0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Bài giảng: Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của

Một phần của tài liệu DẠY HỌC CÁC YẾU TỐ HÌNH HỌC TRONG TOÁN 5 (Trang 65 -74 )

7. Cấu trúc khoá luận

3.3. Bài giảng: Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của

chữ nhật.

A- Mục tiêu

Giúp HS:

- Có biểu tượng về diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.

- Tự hình thành được cách tính và công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.

- Vận dụng được các quy tắc tính diện tích để giải nột số bài toán có liên quan.

B- Đồ dùng dạy - học

- Các hộp có dạng hình hộp chữ nhật có thể triển khai - Bảng phụ vẽ sẵn các hình trong SGK

C- Các hoạt động dạy- học chủ yếu

Nội dung (1)

Hoạt động của giáo viên (2)

Hoạt động của học sinh (3)

1. Kiểm tra bài cũ 2. Dạy - học bài mới 2.1. Giới thiệu bài 2.2. Giới thiệu về diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật

- GV yêu cầu HS nhắc lại các đặc điểm của hình hộp chữ nhật và hình lâp phương.

- GV nhận xét, cho điểm.

- GV: Khi học về các hình, các em luôn được tìm cách tính diện tích của các hình đó. Vậy hình hộp chữ nhật có diện tích không? Có những loại diện tích nào? Và cách tính ra sao? Tiết học hôm nay sẽ giúp chúng ta trả lời các câu hỏi đó.

- GV đưa hình hộp chữ nhật có 3 kích thước là: 8cm, 5cm, 4cm. GV chỉ và nói: Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật chính là tổng diện tích 4 măt bên của hình hộp chữ nhật.

- GV yêu cầu HS chỉ và nói lại. - GV nêu bài toán: Cho hình hộp chữ nhật có chiều dài 8cm, chiều rông 5cm, chiều cao 4cm. Tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật đó? - 1HS nhắc lại, các HS khác nghe và nhận xét. - HS nghe - HS quan sát, lắng nghe - HS chỉ và nêu lại - HS nghe để nắm được đề bài.

- GV: Vậy muốn tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật ta làm như thế nào?

- GV yêu cầu HS tính theo cách tính tổng 4 mặt bên như đã nêu ở trên.

- GV đưa ra hình triển khai như trong SGK, và hỏi:

+ 4 mặt bên của hình hộp chữ nhật sau khi triển khai tạo thành hình gì?

+ Nêu kích thước của hình chữ nhật đó?

+ Hãy tính diện tích của hình chữ nhật đó?

+ So sánh diện tích của hình chữ nhật này với tổng diện tích các mặt bên của hình hộp chữ nhật. + Em có nhận xét gì về chiều dài của hình chữ nhật triển khai từ các mặt bên và chu vi đáy của hình hộp chữ nhật? - HS: Ta tính tổng diện tích của 4 mặt bên. - HS làm và nêu phép tính: 5 × 4 × 2 + 8 × 4 × 2 = 104 (cm2) - HS quan sát và trả lời: + Tạo thành hình chữ nhật.

+ Chiều dài của hình chữ nhật đó là: 5 + 8 + 5 + 8 = 26 (cm) Và chiều rộng là 4cm. + Diện tích của hình chữ nhật đó là: 26 × 4 = 104 (cm2) + Diện tích của hình chữ nhật này bằng tổng diện tích các mặt bên. + Chiều dài của hình chữ nhật triển khai từ các mặt bên bằng chu vi đáy của hình hộp chữ nhật.

2.3. Giới thiệu diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật

+ Em có nhận xét gì về chiều rộng của hình chữ nhật triển khai từ các mặt và chiều cao của hình hộp chữ nhật?

- GV: Dựa vào cách làm hãy nêu quy tắc tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật?

- GV yêu cầu HS dựa vào quy tắc trình bày lại lời giải của bài toán. Sau đó GV nhận xét, chữa bài.

- GV yêu cầu HS đọc lại quy tắc tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật

- GV giới thiệu: Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật là tổng diện tích xung quanh và diện tích 2 đáy. + Chiều rộng của hình chữ nhật triển khai từ các mặt bằng chiều cao của hình hộp chữ nhật. - HS: Muốn tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật ta lấy chu vi mặt đáy nhân vứi chiều cao.

