Bài giảng: Hình thang

Một phần của tài liệu Dạy học các yếu tố hình học trong toán 5 (Trang 51 - 58)

7. Cấu trúc khoá luận

3.1.Bài giảng: Hình thang

A- Mục tiêu

Giúp học sinh:

- Hình thành được biểu tượng về hình thang

- Nhận biết một số đặc điểm của hình thang, phân biệt được hình thang với một số hình đã học

- Biết vẽ hình để rèn kỹ năng nhận dạng được hình thang và một số đặc điểm của hình thang.

B- Đồ dùng dạy học

- Sử dụng bộ đồ dùng dạy học Toán 5

- Tranh vẽ hình thang và cái thang như trong SGK.

C- Các hoạt động dạy- học chủ yếu:

Nội dung (1)

Hoạt động của giáo viên (2)

Hoạt động của học sinh (3)

1. Giới thiệu bài mới

- GV giới thiệu: Các em đã được học các hình: tam giác, tứ giác, hình vuông, hình chữ nhật, hình bình hành. Hôm nay, cô sẽ giới thiệu với các em một hình học mới, đó là hình thang.

2. Dạy - học bài mới 2.1. Hình thành biểu tượng về hình thang. 2.2. Nhận biết một số đặc điểm của hình thang

- GV treo tranh vẽ “cái thang” và hình thang ABCD đã chuẩn bị lên bảng, yêu cầu học sinh quan sát.

- GV: Em hãy tìm điểm giống nhau giữa hình cái thang và hình ABCD.

- GV nhận xét các ý kiến và nêu: Hình ABCD mà các em vừa quan sát và thấy giống cái thang được gọi là hình thang. - GV yêu cầu HS sử dụng bộ lắp ghép để lắp hình thang. - GV nêu: Để biết hình thang các em lắp được có đúng không, chúng ta phải kiểm tra. Muốn vậy, chúng ta cùng tiếp tục tìm hiểu về các đặc điểm của hình thang.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, quan sát hình thang và trả lời câu hỏi:

- HS quan sát.

- Một số HS phát biểu: + Hình ABCD và cái thang đều có những đường thẳng song song.

+ Hình ABCD giống nhưng cái thang chỉ có hai bậc HS quan sát hình vẽ.

- HS thực hành lắp hình thang.

- 2 HS quan sát, trao đổi đưa ra câu trả lời:

+ Hình thang ABCD có mấy cạnh?

+ Các cạnh của hình thang có đặc điểm gì? (chú ý các cặp cạnh đối diện).

+ Vậy hình thang là hình như thế nào?

- GV mời HS nêu ý kiến trước lớp.

- GV nhận xét câu trả lời của HS và kết luận: Hình thang có một cặp cạnh đối diện song song. Hai cạnh song song gọi là hai cạnh đáy, hai cạnh kia gọi la hai cạnh bên.

- GV: Hãy chỉ rõ các cạnh đáy, các cạnh bên của hình thang ABCD? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- GV nêu: Cạnh đáy AB gọi là đáy bé, cạnh đáy CD gọi là đáy lớn.

+ Hình thang ABCD có 4 cạnh là: AB, BC, CD,DA. + Hình thang ABCD có hai cạnh AB và DC song song với nhau.

+ Hình thang có 4 cạnh trong đó có 2 cạnh đối diện song song với nhau.

- HS trả lời, các HS khác nhận xét bổ sung. - HS nghe và ghi nhớ. - HS chỉ và trả lời: Hình thang ABCD có: + Hai cạnh đáy AB và DC, chúng song song với nhau. + Hai cạnh bên là AD và BC.

- GV kẻ đường cao AH của hình thang ABCD, sau đó giới thiệu tiếp: AH được gọi là đường cao của hình thang ABCD. Độ dài AH gọi là chiều cao của hình thang ABCD. - GV yêu cầu HS quan sát hình và trả lời câu hỏi: Đường cao AH như thế nào với hai đáy của hình thang ABCD?

- GV yêu cầu học sinh nhắc lại đặc điểm của hình thang ABCD và đường cao AH.

- GV yêu cầu HS dựa vào đặc điểm của hình thang để kiểm tra mô hình ghép lúc trước. Mô hình lắp có 2 cạnh đối diện song song là đúng.

- HS quan sát hình và nghe.

- HS: Đường cao AH vuông góc với hai đáy AB và CD của hình thang ABCD.

- Một vài học sinh nhắc lại trước lớp: Hình thang ABCD có:

+ Hai cạnh đáy AB và CD song song với nhau.

+ Hai cạnh AB và BC là hai cạnh bên.

