Các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại? Liên hệ thực tế 1 NHT Mở VN

Một phần của tài liệu Câu hỏi ôn tập môn lý thuyết tài chính tiền tệ và hướng dẫn trả lời (Trang 57 - 67)

* Hoạt động huy động vốn:

Đây là nghiệp vụ huy động, tạo nguồn vốn kinh doanh cho ngân hàng thương mại. Hoạt động huy động vốn được phản ánh thông qua cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng thương mại, bao gồm:

- Vốn tiền gửi: (Tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết

kiệm) Đây là nguồn vốn quan trọng nhất trong số vốn thu hút từ bên ngoài của các ngân hàng thương mại, bao gồm:

Thông qua các nghiệp vụ nhận tiền gửi thường xuyên, ngân hàng đã huy động được một lượng vốn lớn từ khách hàng. Căn cứ vào thời gian gửi tiền và mục đích của khách hàng, có thể chia nguồn vốn này thành các bộ phận sau:

+ Tiền gửi không kỳ hạn

Với loại này, người gửi có thể gửi tiền vào và rút ra bất cứ lúc nào có nhu cầu (nên còn được gọi là tiền gửi có thể rút ra theo yêu cầu – demand deposit). Khách hàng có thể yêu cầu ngân hàng trích tiền trên tài khoản để chuyển trả cho người thụ hưởng, hoặc chuyển số tiền được hưởng vào tài khoản này.

Tiền gửi không kỳ hạn được để trong các tài khoản gọi là tài khoản vãng lai (current account). Người gửi tiền có thể gửi thêm tiền vào hoặc rút tiền ra khỏi tài khoản bất kỳ lúc nào. Do tính chất có thể rút ra bất cứ lúc nào nên dạng tiền gửi này thường chỉ được hưởng lãi suất rất thấp hoặc không được ngân hàng trả lãi (Các ngân hàng thương mại thậm chí còn yêu cầu duy trì một số dư tối thiểu trên tài khoản. Trường hợp trong thời gian dài trên tài khoản không có tiền hoặc có số dư thấp hơn mức tối thiểu quy định thì chủ tài khoản còn phải trả phí duy trì tài khoản cho ngân hàng) nhưng đổi lại người gửi tiền được sử dụng các dịch vụ thanh

toán qua ngân hàng (phải trả phí dịch vụ thanh toán hay không phải trả phí tùy thuộc vào quy định của ngân hàng đối với từng loại hình dịch vụ thanh toán).

Mục đích chính của người gửi tiền là nhằm đảm bảo an toàn về tài sản và thực hiện các khoản thanh toán qua ngân hàng, do vậy, nó còn được gọi là tiền gửi thanh toán.

Tiền gửi không kỳ hạn có chi phí thấp, bởi vì người gửi tiền sẵn lòng bỏ qua một số tiền lãi để có một tài sản có tính lỏng cao sử dụng trong các hoạt động thanh toán mua hàng. Những khoản chi phí của ngân hàng để duy trì loại tiền gửi thanh toán bao gồm tiền thanh toán lãi và những chi phí trong việc phục vụ thanh toán trên các tài khoản tiền gửi loại này như: xử lý lưu trữ chứng từ thanh toán, phí tổn chuyển tiền và chứng từ, cung cấp thông tin…

Để tăng nguồn tiền gửi không kỳ hạn ngân hàng phải đa dạng hóa và thực hiện tốt các dịch vụ trung gian, thu hút nhiều khách hàng là cá nhân, các doanh nghiệp lớn. Với quy mô lớn, cơ cấu đa dạng, cơ chế hoán đổi thời gian đáo hạn của các khoản tiền gửi được thực hiện tốt sẽ làm cho mức dư tiền gửi bình quân tại ngân hàng luôn cao và ổn định, tạo điều kiện cho ngân hàn có thể sử dụng lượng tiền này để cho vay mà không làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của ngân hàng.

Tóm lại chúng ta có thể rút ra các đặc điểm chung của tiền gửi không kỳ hạn

như sau:

- Lãi suất rất thấp hoặc không được hưởng lãi

- Người gửi có thể sử dụng các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng.

- Người gửi không nhằm mục đích hưởng lãi mà chủ yếu là nhằm đảm bảo an toàn cho khoản tiền và thực hiện các hoạt động thanh toán qua ngân hàng.

