2 Năng lượng sinh khối sẵn có tại Việt Nam
2.5 Các vấn đề về tính bền vững
Việc sử dụng năng lượng sinh khối để sản xuất điện tái tạo, nhiệt và vận chuyển nhiên liệu có thể góp phần giảm khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính và giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch. Mục tiêu của Việt Nam là tăng thị phần về năng lượng tái tạo trong ngành phát điện lên 4,5% trong năm 2020 và 5% vào năm 2030 và tăng sử dụng nhiên liệu sinh học lên 5% tổng nhu cầu về xăng dầu trước năm 2025. Tuy nhiên, với những mục tiêu đầy tham vọng đó, sự tham gia của khu vực tư nhân thương mại kết hợp với các ưu đãi hay áp lực của chính phủ có thể dẫn đến sản xuất năng lượng sinh khối bền vững.
Ô số 1. Tiêu chí bền vững của Hà Lan
Tiêu chí của “Ủy ban Cramer” chủ yếu bao gồm sáu chủ đề liên quan (Dự án Groep "sản xuất năng lượng sinh khối bền vững", 2007):
1 Phát thải khí nhà kính: Phát thải của một nhà sản xuất cụ thể giảm được bao nhiêu từ suất sử
dụng sinh khối, được tính từ nguồn cung cấp đến khi sử dụng, và so sánh với việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch bình quân?
2 Cạnh tranh với thực phẩm và các ứng dụng khác của địa phương: Liệu sản xuất năng lượng
sinh khối quy mô lớn để cung cấp năng lượng cho các nhà máy nhỏ có chiếm đất sử dụng cho mục đích khác không, ví dụ đất để trồng cây thực phẩm hoặc gỗ làm vật liệu xây dựng, và kết quả mang lại là gì?
3 Đa dạng sinh học: Liệu hệ thống sinh thái tự nhiên của địa phương (đất và nước) mất đi sự đa
dạng của chúng do trồng cây năng lượng với quy mô lớn không?
4 Môi trường: Sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón có tác động gì, hoặc có ảnh hưởng như thế nào
tới đất trồng, nguồn nước và không khí tại địa phương do sản xuất năng lượng sinh khối với quy mô lớn không?
5 Sự giàu có: Sản xuất năng lượng sinh khối có đóng góp gì cho kinh tế của địa phương không?
6 Của cải cho xã hội: Sản xuất năng lượng sinh khối có cải thiện điều kiện sống và xã hội của người
dân địa phương không?
“Ủy ban Corbey” hay Ủy ban các vấn đề liên quan đến tính bền vững năng lượng sinh khối được thành lập vào năm 2009 để tiếp tục công việc của Ủy ban Cramer. Nhiều tiêu chuẩn về năng lượng sinh khối đã được Ủy ban Châu Âu thông qua trong Chỉ thị về Năng lượng Tái tạo của Liên minh Châu Âu (2009/28/EC).
Gần đây, vào tháng 5/ 2011, pháp luật về nhiên liệu sinh học Hà Lan đã được đưa ra. Trong đó, các yêu cầu về phát triển bền vững đóng vai trò then chốt. Chỉ có các dạng nhiên liệu sinh học, đã được thực hiện mô hình thí điểm để đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của châu Âu, được tính vào các mục tiêu đã đề cập ở trên. Những yêu cầu này tương tự các tiêu chuẩn Cramer và liên quan đến giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính, năng lượng sinh khối có thể không thu hồi được từ đất đai có giá trị đa dạng sinh học cao hoặc được sản xuất trên nguồn đất có trữ lượng cacbon lớn. Trừ khi được chứng minh rằng việc sản xuất năng lượng sinh khối không dẫn tới tình trạng làm đất đai khô cằn. Hơn nữa, các công ty phải báo cáo về tác động tới môi trường khác như đất, nước, và không khí, cũng như phục hồi các vùng đất bị suy thoái, các khía cạnh xã hội, giá lương thực và quyền sử dụng đất.