- 1HS làm bảng, các HS khác làm và nhận xét.

Bài giải

Chu vi đáy của hình hộp chữ nhật là:

(8 + 5) × 2 = 26 (cm) Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là: 26 × 4 = 104 (cm2). - 1HS đọc, các HS khác nghe và học thuộc. - HS nghe, nhắc lại và học thuộc.

2.4. Luyện tập - thực hành Bài 1

- GV: Hãy tính diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật trên?

- GV nhận xét, chữa bài

- GV mời 1HS đọc đề bài toán - GV: Bài toán cho biết gì và yêu cầu gì?

- GV yêu cầu HS nêu quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật và làm bài.

- 1HS làm bảng, cả lớp làm nháp:

Diện tích 1 mặt đáy của hình hộp chữ nhật là: 8 × 5 = 40 (cm2) Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật là: 104 + 40× 2= 184 (cm2) - 1HS đọc to.

- Bài toán cho biết: Chiều dài là 5dm, chiều rộng là 4dm và chiều cao là 3dm.

Bài toán yêu cầu tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần? - HS nêu lại quy tắc và làm bài.

Bài giải

Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là:

(5 +4)× 2× 3 = 54 (dm2) Diện tích đáy của hình hộp chữ nhật là:

Bài 2

- GV yêu cầu HS nhận xét, sau đó GV nhận xét, chữa bài.

- GV mời 1HS đọc đề bài.

- Bài toán cho biết gì và yêu cầu gì?

- GV: Làm thế nào để tính được diện tích tôn cần dùng để gò thùng?

- GV yêu cầu HS làm vào vở và thu lại để chấm điểm. GV mời 1HS lên bảng làm bài.

Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật là: 54 + 20 × 2 = 94 (dm2) Đáp số: 54dm2; 94dm2. - HS nhận xét

- 1HS đọc

- Bài toán cho biết cái thùng tôn không có nắp dạng hình hộp chữ nhật, có các kích thước: Chiều dài: 6dm Chiều rộng: 4dm Chiều cao: 9dm

Bài toán yêu cầu tính diện tích tôn để gò thùng, không tính mép hàn.

- HS: Diện tích cần gò thùng bằng diện tích xung quanh cộng với diện tích 1 mặt đáy của hình hộp chữ nhật. - HS làm bài, thu vở và nhận xét bài làm trên bảng:

3. Củng cố, dặn dò

- GV yêu cầu HS nhắc lại quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.

- GV nhận xét tiết học

- Yêu cầu HS về nhà học thuộc công thức và vận dụng làm các bài tập liên quan.

Diện tích xung quanh của thùng là: (6+ 4)× 2× 9=180 (dm2) Diện tích đáy thùng là: 6 × 4 = 24 (dm2) Diện tích tôn cần dùng để làm thùng là: 180 + 24 = 204 (dm2) Đáp số: 204dm2. - HS nêu lại - HS nghe. Kết luận:

Qua nghiên cứu nội dung môn Toán ở lớp 5, tôi nhận thấy nội dung Hình học lớp 5 bao gồm 2 loại bài giảng chính sau:

Một là các bài giảng về giới thiệu đối tượng hình học và đặc điểm của đối tượng hình học :

1. Hình tam giác 2. Hình thang

3. Hình tròn. Đường tròn

5. Giới thiệu hình trụ, hình cầu.

Hai là các bài giảng về hình thành công thức tính chu vi, diện tích, thể tích của các hình như:

1. Diện tích tam giác 2. Diện tích hình thang 3. Chu vi hình tròn 4. Diện tích hình tròn

5. Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật 6. Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương 7. Thể tích hình hộp chữ nhật

8. Thể tích hình lập phương.

Thiết kế bài giảng là một việc làm thường xuyên và cần thiết đối với mỗi giáo viên. Khi giảng dạy, nếu người giáo viên không xem trước bài và chuẩn bị giáo án thì dù người giáo viên đó là một giáo viên dạy giỏi thì cũng không tránh được những sai lầm.

