Ảnh hưởng của thời gian đến khả năng sinh hoạt tính enzyme của VK

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tuyển chọn các chủng vi khuẩn Bacillus. Có khả năng xử lý nước thải nhà máy chế biến tinh bột sắn Quế Cường - Quế Sơn - Quảng Nam (Trang 41 - 44)

4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

3.6.3. Ảnh hưởng của thời gian đến khả năng sinh hoạt tính enzyme của VK

VK

Để đánh giá được ảnh hưởng của thời gian nuôi cấy đến khả năng sinh hoạt tính enzyme amylase của chủng VK D2, D5, D15, chúng tôi tiến hành nuôi cấy VK trong môi trường dịch lỏng trên máy lắc. Tại các thời điểm sau 24h, 48h, 72h, ly tâm dịch nuôi cấy để thu enzyme thô và sau đó khảo sát hoạt tính bằng phương pháp đục lỗ thạch. Kết quả vòng phân giải trên thạch đĩa được thể hiện ở bảng 3.3. và hình 3.7 dưới đây: 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 200 25 28 30 32 35 40 Nhiệt độ CFU (X10^6) Chủng D2 Chủng D5 Chủng D15

Bảng 3.3. Đường kính vòng phân giải enzyme của chủng VK D2, D5 và D15

VK D5 Thời gian nuôi

cấy lắc (t)

Đường kính vòng phân giải (D-d, mm) sau thời gian t Amylase VK D2 VK D5 VK D15 24h 17 ± 0,5 18 ± 0,5 21 ± 0,5 48h 25 ± 0,5 20 ± 0,5 30 ± 0,5 72h 20 ± 0,5 19 ± 0,5 23 ± 0,5 VK D2

Hình 3.7. Đường kính vòng phân giải tinh bột của chủng VK D2, D5 và D15 tương ứng với thời gian nuôi cấy

Nồng độ enzme amylase có trong dịch nuôi cấy tại các thời điểm khác nhau tương ứng với đường kính vòng phân giải cơ chất trên đĩa thạch. Kết quả cho thấy rằng, sau mỗi thời gian nuôi cấy khác nhau thì lượng enzyme của các chủng VK D2, VK D5, VK D15 được tiết ra khác nhau, tương ứng với hiệu số (D-d, mm). Tại thời điểm sau 48h nuôi cấy, nồng độ enzyme trong dịch nuôi cấy thu được là cao nhất, tương ứng với đường kính vòng phân giải cơ chất trên đĩa thạch là lớn nhất. Cụ thể, tại thời điểm này thì đường kình vòng phân giải D2 là 25 ± 0,5mm, D5 là 20 ± 0,5mm và D15 là 30 ± 0,5mm. Kết quả này được vận dụng để xác định thời điểm bổ sung các chủng VK tuyển chọn vào bể xử lý sinh học nhằm đạt hiệu quả xử lý cao nhất.

3.7. Kết quả xác định mật độ vi khuẩn cho vào bể xử lý sinh học hiếu khí

Trong quá trình xử lý sinh học hiếu khí, song song với thời điểm bổ sung chủng VK D2, VK D5 và VK D15 (sau 48h nuôi cấy) vào bể xử lý nước thải thì dịch nuôi cấy VK cũng đồng thời xác định mật độ mật độ tế bào CFU.

Kết quả định lượng chủng VK D2 có trong 1ml mẫu dung dịch nuôi cấy lắc sau 48h như sau:

- Với nồng độ pha loãng 10-9, đếm được trên đĩa petri có trung bình 53 khuẩn lạc.

- Kết quả tính được:

= 59 . 10

1 = 59. 10 ( / )

Cho vào bể 150ml dung dịch nuôi cấy lắc, vậy lượng chủng VK D2 cho vào bể xử lý là 59. 10 x 150 = 8,85.1012 (CFU/ml).

Bể xử lý có thể tích 35 lít, vậy mật độ VK D2 cho vào bể là khoảng 2,53. 1011 (CFU/L).

Tương chúng tôi tiến hành với chủng VK D5 với nồng độ pha loãng 10-7 và VK D15 với nồng độ pha loãng 10-6 đã đếm được lần lược là 74 khuẩn lạc và 108 khuẩn lạc trung bình trên mỗi đĩa petri. Tính toán tương tự và xác định mật độ VK D5 và D15 tại thời điểm bắt đầu xử lý là 3,2 .109 (CFU/L) và 4,6.107(CFU/L).

D2 (59 khuẩn lạc) D5 (74 khuẩn lạc) D15 (108 khuẩn lạc)

Hình 3.8. Kết quả đếm khuẩn lạc xác định mật độ VK

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tuyển chọn các chủng vi khuẩn Bacillus. Có khả năng xử lý nước thải nhà máy chế biến tinh bột sắn Quế Cường - Quế Sơn - Quảng Nam (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)