nêu cao truyền thống đấu tranh anh hùng bất khuất chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, chỉ ra nguyên nhân thất bại đã qua: Việc lớn chưa thành không phải vì đế quốc mạnh, nhưng một là vì cơ hội chưa chín, hai là vì dân ta chưa hiệp lực đồng tâm. Người kêu gọi các bậc phú hào yêu nước, công, nông, binh, phụ nữ, công chức, tiểu thương cần hết thảy, chúng ta phải đoàn kết lại đánh đổ bọn đế quốc và bọn Việt gian đặng cứu giống nòi ra khỏi nước sôi lửa nóng, ai là người Việt Nam đều phải kề vai gánh vác một phần trách nhiệm.

Thư Kính cáo đồng bào của Nguyễn Ái Quốc đã khái quát cô đọng tinh thần, nội dung Nghị quyết Trung ương lần thứ 8 và kêu gọi đồng bào hưởng ứng chủ trương thành lập Mặt trận Việt Minh. Từ Lời kêu gọi nhân dịp thành

lập Đảng đến Thư Kính cáo đồng bào, cách mạng Việt Nam đã chuyển sang

một bước ngoặt quan trọng, mở đầu cho việc truyền bá chủ trương thành lập Việt Minh rộng rãi trong toàn dân tộc.

Việt Minh vừa mới ra đời đã đề ra việc dự bị cho một cuộc khởi nghĩa để giành độc lập tự do cho dân tộc. Danh hiệu Việt Nam dân chủ cộng hòa đã được nêu ra cho chính phủ cách mạng thành lập sau khi đánh đuổi Nhật, Pháp. Cờ đỏ giữa có ngôi sao vàng năm cánh được dự bị làm quốc kỳ. Chương trình cứu quốc của Việt Minh về mọi mặt chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội, dân tộc vẫn không khác nhiều so với bản luận cương chính trị của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ.

Ngày 1/12/1941, Trung ương Đảng ra chỉ thị về công tác tổ chức giải thích rõ Việt Nam độc lập Đồng Minh là một hình thức của Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế. Trong tổ chức này không phải chỉ có Đảng và các đoàn thể cứu quốc hiện có chân trong Mặt trận. Muốn xứng đáng với danh nghĩa Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế, Mặt trận Việt Minh phải bao gồm hết thảy các đảng phái cách mệnh khác của người Việt Nam hiện chưa gia nhập Việt Minh. Ngoài các đoàn thể cứu quốc có tính cách chính trị cách mệnh rõ điều lệ, còn cần tổ chức ra nhiều đoàn thể đơn sơ, không điều lệ, bán công khai hoặc công nữa.

Chỉ thị còn hướng dẫn cụ thể việc xây dựng tổ chức các cấp ủy Việt Minh từ làng, xí nghiệp, xã, tổng đến huyện tỉnh. Ủy ban Việt Minh cấp nào thì do đại biểu của ban chấp hành các đoàn thể cứu quốc cấp ấy họp thành. Muốn gây cơ sở tổ chức cứu quốc ở làng, một xí nghiệp, cần phải thành lập ủy ban vận động Việt Minh. Quyền hạn của ủy ban ngang như một tiểu tổ của một đoàn thể cứu quốc trong Việt Minh.

Ngày 25/10/1941, Việt Minh chính thức công bố Tuyên ngôn, Chương trình và Điều lệ. Bản tuyên ngôn đã chỉ ra nguy cơ diệt vong của dân tộc và

khẳng định hiện thời chúng ta chỉ có một con dường là đoàn kết thống nhất, đánh đuổi Nhật, Pháp, trừ khử Việt gian và nhấn mạnh chỉ có Việt Nam độc lập đồng minh mới là tổ chức đưa toàn dân vào con đường ấy.

Tuyên ngôn cũng nêu rõ chủ trương liên hiệp hết thảy các dưới đồng bào yêu nước, không phân biệt giàu nghèo, già trẻ, trai gái, không phân biệt tôn giáo và xu hướng chính trị, đặng cùng nhau mưu cuộc dân tộc giải phóng và sinh tồn, coi quyền lợi dân tộc cao hơn hết thảy. Việt Minh sẵn sàng giơ tay đón tiếp những cá nhân hay đoàn thể, không cứ theo chủ nghĩa quốc tế hay quốc gia, miễn là thành thực muốn đánh đổ Nhật, Pháp để dựng lên một nước Việt Nam tự do và độc lập và kêu gọi đồng bào ta hãy tin tưởng các đoàn thể cứu quốc của Việt Minh mà gia nhập cho mau.