+ Tiền gửi có kỳ hạn (time deposit)

Các khoản tiền gửi có kỳ hạn được đặc trưng bằng những chứng chỉ tiền gửi ghi rõ thời gian đáo hạn và số lượng, khách hàng chỉ được rút ra sau một thời gian nhất định theo kỳ hạn đã được thỏa thuận khi gửi tiền. Tuy nhiên, ngân hàng có thể giải quyết cho khách hàng rút trước thời hạn khi có yêu cầu, nhưng phải bị phạt tiền bằng việc chuyển từ mức lãi suất tiền gửi có kỳ hạn sang áp dụng mức lãi suất không kỳ hạn thấp hơn. Đối với loại tiền gửi có kỳ hạn mục đích của người gửi tiền là lợi tức, không quan tâm đến việc tận dụng những tiện ích thanh toán do ngân hàng cung cấp. Vì vậy, để tăng tỷ lệ vốn huy động có kỳ hạn ngân hàng có thể sử dụng công cụ lãi suất và các chính sách khuyến khích lợi ích vật chất khác như xổ số hoặc bốc thăm trúng thưởng…. để tạo ra sự quan tâm thu hút khách hàng, đặc biệt là nhóm khách hàng cá nhân. Mức lãi suất cụ thể phụ thuộc

toàn trong quan hệ tín dụng, đồng thời được xác định theo nguyên tắc thời gian càng dài lãi suất càng cao.

Với những đặc tính ổn định của tiền có kỳ hạn, ngân hàng có thể chủ động kế hoạch hóa việc sử dụng nguồn vốn, tìm kiếm những khoản đầu tư có thời gian hợp lý và thu lợi nhuận cao.

Tóm lại tiền gửi có kỳ hạn có các đặc điểm sau: - Lãi suất thường cao hơn so với không kỳ hạn

- Người gửi tiền không được sử dụng dịch vụ thanh toán qua ngân hàng - Mục đích của người gửi tiền là để hưởng lãi

- Nếu rút tiền trước hạn thì về nguyên tắc người gửi tiền không được hưởng lãi nhưng để cạnh tranh giữa các ngân hàng thì thường các ngân hàng vẫn trả lãi với lãi suất không thời hạn hoặc lãi suất có thời hạn thực gửi

+ Tiền gửi tiết kiệm (savings deposit)

Là loại tiền gửi để dành của các tầng lớp dân cư, được gửi vào ngân hàng để được hưởng lãi theo định kỳ. Các mức lãi suất tương uwngs với từng kỳ hạn gửi được ngân hàng công bố sẵn. Các kỳ hạn thường là 1, 3, 6, 9, 12 tháng hoặc trên một năm (18, 24 tháng). Hình thức phổ biến của loại tiền gửi này là tiết kiệm có sổ. Về mặt kỹ thuật, dạng tiền gửi này người gửi tiền được ngân hàng cấp cho một sổ dùng để gửi tiền vào và rút tiền ra, đồng thời nó còn xác nhận số tiền đã gửi. Ngân hàng không cung cấp các dịch vụ trung gian thanh toán cho khách hàng gửi tiền tiết kiệm.

Ở Việt Nam, hình thức gửi tiết kiệm phổ biến là:

Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: là loại tiền gửi tiết kiệm mà người gửi tiền có thể gửi nhiều lần và rút ra bất cứ lúc nào. Ngân hàng trả lãi cho loại tiền gửi này nhưng rất thấp

Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: Là loại tiền gửi tiết kiệm có thời hạn gửi cố định trước. Loại tiền gửi này cũng tương tự như tiền gửi có kỳ hạn ở các điểm là không được phép rút trước hạn, được hưởng lãi cao hơn các dạng tiền gửi không kỳ hạn và không được hưởng các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng. Với dạng tiền gửi này, người gửi chỉ được gửi tiền vào một lần và rút ra một lần cả vốn lẫn lãi khi đến hạn. Không cho phép bổ sung thêm vào số tiền đã gửi khi chưa hết hạn. Mỗi lần gửi được coi là một khoản tiền gửi riêng biệt. Mức tối thiểu của mỗi lần gửi tiền do từng ngân hàng quy định.

Tiền gửi tiết kiệm có mục đích: thường là hình thức tiết kiệm trung và dài hạn, người tham gia ngoài việc được ngân hàng trả lãi còn được ngân hàng cấp tín dụng nhằm mục đích bổ sung thêm vốn để mua sắm các phương tiện phục vụ nhu cầu tiêu dùng.