Thiết kế bài giảng là một trong những yếu tố quyết định đến chất lượng dạy học. Nếu thiết kế bài giảng không tốt thì việc truyền thụ kiến thức cho học sinh sẽ không đạt được hiệu quả cao, học sinh không tiếp thu được trọn vẹn kiến thức mới.

Việc thiết kế bài giảng thực sự không đơn giản mà vô cùng phức tạp. Đối với các đối tượng học sinh khác nhau thì việc thiết kế bài giảng sẽ khác nhau. Tùy thuộc vào năng lực và trình độ của học sinh mà ta phải đưa ra các tình huống khác nhau để giúp học sinh hiểu và nắm bắt được kiến thức mới.

Vì vậy chúng ta cần quan tâm hơn nữa tới việc thiết kế các giáo án giảng dạy.

KẾT LUẬN CHUNG

Với tư cách là một môn học trong nhà trường, Toán học có khả năng trang bị cho học sinh một hệ thống tri thức và phương pháp riêng để nhận thức thế giới khách quan và làm công cụ để học tốt các môn học khác, đồng thời để hoạt động có hiệu quả trong thực tiễn. Do vậy nội dung và phương pháp dạy học Toán phải không ngừng được hoàn thiện để đạt được mục tiêu của môn học, cấp học đề ra. Đề tài: “Dạy học các yếu tố hình học trong Toán 5” được nghiên cứu cũng không nằm ngoài mục tiêu trên.

Qua quá trình nghiên cứu tôi rút ra được một số kết luận cơ bản sau: 1. Dạy học Hình học ở Tiểu học dựa trên các quan điểm cơ bản sau:

+ Tổ chức quan sát và hành động trên các vật mẫu nhằm thu thập thông tin liên quan đến hình học, tích luỹ kinh nghiệm cảm tính và hình thành những kĩ năng cần thiết như nhận dạng hình, vẽ hình, đo đạc, cắt ghép hình, sử dụng đồ dùng học tập, thực hành tính toán.

+ Trừu tượng hoá mô hình hình học, mô tả và lập luận theo ngôn ngữ hình học. Ở Tiểu học không tiến hành xây dựng các khái niệm trên cơ sở định nghĩa chặt chẽ mà chủ yếu tổ chức hành động theo những thao tác, thủ thuật có tính kinh nghiệm.

2. Các kiến thức Hình học ở Đại học và Tiểu học bản chất là giống nhau nhưng do đặc điểm tư duy cụ thể của học sinh tiểu học nên nội dung kiến thức Hình học ở Đại học được vận dụng vào chương trình Tiểu học một cách sáng tạo, khoa học, dễ hiểu, phù hợp với đối tượng học sinh tiểu học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đỗ Trung Hiệu, Đỗ Đình Hoan, Vũ Dương Thuỵ, Vũ Quốc Chung,

(2005), Phương pháp dạy học môn Toán ở Tiểu học, NXB ĐHSP.

2. Hà Sĩ Hồ, Đỗ Đình Hoan, Đỗ Trung Hiệu, (1995), Phương pháp dạy

học Toán, tập I, NXB GD.

3. Nguyễn Áng, Dương Quốc Ấn, Hoàng Thị Phước Thảo, Phan Thị

Nghĩa, (2001), Toán bồi dưỡng học sinh lớp 5, NXB GD.

4. Đỗ Đình Hoan (chủ biên), (2007), SGK Toán 5, NXB GD.

5. Đỗ Đình Hoan (chủ biên), (2007), SGV Toán 5, NXB GD.

6. PGS.TS. Đỗ Đình Hoan (chủ biên), Hỏi đáp về dạy học Toán 5,

NXB GD.

7. Vũ Dương Thụy, Vũ Danh Ninh, (2006), Toán nâng cao lớp 5,

NXB GD.

8. Nguyễn Văn Nho, (2006), Các dạng toán bồi dưỡng học sinh Tiểu học,

NXB ĐHSP.

9. Phạm Minh Hạc, (1989), Giáo trình tâm lí học, tập I, tập II, NXB GD.

10. Phạm Đình Thực, Đặng Thị Bình, (2006), Em muốn giỏi Toán 5,

Một phần của tài liệu DẠY HỌC CÁC YẾU TỐ HÌNH HỌC TRONG TOÁN 5 (Trang 65 -74 )

×