Chuyển đổi năng lượng sinh khối nhiệt thành năng lượng

Một phần của tài liệu Cơ hội kinh doanh Năng lượng sinh khối tại Việt Nam pot (Trang 56 - 59)

4 Cơ hội

4.4.2Chuyển đổi năng lượng sinh khối nhiệt thành năng lượng

Trong nhiều ngành như tre, gạo và mía (nhưng không giới hạn trong các ngành này)

các công nghệ đồng đốt cháy hay đồng phát đã được áp dụng. Tuy nhiên, thảo luận với các chuyên gia cũng như quan sát thấy rằng các công nghệ kém hiệu quả và lâu năm đang được sử dụng. Các chuyên gia và nhà đầu tư được phỏng vấn đều nhận thức được về các công nghệ mới có hiệu quả cao hơn nhưng họ lại không tiếp cận đến các công nghệ này. Ví dụ ngành tre có tiềm năng lớn cho Năng lượng tái tạo tích hợp và sản xuất nhiệt trong các nhà máy chế biến có quy mô lớn do hiện nay áp dụng công nghệ kém hiệu quả.

Cơ hội Kinh doanh Sinh khối tại Việt Nam – Tháng 3/ 2012

Trang 57 / 90 Các công nghệ trong ô số 3 là mối quan tâm trong bối cảnh Việt Nam hiện nay và đã được chứng minh là các công nghệ đồng phát thương mại đang được sử dụng. Hơn nữa, như được nêu trong phần về ngành mía, khí sinh học đôi khi được sản xuất như một phương thức để làm sạch nước thải. Việc sử dụng khí sinh học thường không được đưa vào trong quá trình thực hiện và khí sinh học đó sẽ bị đốt hoặc thải vào không khí. Điều tương tự cũng xảy ra với khí sinh học từ các trang trại chăn nuôi trong nhiều trường hợp. Có một cơ hội lớn tiếp tục sử dụng khí sinh học để sản xuất nhiệt và điện tại Việt Nam. Tuy nhiên với giá điện thấp, nên các khoản đầu tư còn hạn chế (xem chương về các rào cản).

Bảng số 4. Hệ thống đồng phát được khuyến nghị (Cogen 3, 2004)

Ngành Quy mô nhà

máy

Năng lượng sinh khối

Chất thải Khí sinh học

Nội địa <15 kWe - - Động cơ khí ga

Thương mại

15 – 100 kWe Tuabin hơi Tuabin hơi Động cơ khí ga 100 kWe –

1Mwe

Tuabin hơi Tuabin hơi Động cơ khí ga 1 – 5 MWe Tuabin hơi Tuabin hơi Tuabin khí / Động cơ

khí ga

Công nghiệp

1 – 5 MWe Tuabin hơi Tuabin hơi Tuabin khí / Động cơ khí ga

5 – 50 MWe Tuabin hơi Tuabin hơi Tuabin khí chu trình mở >50 MWe Tuabin hơi Tuabin hơi Tuabin khí chu trình mở

Công nghệ khí hóa không được sử dụng thương mại hay chưa phổ biến tại Việt Nam, hiện tại đang có một số thử nghiệm với công nghệ này trong lĩnh vực sản xuất gạch. Trong lĩnh vực xử lý chất thải rắn đô thị (MSW), nhu cầu này thậm chí rất lớn và cũng bắt đầu nhận thức được (Ô số 5). Bên cạnh một số thí điểm, Công nghệ đốt chất thải rắn chưa được áp dụng. Nói chung, quy trình xử lý chất thải rắn hữu cơ chủ yếu được dùng để loại bỏ chất thải, trong khi sản xuất năng lượng có thể làm cho quy trình này hiệu quả hơn. Như đề cập ở trên, bãi rác thải vẫn được xử lý thông thường, và việc đốt rác thải được xem như là một cơ hội. Để tiến hành phân loại và đốt rác thải, bước này cần phải được thêm vào quy trình xử lý thông thường. Tốt nhất là phần hữu cơ sẽ để phân hủy hoặc sử dụng làm phân bón (nếu được tách ra khỏi rác thải).