+ Đường cao AH vuông góc với hai đáy AB và CD. Độ dài AH là chiều cao của hình thang.

- 2HS ngồi cạnh nhau đổi chéo mô hình cho nhau và cùng kiểm tra.

2.3. Luyện tập - thực hành Bài 1 Bài 2 - GV nhận xét kết quả ghép của HS. Yêu cầu các em chưa ghép đúng về nhà ghép lại cho đúng. - GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.

- GV treo tranh phô tô phóng to các hình vẽ trong bài lên bảng. Yêu cầu 1HS lên chỉ các hình là hình thang.

- GV chốt lại bài giải đúng: Các hình thang là hình 1, hình 2, hình 4, hình 5, hình 6.

- GV: Vì sao hình 3 không phải là hình thang?

- GV yêu cầu HS lên bảng chỉ các cạnh đáy và các cạnh bên của hình thang.

- GV yêu cầu HS đọc đề, tự làm bài vào vở.

- GV nêu từng câu hỏi để HS trả lời.

+ Trong 3 hình, hình nào có 4 cạnh và 4 góc?

+ Trong 3 hình, hình nào có 2 cặp cạnh đối diện song song?

- HS nghe - HS đọc đề và làm bài. - HS lên chỉ và nói. Các HS khác nhận xét, bổ sung. - HS nghe - HS: Vì hình 3 không có các cặp cạnh đối song song với nhau.

- HS chỉ lên hình ở bảng. Các HS khác nhận xét.

- HS đọc đề và làm bài.

- Mỗi câu hỏi 1 HS nêu ý kiến:

+ Cả 3 hình đều có 4 cạnh và 4 góc.

+ Trong 3 hình, hình 1 và hình 2 có hai cặp cạnh đối diện song song.

Bài 3 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bài 4

+ Hình nào chỉ có một cặp cạnh đối diện song song?

+ Hình nào có 4 góc vuông. - GV hỏi thêm:

+ Trong ba hình trên, hình nào là hình thang? Vì sao?

- GV kết luận: Hình thang có một cặp cạnh đối diện song song.

- GV yêu cầu HS nêu đề bài. - GV yêu cầu HS quan sát hình và tự vẽ trên giấy ôli. GV kiểm tra các thao tác của HS.

- GV yêu cầu 2HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.

- GV: Để vẽ hình thang chúng ta phải chú ý điều gì?

- GV vẽ hình thang vuông ABCD như SGK lên bảng, sau đó yêu cầu HS quan sát, trả lời câu hỏi:

+ Đọc tên hình trên bảng? + Hình thang ABCD có những góc nào là góc vuông?

+ Hình 3 chỉ có một cặp cạnh đối diện song song. + Hình 1 có 4 góc vuông. - HS trả lời:

+ Hình 3 là hình thang vì có cặp cạnh đối diện song song với nhau.

- HS nêu đề bài - HS làm bài

- HS kiểm tra bài của nhau

- HS: Chúng ta cần chú ý vẽ được hai đường thẳng song song.

- HS quan sát và trả lời câu hỏi:

+ Hình thang ABCD

+ Hình thang có góc A và góc D là góc vuông.

3. Củng cố, dặn dò

+ Cạnh bên nào vuông góc với 2 đáy?

- GV chỉ hình đã vẽ trên bảng giới thiệu: Hình thang có một cạnh bên vuông góc với 2 đáy gọi là hình thang vuông.

- GV tổ chức trò chơi “Tiếp sức” như sau:

+ GV chia lớp thành 3 đội chơi, đồng thời chia bảng thành 3 phần, ghi tên của từng đội chơi vào từng phần.

+ Mỗi đội 8 thành viên tiếp sức nhau vẽ hình thang. Mỗi bạn chỉ được vẽ một đường thẳng. Khi bạn thứ nhất vẽ xong chuyền phấn cho bạn thứ 2 vẽ tiếp. Cứ như vậy 4 em sẽ tạo được một hình thang. Đến em thứ 5 thì sang hình thang mới. + Kết thúc cuộc thi, đội nào vẽ được đúng 2 hình thang và xong trước thì đội đó thắng. - GV nhận xét tiết học, giao bài tập về nhà.

+ Cạnh bên AD vuông góc với 2 đáy AB và DC.

- Một vài học sinh nhắc lại kết luận về hình thang vuông. HS ghi nhớ và học thuộc ngay tại lớp.

- HS thực hiện hướng dẫn của GV.

Một phần của tài liệu Dạy học các yếu tố hình học trong toán 5 (Trang 51 - 58)