Đánh giá về quan hệ kinh tế Hàn Quốc – Hoa Kì từ 1991 đến 2010

Một phần của tài liệu Quan hệ kinh tế hàn quốc hoa kì từ năm 1991 đến năm 2010 (Trang 73)

2.3.1. Đánh giá chung về quan hệ kinh tế Hàn Quốc – Hoa Kì từ 1991 đến 2010

Chiến tranh lạnh kết thúc, trật tự Ianta sụp đổ, cả thế giới chuyển sang một giai đoạn phát triển mới với xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Trước chuyển biến mới của tình hình thế giới, quan hệ kinh tế Hàn Quốc – Hoa Kì cũng có những điều chỉnh và chuyển biến nhất định phù hợp với xu thế mới của thế giới và quan trọng hơn là đảm bảo lợi ích mỗi bên.

Trong quan hệ kinh tế, cả Hàn Quốc và Hoa Kì đều có lý do để duy trì một mối quan hệ mật thiết với phía bên kia, dù cho xu thế toàn cầu hoá ngày càng kéo theo sự phụ thuộc lẫn nhau giữa nhiều nền kinh tế chứ không chỉ là từng quan hệ song phương đơn thuần. Nhưng chính sự phụ thộc ngày càng tăng của các nền kinh tế trên thế giới đã tạo ra môi trường an ninh phụ thuộc lẫn nhau của từng cặp quan hệ. Hoa Kì và Hàn Quốc cũng không ngoại lệ. Đối với Hàn Quốc, một đất nước dựa nhiều vào xuất khẩu và đầu tư nước ngoài, trong đó Hoa Kì là một trong những đối tác luôn chiếm tỷ trọng lớn cùng với Nhật Bản, Tây Âu, nên Hàn Quốc xem trọng mối quan hệ kinh tế với Hoa Kì chính là xem trọng nhân tố bảo đảm thịnh vượng kinh tế quốc gia

[3; 48]. Còn Hoa Kì, duy trì một châu Á ổn định có nghĩa là duy trì sự ổn định chung của khu vực và toàn cầu, trên hết là lợi ích của Hoa Kì. Dù Hàn Quốc không phải là thị trường rộng lớn hay một đối tác có đủ khả năng làm đảo lộn chính sách kinh tế đối ngoại của Hoa Kì nhưng lại là một trong những nhân tố tạo nên sự thịnh vượng của Hoa Kì. Hơn nữa Hoa Kì đã cất công xây dựng Hàn Quốc thành một trong những hình mẫu “chủ nghĩa tư bản ngoại vi” và Hoa Kì không muốn thấy Hàn Quốc gia tăng chủ nghĩa bảo hộ vì khi chủ nghĩa bảo hộ gia tăng và chiếm ưu thế ở Hàn Quốc cũng đồng nghĩa là kế hoạch xây dựng thể chế dân chủ tự do ở đây thất bại.

Tuy Hoa Kì vẫn là đối tác kinh tế quan trọng của Hàn Quốc, thế nhưng trong bối cảnh và xu thế mới, mối quan hệ Hàn Quốc – Hoa Kì cũng không còn giống trước. Giờ đây quan hệ buôn bán giữa hai nước trở thành quan hệ cạnh tranh, những va chạm thương mại ngày càng tăng. Bởi khi mối quan hệ đã được đặt trên cơ sở các nhu cầu thực sự lợi ích cho cả hai phía thì một mặt nó phản ánh cách tiếp cận đúng đắn thiết thực của cả hai bên, song mặt khác những khó khăn thực sự cũng nảy sinh. Bản chất của quan hệ Hàn Quốc – Hoa Kì đang trên đà phát triển nhưng đã có sự thay đổi. Những năm gần đây khi nền kinh tế Hàn Quốc phát triển khá toàn diện, Washington đã bắt đầu coi Hàn Quốc như một quốc gia phát triển. Với những ưu tiên mà Hoa Kì dành cho nước này trước đây cũng không còn nữa. Hàn Quốc được tổng thống B.Clinton coi là một trong 5 đối tác thương mại lớn nhất của Hoa Kì cùng với Liên minh châu Âu, Nhật Bản, Canada và Trung Quốc.