Như đã đề cập ở trên, chất thải rắn bao gồm nhiều thành phần, từ thức ăn thừa đến giấy vụn và nhựa. Năng lượng của chất thải rắn phụ thuộc vào thành phần thực tế và khác nhau ở mỗi quốc gia, nhưng nói chung năng lượng tạo ra khoảng 8-12 Gj/t (tương đương với gỗ mới khai thác). Hà Lan có một kho lưu trữ hồ sơ lớn theo dõi chặt chẽ việc tiêu hủy chất thải (AVI – Afval Verbrandings Installation/ hệ thống tiêu hủy chất thải), và chuyển giao kiến thức và công nghệ cũng là một cơ hội. Chính phủ đã bày tỏ sự quan tâm tới việc đầu tư vào các công nghệ mới này và đồng thời xác định rằng cần có các hỗ trợ một phần tài chính để đầu tư (Urenco, 2011, gặp mặt trực tiếp) (do việc xử lý chất thải vẫn phần lớn do nhà nước đảm nhận), xin xem thêm thông tin ở ô phía dưới.

Cơ hội Kinh doanh Sinh khối tại Việt Nam – Tháng 3/ 2012

Trang 58 / 90

Ô số 4. Trường hợp doanh nghiệp tiềm năng cho chất thải rắn hữu cơ tại Hà Nội - Urenco

Với hơn 6 triệu người đang sinh sống tại Hà Nội, mỗi ngày có khoảng 3.500 tấn rác thải. Khoảng 42% số lượng rác thải là hữu cơ, và 5% là giấy. Ngoài ra còn có khoảng 150 tấn bùn/ ngày. Urenco, là một công ty nhà nước đảm nhiệm thu phí, vận chuyển và xử lý chất thải tại 4 quận, cùng vói 12 công ty tư nhân khác cũng tham gia thu gom và vận chuyển các chất thải trong nước. Hiện tại chất thải rắn hoàn toàn được chôn dưới các bãi chôn lấp, bên cạnh một dự án tiên phong chế tạo phân hữu cơ, và tái chế. Bên cạnh đó, tại các địa điểm chôn lấp, khí mêtan (khí từ rác thải) không được thu hồi. Đối với khu vực rộng 53 hecta của Nam Sơn, Urenco đã công khai kêu gọi đầu tư (đấu thầu) cho hệ thống đốt khoảng 3.000 tấn chất thải rắn/ ngày. Do Urenco là một công ty nhà nước, các rào cản của EVN (chương 5) không còn là vấn đề khi nói đến phát điện và bán điện lên lưới.

Mục đích là hợp tác với một bên là (đồng) sở hữu của các đơn vị của Nam Sơn, do đó cần kết nối hợp tác chặt chẽ và (đồng) sở hữu nguyên liệu sẽ kết nối hợp tác lâu dài với thiết lập giá nguyên liệu cũng như các hợp đồng dài hạn. Sự quan tâm của ngành bao gồm cà vấn đề đầu tư và vấn đề thiết bị và chuyên môn. Các bên quan tâm có thể liên hệ trực tiếp với Urenco tại Hà Nội.

Hơn nữa, hiện nay nhu cầu cho công nghệ đã qua sử dụng đang tăng dần. Một trong những rào cản trong thị trường sắp tới là chi phí đầu tư. Một số doanh nhân (trong đó có Ông Sơn từ Công ty Manh Thong trong ô số 3), đặc biệt là những người làm trong ngành mía, đã xác định cơ hội từ việc nhập khẩu thiết bị đốt đã qua sử dụng từ Châu Âu. Các công nghệ đã qua sử dụng không được dùng tại Châu Âu nhưng vẫn có thể được sử dụng tại Việt Nam trong một thời gian dài nữa. Chỉ có KEMA được xác định là nhà cung cấp các công nghệ đã qua sử dụng này. Các công nghệ của Trung Quốc sẽ là giải pháp thay thế, nhưng người Việt Nam (nói chung) không ưa loại công nghệ này.