Như vậy, tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm là loại tiền gửi phi giao dịch. Chúng có cùng tính chất là được hưởng lãi cao và chủ tài khoản không được phát hành séc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lý do phải tách riêng tiền gửi tiết kiệm ra mà không xếp vào hai dạng tiền gửi trên (tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn) mặc dù tính chất của chúng rất giống nhau là vì đây là tiền tiết kiệm của các tầng lớp dân cư, là tài sản tích lũy của quốc gia, được xem là nguồn vốn nội lực của đất nước, cho nên cần có chính sách ưu tiên bảo vệ. (ví dụ: các NHTW thường buộc các ngân hàng thương mại khi huy động dạng tiền gửi này thì phải mua bảo hiểm cho chúng, hoặc các công ty tài chính không được huy động dạng tiền gửi này)

Vốn tiền gửi là nguồn vốn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số nguồn vốn của ngân hàng thương mại, là nguồn vốn chủ yếu để ngân hàng kinh doanh. Nó phản ánh bản chất của ngân hàng là đi vay để cho vay. Chính vì vậy người tao gọi ngân hàng thương mại là ngân hàng tiền gửi.

- Vốn đi vay (Vay của ngân hàng trung ương, vay của các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu)

+ Phát hành các chứng từ có giá

Ngân hàng chủ động phát hành các loại kỳ phiếu ngân hàng để huy động vốn nhằm thực hiện những dự án đầu tư đã định. Việc huy động vốn dưới hình thức phát hành kỳ phiếu ngân hàng được thực hiện theo hai phương thức: phát hành theo mệnh giá (trả lãi sau, người mua trả tiền theo mệnh giá được ghi trên bề mặt kỳ phiếu): phát hành bằng hình thức triết khấu (trả lãi trước, người mua sẽ trả một số tiền bằng mệnh giá trừ đi khoản lãi mà họ được hưởng).

+ Vay của các ngân hàng và các trung gian tài chính khác

Qua thị trường tiền tệ liên ngân hàng, ngân hàng có thể khai thác các khoản vốn nhàn rỗi từ các ngân hàng, tổ chức tín dụng khác. Hoạt động vay mượn này nahwfm mục đích điều hòa nhu cầu vốn khả dụng và đảm bảo nguồn vốn lưu chuyển thông suốt liên tục trong hệ thống ngân hàng.

+ Vay của ngân hàng trung ương

Bất kỳ ngân hàng thương mại nào khi được ngân hàng trung ương cấp phép hoạt động đều được vay vốn tại ngân hàng trung ương trong trường hợp cần bổ sung vốn khả dụng. Nghiệp vụ vay vốn này được ngân hàng trung ương thực hiện dưới hình thức phổ biến là tái cấp vốn, bao gồm tái chiết khấu các loại giấy tờ có giá và cho vay thế chấp. Khoản vay này liên quan đến lượng tiền cung ứng của ngân hàng trung ương, đến việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.

Hiện nay NHNN Việt Nam áp dụng 3 hình thức cấp tín dụng sau:

 Chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác

 Cho vay có đảm bảo bằng cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác

 Cho vay lại theo hồ sơ tín dụng. Thường là các hồ sơ tín dụng hỗ trợ theo yêu cầu của nền kinh tế, như thu mua lương thực, nông sản, dự trữ vật tư,

- Vốn khác

 Vốn tài trợ, vốn đầu tư phát triển, vốn ủy thác, đầu tư để cho vay theo các chương trình, dự án xây dựng...

 Vốn hình thành trong quá trình hoạt động của ngân hàng, ví dụ như trong nghiệp vụ qua lại đồng nghiệp (tiền gửi của các ngân hàng khác để nhờ thanh toán hộ), trong nghiệp vụ trung gian của ngân hàng (tiền gửi của khách hàng để đảm bảo thanh toán trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ - LC)

 Với những ngân hàng thương mại có các quan hệ quốc tế rộng lớn, có thể tranh thủ các khoản vốn tín dụng hoặc tiếp nhận từ các tổ chức tài chính tiền tệ quốc

* Hoạt động cho vay

Hoạt động cho vay là hoạt động sinh lời chủ yếu của ngân hàng thương mại, thực chất đây là quá trình ngân hàng thương mại cho các tổ chức, cá nhân vay vốn. Hoạt động cho vay rất đa dạng và phong phú. Có thể nêu một số loại hình chủ yếu sau:

- Cho vay ứng trước: Là hình thức cho vay trong đó ngân hàng thương mại cung cấp cho người đi vay một khoản tiền nhất định để sử dụng trước. Người đi vay chỉ phải trả lãi vào lúc hoàn trả nợ gốc.