Quan hệ kinh tế với Hoa Kì là xương sống của nền kinh tế Hàn Quốc, Hàn Quốc rất coi trọng quan hệ kinh tế với Hoa Kì. Tuy nhiên, với tốc độ phát triển kinh tế của Hàn Quốc những thập niên gần đây không cho phép nước này tiếp tục trông chờ vào Hoa Kì bất kì sự ưu tiên nào; và từ lâu, Hàn Quốc cũng không còn là “một nền kinh tế tầm gửi” nữa, nên việc Hoa Kì đặt Hàn Quốc như một nước ngang hàng trong những hợp đồng thương mại và

xung đột thương mại Hoa Kì – Hàn Quốc là không tránh khỏi. Trên thực tế, Hàn Quốc rất quan tâm đến việc giảm bớt căng thẳng trong quan hệ thương mại với Hoa Kì nhưng xung đột vẫn tiếp tục xảy ra. Có lẽ đúng như một vài nhà quan sát địa phương đã nhận xét, Washington được coi như một đối tác thương mại lớn nhất, đó là nguyên nhân va chạm thương mại thường xuyên xảy ra với Hàn Quốc [10; 116 -117]

Quan hệ kinh tế Hàn Quốc – Hoa Kì cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI đã gặp nhiều sóng gió do tình hình bất ổn trên bán đảo Triều Tiên cộng với những xung đột thương mại ngày càng gia tăng giữa hai nước. Trong quá khứ, Hàn Quốc ở vào thế “chẳng thể khác”, giờ đây họ là một đối tác quan hệ tuy không ngang ngửa với Hoa Kì nhưng tiếng nói có trọng lượng hơn. Và họ cũng sẵn sàng sử dụng bất kỳ biện pháp nào để buộc Hoa Kì phải điều chỉnh quan hệ theo hướng bình đẳng và có lợi cho Hàn Quốc.

Trong quá trình triển khai quan hệ, những vấn đề khó khăn tồn tại không phải không nảy sinh, song quan hệ kinh tế Hàn Quốc – Hoa Kì (1991 – 2010) trên thực tế đã mang lại nhiều tác động tích cực đối với hai chủ thể, nhất là Hàn Quốc. Mở rộng quan hệ kinh tế với Hoa Kì giúp thương mại Hàn Quốc phát triển đồng thời còn giúp Hàn Quốc tăng tính cạnh tranh và nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế. Quan hệ kinh tế với Hoa Kì là xương sống của nền kinh tế Hàn Quốc, trong những năm qua, nền kinh tế Hàn Quốc phát triển mạnh mẽ, một phần quan trọng là được sự giúp đỡ và có một thị trường rộng lớn từ Hoa Kì. Mặc dù Hàn Quốc đã cố gắng đa phương hóa quan hệ thương mại với nhiều đối tác khác nhau như Nhật Bản, Trung Quốc, Tây Âu… nhưng Hoa Kì vẫn luôn là đối tác thương mại hàng đầu đối với Hàn Quốc.

Đối với Hoa Kì, cùng với Nhật Bản, Hàn Quốc góp phần giúp Hoa Kì xác lập vị thế tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương nói chung và Đông Bắc Á nói riêng và dù chiếm thị phần không lớn trong quan hệ buôn bán với Hoa

Kì nhưng Hàn Quốc chính là một trong những nhân tố góp phần làm nên sự thịnh vượng của Hoa Kì.

Bên cạnh những thành tựu đạt được, quan hệ kinh tế Hàn Quốc – Hoa Kì (1991 – 2010) trong quá trình triển khai vẫn tồn tại nhiều hạn chế và thách thức nhất định ảnh hưởng đến hai đối tác. Quan hệ kinh tế vẫn chưa hoàn toàn bình đẳng và vẫn chịu sự chi phối của các vấn đề an ninh, chính trị; đồng thời sự chênh lệch về trình độ phát triển và mức sống vật chất giữa Hoa Kì và Hàn Quốc đã gây ra những bất lợi trong quá trình triển khai quan hệ; Sự phụ thuộc vào kinh tế Hoa Kì trên tất cả các lĩnh vực cũng là những trở ngại lớn cho kinh tế Hàn Quốc; Những va chạm thương mại xuất hiện ngày càng nhiều gây khó khăn cho cả hai đối tác thương mại… Đây là một số khó khăn và thách thức được đặt ra đòi hỏi cả Hàn Quốc và Hoa Kì cùng giải quyết tìm ra tiếng nói chung để tạo điều kiện cho sự phát triển hơn nữa quan hệ của hai nước về sau.

Ngoài việc tác động đến hai chủ thể, quan hệ kinh tế Hàn Quốc – Hoa Kì từ sau Chiến tranh lạnh đã và đang có ảnh hưởng quan trọng đến nền kinh tế thế giới và khu vực. Trên bình diện khu vực cũng như quốc tế, có vai trò đặc biệt bởi đó là mối quan hệ giữa một siêu cường thực lực kinh tế hàng đầu thế giới với một quốc gia công nghiệp phát triển, có nền kinh tế đứng thứ 11 thế giới và ngày càng lớn mạnh. Trong hai thập kỉ qua, quan hệ kinh tế Hàn Quốc – Hoa Kì góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế khu vực và thế giới. Tuy nhiên quan hệ kinh tế Hàn Quốc – Hoa Kì trong một số trường hợp cũng tác động tiêu cực đến kinh tế khu vực và thế giới. Quan hệ trên các lĩnh vực hợp tác kinh tế thương mại, đầu tư, khoa học kĩ thuật… của Hàn Quốc và Hoa Kì đã góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế khu vực châu Á – Thái Bình Dương (vào thập niên 90 khu vực châu Á – Thái Bình Dương tăng trưởng GDP hàng năm khoảng 6% và ngày càng cao hơn). Quan hệ kinh tế Hàn Quốc – Hoa Kì phát triển sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các đồng minh của