Các ví dụ trong ô số 3 và 4 cho thấy hình thức sản xuất năng lượng phân tán với mục đích công nghiệp và bán cho các đối tác khác. Sản xuất năng lượng phân tán là một cách để tạo ra nguồn năng lượng tái tạo mà không phụ thuộc vào mạng lưới EVN và các cuộc đàm phán liên quan. Khuyến nghị là nên tập trung vào sản xuất phân tán phối hợp với nhà sản xuất chất thải và/ hoặc chủ sở hữu. Lợi ích của hoạt động này là:

 Công ty không phải đối mặt với những khó khăn khi muốn hợp tác với EVN (chương 5). Năng lượng sản sinh ra có thể được sử dụng cho các ngành công nghiệp lân cận. Nhiệt được sản sinh (sản phẩm phụ) cũng có thể được áp dụng cho chế biến hoặc với mục đích sấy khô.

 Hợp tác với chủ sở hữu sinh khối sẽ làm giảm thiểu rủi ro ký kết hợp đồng và cung cấp năng lượng sinh khối lâu dài, một vấn đề phổ biến trong các dự án về năng lượng sinh học.

 Việc ký kết chất lượng nguồn cung cấp năng lượng sinh khối cũng dễ dàng hơn (độ ẩm, kích thước, v.v…).

 Vận chuyển sinh khối linh hoạt và kho lưu trữ bổ sung sinh khối trong trường hợp đơn vị tạm ngừng hoạt động.

 Năng lượng tạo ra có thể được sử dụng tại chỗ với mục đích sản xuất, như trong việc sấy lúa và/ hoặc sản xuất cà phê.

Những ngành công nghiệp lớn, đặc biệt là các ngành công nghiệp sản xuất liên tục trong 24 tiếng mỗi ngày, 7 ngày 1 tuần cần phải có hệ thống thay thế do cắt điện

Cơ hội Kinh doanh Sinh khối tại Việt Nam – Tháng 3/ 2012

Trang 59 / 90 thường xuyên. Với việc chuyển đổi phi tập trung và sản xuất năng lượng, công ty không thể chỉ thay thế hệ thống hỗ trợ mà còn có thể cung cấp liên tục nguồn năng lượng tái tạo cho các nhà máy. Tương tự, có thể thay thế các máy phát điện hỗ trợ cho cột truyền hình, cột truyền thông/ trung tâm cho điện thoại di động…ở quy mô địa phương và hẹp hơn.

Trong chương về viên nén, kiến thức về xử lý sinh khối (hậu cần và tiền xử lý năng lượng sinh khối) còn hạn chế. Điều này có thể liên quan đến việc tách chất thải rắn, thu gom trấu hoặc rơm rạ, hoặc tiền xử lý nguyên liệu để phân hủy. Đặc biệt là cần thu gom năng lượng sinh khối từ các hộ gia đình và có một cơ chế thu gom chất thải và phế thải trong nông nghiệp được hoạt động tốt.

Các cơ hội được xác định bao gồm:

1. Cung cấp các công nghệ chuyển đổi (phi tập trung) cho cả sinh khối dạng khí và rắn. Các công ty như KARA, Stork Thermeq (sử dụng hệ thống nồi hơi),

Dordtech Engineering, AEH Power và Green Gas International và các công ty khác có thể cũng rất quan tâm đến việc tham gia vào thị trường này. Khí hóa có thể sẽ là một sự lựa chọn, nhưng hiện tại chưa phổ biến hoặc được chấp nhận tại Việt Nam. Các công nghệ đốt đơn giản hoặc đồng phát sẽ là hợp lý hơn trong hoàn cảnh này.

2. Đốt cháy chất thải rắn. Thị trường đã sẵn sàng cho công nghệ này, nhưng vẫn chưa được đầu tư.

3. Cung cấp hỗ trợ/ tư vấn cho các công ty muốn đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo. Nhiều công ty đã không nhận ra các cơ hội với nguyên liệu là chất thải và phế liệu của chính công ty họ. Các công ty tư vấn như: BTG, Ecofys, Kema hoặc các công ty khác có thể dễ dàng hỗ trợ các nghiên cứu khả thi này và yêu cầu về vay vốn từ ngân hàng hoặc các nhà đầu tư khác.

4. Cung cấp thiết bị đã qua sử dụng. Nhu cầu hiện tại không dừng ở chuyển đổi nhiệt, mà còn sử dụng cho công nghệ nén và các công nghệ khác.

5. Công nghệ xử lý nguyên liệu và chuyển giao kiến thức.

Một phần của tài liệu Cơ hội kinh doanh Năng lượng sinh khối tại Việt Nam pot (Trang 56 - 59)