Kết quả nghiên cứu đặc điểm sinh học của các chủng vi khuẩn tuyển chọn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tuyển chọn các chủng vi khuẩn Bacillus. Có khả năng xử lý nước thải nhà máy chế biến tinh bột sắn Quế Cường - Quế Sơn - Quảng Nam (Trang 39 - 40)

4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

3.6.Kết quả nghiên cứu đặc điểm sinh học của các chủng vi khuẩn tuyển chọn

chọn

Sau khi tiến hành khảo sát hoạt tính phân giải tinh bột của 16 chủng VK

Bacillus phân lập được, chúng tôi chọn ra 3 chủng D2, D5, D15 là 3 chủng có hoạt

tính mạnh nhất để tiến hành nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và khả năng sinh hoạt tính của VK, nghiên cứu ứng dụng khả năng phân giải hữu cơ của chúng thông qua quy trình XLNT tinh bột sắn bằng biện pháp sinh học.

3.6.1. Ảnh hưởng của pH

Các VK thuộc chi Bacillus thường tồn tại được trong nhiều điều kiện pH khác nhau dao động từ 5 – 8.5. Để xác định khoảng pH tối ưu cho sự sinh trưởng của các chủng VK D2, D5, D15, chúng tôi tiến hành nuôi cấy chúng trong môi trường dịch thể tương ứng với các khoảng pH 5; 5.5; 6; 6.5; 7; 7.5; 8; 8.5. Sự ảnh hưởng của pH đến khả năng sinh trưởng của VK D2, D5, D15 được minh họa ở đồ thị hình 3.5 như sau:

Hình 3.5. Ảnh hưởng của pH đến sự sinh trưởng của chủng VK D2, D5, D15

Dựa vào đồ thị trên, nhận thấy rằng chủng VK D2, D5 và D15 đều có khả năng sinh trưởng ở tất cả kiều kiện pH được khảo sát. Tuy nhiên, giá trị pH thích hợp nhất cho sự sinh trưởng của chủng VK D2 và D15 nằm trong khoảng 6.5 – 7.5, VK D5 nằm ở khoảng 7 – 7.5. Như vậy, pH tối ưu nhất cho sự sinh trưởng của các chủng được khảo sát là thuộc khoảng trung tính (6.5 – 7.5), ở những điểm quá axit hoặc quá kiềm thì sự sinh trưởng của VK bị hạn chế. Điều này được thể hiện qua sự suy giảm số lượng tế bào.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tuyển chọn các chủng vi khuẩn Bacillus. Có khả năng xử lý nước thải nhà máy chế biến tinh bột sắn Quế Cường - Quế Sơn - Quảng Nam (Trang 39 - 40)