Hoa Kì và Trung Quốc, Nga… phát triển quan hệ với Hàn Quốc do môi trường đầu tư được cải thiện. Mặt khác, quan hệ kinh tế hai nước phát triển cũng có nhiều mặt phát triển cũng có những mặt tiêu cực do cạnh tranh với các đối thủ khác, các mặt hàng xuất khẩu cùng loại của một số nước châu Á với mặt hàng xuất khẩu của Hàn Quốc bị cạnh tranh gay gắt trên thị trường Hoa Kì, đặc biệt là về điện tử, bán dẫn và ô tô.

2.3.2. Ảnh hưởng của quan hệ kinh tế Hàn Quốc – Hoa Kì tới Đông Nam Á và Việt Nam

Đông Nam Á là khu vực chịu ảnh hưởng của mối quan hệ kinh tế Hàn Quốc – Hoa Kì. Sự cạnh tranh kinh tế của Hàn Quốc và Hoa Kì ở Đông Nam Á ngày càng rõ. Hàn Quốc đã thiết lập khu vực mậu dịch tự do với các quốc gia Đông Nam Á (AKFTA), còn Hoa Kì cũng đang gia tăng sự can thiệp kinh tế vào Đông Nam Á. Đặc biệt, Hoa Kì đã kí được một số FTA với một số nước. Ví dụ, năm 2003, Hoa Kì và Singapore đã thiết lập Hiệp định thương mại tự do để tăng cường trao đổi buôn bán. Việc Hoa Kì và Hàn Quốc tăng cường hợp tác kinh tế tại khu vực Đông Nam Á là nhân tố góp phần thúc đẩy sự phát triển của Đông Nam Á.

Đối với Việt Nam, trong hai thập kỉ qua, quan hệ kinh tế Việt Nam – Hoa Kì, Việt Nam – Hàn Quốc đã có những chuyển biến quan trọng.

Đối với Hàn Quốc, là một trong những nhà tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam, kinh ngạch thương mại hai chiều năm 2000 đạt hơn 2 tỷ USD, đến năm 2005 đạt 4,3 tỷ USD và xấp xỉ 6 tỷ USD năm 2006, đưa Hàn Quốc trở thành đối tác thương mại lớn thứ 6 của Việt Nam. Năm 2006, Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam đạt 7,8 tỷ USD, là nhà đầu tư lớn thứ 3 ở Việt Nam. Việc Việt Nam tăng cường hợp tác kinh tế với Hàn Quốc đã tác động tích cực vào quan hệ kinh tế Việt Nam – Hoa Kì. Việt Nam – Hoa kì với phương châm khép lại quá khứ hướng tới tương lai, hai nước đã bình thường hoá quan hệ, thiết lập quan hệ ngoại giao và hai nước đã ký Hiệp định thương mại năm

2001. Hiện nay, Hoa Kì là thị trường và là nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam. Hoa Kì là bạn hàng thương mại số 1 của Việt Nam. “Từ 2002 đến 2004, Việt Nam đã xuất tới 12,225 tỷ USD sang thị trường Hoa Kì và nhập khẩu về tới 3,0678 tỷ USD, đến năm 2005 kinh ngạch buôn bán hai chiều đạt 7,8 tỷ USD, tăng gấp 5 lần so với năm 2001 (1,5 tỷ USD). Về đầu tư, năm 2004, Hoa Kì đầu tư vào Việt Nam 30 dự án và tính từ khi Hoa Kì có vốn đầu tư vào đến cuối năm 2004, tổng số vốn đầu tư vào Việt Nam là 2,013 tỷ USD với 259 dự

án”[11; 175]. Đến nay, Hoa Kì là một trong những đối tác kinh tế quan trọng

hàng đầu của Việt Nam.