Cuộc thảo luận về lương thực đối đầu nhiên liệu rất chồng chéo với các tiêu chuẩn về tính bền vững. Tầm quan trọng của vấn đề này đối với Hà Lan một lần nữa được khẳng định trong cuộc họp về năng lượng sinh khối bền vững và an ninh lương thực tổ chức vào ngày 14 tháng 10 năm 2011 do NL Agency tổ chức. Khi nói đến lương thực thực phẩm, chính sách của Bộ Ngoại giao Hà Lan về an ninh lương thực Hà Lan tập trung vào các ưu tiên này (NL Agency, 2011):
Cơ hội Kinh doanh Sinh khối tại Việt Nam – Tháng 3/ 2012
Trang 39 / 90
Sản xuất bền vững và hiệu quả hơn, kết hợp sử dụng bền vững đất và nước
Thị trường hiệu quả mang lại lợi ích cho nông dân địa phương thông qua các chuỗi giá trị trong nước và quốc tế
Người nghèo tiếp cận tốt hơn nguồn lương thực chất lượng cao
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà sản xuất ở các nước đang phát triển (VD: cơ sở hạ tầng tốt hơn, hỗ trợ các tổ chức nông dân và các dịch vụ tài chính)
Khi đề cập đến sở hữu đất, luật liên quan trong năm 2003 đã phân chia lại đất đai thành 3 nhóm:
1. đất nông nghiệp 2. đất phi nông nghiệp 3. đất không được sử dụng
Đất nông nghiệp có thể được chia thành các nhóm khác nhau: (1) Đất trồng cây hàng năm; (5) Đất rừng đặc dụng
(2) Đất trồng cây lâu năm; (6) Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản (3) Đất rừng; (7) Đất sản xuất muối
(4) Đất rừng phòng hộ (8) Khác (theo quy định của chính phủ) Những diện tích đất được phân chia theo pháp luật Việt Nam được đưa vào đất sử dụng hàng năm và lâu dài. Liên quan đến đất hàng năm, người nông dân có thể quyết định các loại cây mà họ đang trồng, ngay cả khi diện tích đất này nằm trong diện tích đất thuộc Kế hoạch Tổng thể cho ngành Nông nghiệp.
Trong trường hợp chính quyền địa phương thực sự muốn trồng các loại cây trên một diện tích cụ thể, họ sẽ ký hợp đồng với nông dân (nhà cung cấp) khi người nông dân muốn tham gia dự án và với các công ty (người mua) cho cây trồng (năng lượng) này. Đối với đất sử dụng lâu dài thì không có thỏa thuận về cây trồng trên diện tích đó. Trong trường hợp nông dân muốn thay đổi diện tích đất từ đất sử dụng lâu dài sang đất sử dụng hàng năm thì cần có sự phê duyệt của chính quyền địa phương (hợp tác xã/ doanh nghiệp cần phê duyệt của cấp tỉnh, trong khi đó, nông dân có thể được chấp thuận từ cấp huyện).
Tuy nhiên, chính phủ cung cấp các ưu đãi thông qua các văn phòng của chính quyền tỉnh đối với các loại cây trồng cụ thể trên diện tích cụ thể (VD: cung cấp hạt giống hoặc phân bón). Do đó, sản xuất năng lượng sinh khối bền vững ở Việt Nam vẫn phải bắt đầu từ chính quyền địa phương.
Các tiêu chí này tập trung vào sản xuất năng lượng sinh khối bền vững. Trong thực tế, có rất ít sinh khối được sản xuất để phục vụ mục đích năng lượng tại Việt Nam, chủ yếu là sắn (ethanol) và số lượng nhỏ Jatropha (lấy dầu thực vật cho giai đoạn chế biến tiếp theo). Các chuyên gia cho rằng nạn phá rừng diễn ra tại Việt Nam do sự tăng trưởng của ngành sắn, nhưng không có nghiên cứu nào xác nhận những giả định này. Với các nhà máy ethanol không sử dụng năng lực của nhà máy và nhu cầu ethanol ngày càng tăng, dự kiến nhu cầu về sắn sẽ tiếp tục tăng có thể dẫn đến sự thay đổi tiêu cực trong việc sử dụng đất. Tầm nhìn ngắn hạn của nông dân cũng ảnh hưởng đến thay đổi sử dụng đất. Do người nông dân ở Việt Nam thường theo trào lưu nên họ trồng các loại cây có giá cả cao nhất trên thị trường, điều này làm giá thị trường giảm xuống sau khi thu hoạch do tăng nguồn cung. Sắn là ví dụ rõ ràng nhất về điều này tại Việt Nam.
Cơ hội Kinh doanh Sinh khối tại Việt Nam – Tháng 3/ 2012
Trang 40 / 90 Nếu các công ty Hà Lan muốn quan tâm đến ngành sắn, sản xuất ethanol từ nguyên liệu sắn hoặc thị trường chất thải từ sản xuất sắn thì cần tiến hành nghiên cứu sâu hơn về tính bền vững của ngành này.
Gần đây, Chính phủ Việt Nam đã đề ra mục tiêu trồng 300.000 ha Jatropha cho đến năm 2015 (Nghị định 1842 của Bộ NN & PTNT), đây là một phần của trọng tâm lớn hơn của chính phủ để nắm được sản lượng hạt có dầu làm nguyên liệu cho nhiên liệu sinh học (Nghị định 177 của Thủ tướng Chính phủ). Trung tâm Công nghệ sinh học cho ngành Lâm nghiệp (Cục Lâm nghiệp) được đề cập đến như là cơ quan nghiên cứu chính. Việc thực hiện trên thực tế và nguồn quỹ sẵn sàng để thực hiện Nghị định này chưa rõ ràng.