Chương trình Việt Minh đánh giá về tình hình thế giới và tình hình Việt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nam, đồng thời nêu chủ trương cứu nước, bổ sung hai điểm trong đấu tranh về mặt chính trị là hủy bỏ những hiệp ước Pháp đã ký với các nước và chống hết thảy những lực lượng xâm phạm đến tự do, độc lập của Việt Nam. Về kinh tế, bổ sung nhiệm vụ chia lại công điền, giảm tô, thống kê nhất đo lường.

Điều lệ Việt Minh là văn kiện mang nhiều nét đặc biệt. Hệ thống tổ

chức của Việt Minh được thành lập ở tất cả các đơn vị hành chính, sản xuất, trường học, từ cơ sở lên đến toàn quốc gồm 7 cấp và xác định nguyên tắc tổ chức theo chế độ dân chủ tập trung. Những quy định về điều kiện tham gia Việt Minh rất rộng rãi, không phân biệt đảng phái, đoàn thể nào của người Việt Nam kể cả các dân tộc thiểu số, không phân biệt giai cấp, tôn giáo và xu hướng chính trị.

Cao Bằng là tỉnh đầu tiên trong cả nước được tiếp thu sâu rộng chủ trương thành lập mặt trận Việt Minh. Sau khi Ban lâm thời Việt Minh tỉnh được thành lâp, Cao Bằng lại là nơi phổ biến sớm nhất tuyên ngôn, Chương trình, Điều lệ của Việt Minh và điều lệ của các đoàn thể cứu quốc. Cho đến cuối năm 1941 phong trào xây dựng Việt Minh và các đoàn thể cứu quốc lan rộng ra toàn tỉnh, trong đó có một số xã, trong hoàn toàn Việt Minh. Các hình

chúng nhân dân lớn, bé, già trẻ, trai gái, giàu, nghèo, ngoại trừ số rất ít phần tử phản động hoặc trung lập. Sang năm 1942 đã có 3 trong 9 Châu trở thành Châu hoàn toàn Việt Minh, tuy về hình thức chính quyền vẫn tồn tại, những vai trò, tác dụng thực tế không còn. Ở cấp xã, nói chung chính quyền địch đã bị tê liệt, phần lớn những người trong bộ máy chính quyền cũ đã tham gia vào các hội cứu quốc, thi hành mọi chủ trương của Việt Minh, số còn lại có cảm tình với Việt Minh; những người dính dáng tới chính quyền cũ thi nằm im hoặc bỏ chạy. Mặt trận Việt Minh đóng vai trò vừa là tổ chức quần chúng tập hợp, đoàn kết nhân dân, đồng thời là nhiệm vụ lãnh đạo và quản lý ở những vùng nhân dân theo Việt Minh như một bộ máy chính quyền sơ khai của cách mạng. Ủy ban Việt Minh xã không chỉ lãnh đạo giải quyết những vấn đề chính trị, mà còn làm nhiệm vụ quản lý đời sống của quần chúng trên các mặt kinh tế, văn hóa, trật tự trị an. Ở cấp tổng thì một bộ phận nhỏ trong chính quyền là người của Việt Minh, một số khác là người có cảm tình với cách mạng hoặc trung lập ở các châu lỵ , những phần tử chống đối không dám ngủ ở nhà

Sau Cao Bằng, tổ chức Việt Minh và các đoàn thể cứu quốc nhanh chống lan rộng sang Bắc Kạn, Lạng Sơn rồi các tỉnh khác ở Việt Bắc đáp ứng yêu cầu mở rộng, phát triển tổ chức Việt Minh và các đoàn thể cứu quốc, tháng 5/1942, tổng bộ Việt Minh mở lớp huấn luyện cán bộ chủ chốt lại Cao

Một phần của tài liệu Đường lối xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất của đảng từ năm 1930 đến năm 1945 (Trang 47 - 60)