Những kinh nghiệm của Hàn Quốc trong quan hệ kinh tế với Hoa Kì để lại cho Việt Nam một số kinh nghiệm quý giá như: xác định đối tác liên minh trụ cột nhằm tranh thủ quan hệ quốc tế; mở rộng hợp tác trên nhiều lĩnh vực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; tận dụng tốt nguồn vốn và thị trường đầu tư từ Hoa Kì, xây dựng mô hình, chiến lược phát triển mang tính đột phá dài hạn; tăng cường đào tạo nguồn nhân lực có trình độ tiên tiến và ứng dụng khoa học công nghệ cao. Đây là những bài học quý giá cho Việt Nam trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

2.4. Triển vọng quan hệ kinh tế Hàn Quốc – Hoa Kì

Nhìn chung, quan hệ kinh tế Hàn Quốc – Hoa Kì đã trải quan những thay đổi mạnh mẽ trong suốt quá trình phát triển của Hàn Quốc. Ở vào thời kì Chiến tranh lạnh, Hàn Quốc phụ thuộc nhiều vào Hoa Kì, với sự hậu thuẫn của Hoa Kì đã tạo nên “cú hích” cần thiết cho Hàn Quốc cất cánh. Hai thập niên 60, 70 thế kỉ XX đánh dấu bước phát triển vượt bậc của Hàn Quốc, tạo nên “kỳ tích sông Hàn”. Sau Chiến tranh lạnh, khi tình hình quốc tế và khu cực đã có nhiều thay đổi, cả Hàn Quốc và Hoa Kì đều khẳng định lại tầm quan trọng của mối quan hệ kinh tế Hàn Quốc – Hoa Kì. Tương lai của mối quan hệ này chịu sự chi phối của mối quan hệ liên minh Hàn Quốc – Hoa Kì. Tương lai mối quan hệ này sẽ ra sao? Làm thế nào để dự báo mối quan hệ này

là câu hỏi khó, nó tùy thuộc vào nhân tố bên trong, bên ngoài, chủ quan và khách quan. Trước hết xuất phát từ mục tiêu chiến lược đối ngoại của hai nước cũng như vị trí của đối phương trong chính sách đối ngoại của mỗi bên. Ngoài ra còn căn cứ vào tình hình kinh tế, chính trị, an ninh của mỗi nước… Bên cạnh đó, còn chịu ảnh hưởng bởi nhân tố khách quan như ảnh hưởng bởi quan hệ Hàn – Trung, Hàn – Nhật, Hàn – Nga.

Thực tế, trước sự thay đổi của tình hình quốc tế và khu vực đòi hỏi cả Hàn Quốc và Hoa Kì phải tính toán, cân nhắc, đặc biệt phải thường xuyên điều chỉnh quan hệ cho phù hợp với tình hình mới. Hoa Kì phải điều chỉnh chiến lược đối với Hàn Quốc để nước này có vị trí và vai trò xứng đáng hơn trong khu vực, công nhận tính độc lập tương đối trong chính sách ngoại giao của Hàn Quốc. Phía Hàn Quốc cần chủ động giảm tính phụ thuộc trong quan hệ với Hoa Kì trên mọi lĩnh vực, “tự thừa nhận” mình là một nước phát triển và có nhiều thành tựu đáng kể trong kinh tế và tránh đòi hỏi sự ưu tiên của Hoa Kì trong các hợp đồng thương mại. Người dân Hoa Kì đã từng phản đối và sẽ phản đối mạnh mẽ hơn nếu Chính phủ Hoa Kì bỏ tiền ra “bảo hộ” cho một nền kinh tế cạnh tranh với mình, và biết đâu trong tương lai, Hàn Quốc có thể có một sức mạnh hơn cả “một Nhật Bản thứ hai” bấy lâu trong mắt Hoa Kì.

Nhìn chung nếu tình hình hiện nay không có gì thay đổi đáng kể, trong vài thập kỉ tới mối quan Hàn Quốc – Hoa Kì vẫn tiếp tục phát triển như hiện nay, sẽ không có gì thay đổi về căn bản và nó sẽ tiếp tục được định hướng bởi mục tiêu chiến lược mang tính tương lai của mỗi bên. Đối với Hàn Quốc, nhìn chung đã đa dạng hóa các mối quan hệ nhưng rất coi trọng mối quan hệ với Hoa Kì. Vì xu thế khu vực hóa, toàn cầu hóa đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ, đặc biệt về kinh tế, cho nên hai nước phụ thuộc nhau ngày càng nhiều. Cả Hàn Quốc và Hoa Kì đều cần nhau để đảm bảo lợi ích của mình. Hoa Kì cần Hàn Quốc để thực hiện mục tiêu chiến lược toàn cầu, duy trì môi trường an

ninh ổn định tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, tạo điều kiện cho Hoa Kì phát triển, vì đây là khu vực chiếm tới 40% tổng kinh ngạch buôn bán của Hoa Kì. Đối với Hàn Quốc, sự thịnh vượng về kinh tế, sức mạnh quan sự và ưu thế quốc tế không thể có nếu không có liên minh Hàn Quốc – Hoa Kì. Nếu Hàn Quốc muốn nâng cao những thành tựu đó thì việc củng cố và phát triển

Một phần của tài liệu Quan hệ kinh tế hàn quốc hoa kì từ năm 1991 đến năm 2010 (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)