Cho vay ứng trước có 2 loại:

a/ Cho vay ứng trước có bảo đảm:

 Bảo đảm bằng các động sản: như hàng hóa, tài sản hay chứng từ (cho vay cầm cố): là cho vay trên cơ sở cầm cố tại ngân hàng các tài sản, có thể là hiện vật như vật tư hàng hóa, hoặc là giấy tờ như các giấy sở hữu hàng hóa ( B/L, giấy lưu kho, lưu bãi container), các chứng từ thanh toán (bộ chứng từ liên quan đến người nhập khẩu gồm B/E, chứng từ gửi hàng), chứng từ có giá (thương phiếu, chứng khoán,..), thậm chí cả vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ,... số tiền cho vay bằng một tỷ lệ phần trăm của giá trị tài sản cầm cố, tỷ lệ này cao hay thấp là tùy vào quan hệ của ngân hàng và khách hàng, vào uy tín của khách hàng. Ngân hàng sẽ quản lý tài sản cầm cố trong suốt thời hạn vay và chỉ hoàn lại khi thu đủ nợ (gốc và lãi). Trong trường hợp người đi vay không có khả năng trả nợ khi đến hạn, ngân hàng có quyền bán tài sản cầm cố để thu nợ.

 Bảo đảm bằng bất động sản: như đất đai, nhà cửa (cho vay thế chấp): là cho vay trên cơ sở nắm giữ các giấy tờ chứng thực quyền sở hữu hợp pháp về bất động sản đem thế chấp. Số tiền vay được tính theo tỷ lệ phần trăm của giá trị tài sản thế thấp (nhỏ hơn giá trị của tài sản thế chấp), tỷ lệ này cao hay thấp phụ

thuộc vào quan hệ của ngân hàng và khách hàng và uy tín của khách hàng. Cho vay thế chấp khác với cho vay cầm cố ở chỗ trong thời hạn vay người đi vay vẫn được phép sử dụng tài sản thế chấp, ngân hàng chỉ nắm giữ hồ sơ gốc.

 Bảo đảm bằng sự bảo lãnh của bên thứ 3: (cho vay có bảo lãnh): bên bảo lãnh lập hồ sơ bảo lãnh tại ngân hàng và cam kết hoàn trả nợ nếu bên đi vay không có khả năng thanh toán. Ngân hàng cũng có thể đề nghị bên bảo lãnh phải có tài sản cầm cố hoặc thế chấp tại ngân hàng.

b/ Cho vay ứng trước không có bảo đảm:

Cho vay ứng trước không có đảm bảo: là hình thức cho vay chỉ dựa vào uy tín của khách hàng với ngân hàng mà không cần có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc sự bảo lãnh. Do vậy, còn gọi là vay tín chấp. Hình thức này được áp dụng với các khách hàng có uy tín, có quan hệ thường xuyên với ngân hàng hoặc những doanh nghiệp lớn.

- Cho vay theo hạn mức tín dụng

Là hình thức cho vay trong đó ngân hàng và khách hàng thỏa thuận trước số tiền tối đa (gọi là hạn mức tín dụng) mà khách hàng được vay từ ngân hàng trong một khoảng thời gian nhất định. Sau khi đã thỏa thuận về hạn mức tín dụng, khách hàng có thể vay làm nhiều lần trong thời gian thở thuận mà không phải làm đơn xin vay với điều kiện tổng số tiền của các lần vay không vượt quá hạn mức tín dụng. Hình thức cho vay này thường áp dụng với khách hàng có nhu cầu vay vốn thường xuyên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong hợp đồng tín dụng sẽ có một số nội dung cơ bản sau: + Hạn mức tín dụng

+ Số vòng quay vốn

+ Tổng doanh số trả nợ trong quý

Khách hàng có thể vay làm nhiều lần nhưng khi có tiền thu bán hàng, người vay phải nộp toàn bộ số tiền đó vào tài khoản tiền vay để đảm bảo doanh số trả nợ và vòng quay vốn tín dụng, phần còn lại chuyển về tài khoản tiền gửi để sử dụng. Lãi vay thường được ngân hàng tính và thu vào ngày cuối của tháng

Cho vay thấu chi: Là hình thức cấp tín dụng ứng trước đặc biệt trong đó ngân hàng cho phép khách hàng chi vượt quá số dư trên tài khoảng tiền gửi thanh toán trong 1 hạn mức và thời gian nhất định trên cơ sở hợp đồng tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng.

Khác với cho vay ứng trước mức tín dụng thỏa thuận cho vay thấu chi chưa

Một phần của tài liệu Câu hỏi ôn tập môn lý thuyết tài chính tiền tệ và hướng dẫn trả lời (Trang 57 - 67)