7. Cấu trúc khoá luận
3.2. Bài giảng: Diện tích hình thang
A- Mục tiêu
Giúp HS:
- Hình thành công thức tính diện tích hình thang.
- Nhớ và biết vận dụng công thức tính diện tích hình thang để giải các bài tập có liên quan.
B- Đồ dùng dạy học
- GV: + Các mảnh bìa có dạng hình thang + Bút màu, thước, kéo.
- HS: Các đồ dùng như của GV.
C- Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Nội dung (1)
Hoạt động của giáo viên (2)
Hoạt động của học sinh (3)
1. Kiểm tra bài cũ
- GV yêu cầu HS nhắc lại đặc điểm của hình thang ABCD và đường cao AH.
- GV: Hình như thế nào được gọi là hình thang vuông?
- Hình thang ABCD có: + Hai cạnh đáy AB và CD song song với nhau. + Hai cạnh AB và BC là hai cạnh bên.
+ Đường cao AH vuông góc với hai đáy AB và CD. Độ dài AH là chiều cao của hình thang. - HS: Hình thang vuông là hình thang có một cạnh bên vuông góc với hai đáy.
2. Dạy học bài mới 2.1. Giới thiệu bài 2.2. Xây dựng công thức tính diện tích hình. - GV nhận xét và cho điểm.
- GV: Trong tiết học trước chúng ta đã biết được một số biểu tượng của hình thang. Tiết học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu công thức tính diện tích hình thang.
a. Cắt, ghép hình
- GV vẽ hình thang ABCD lên bảng và nêu vấn đề: Hãy tính diện tích hình thang ABCD?
- GV yêu cầu HS lấy hình thang đã chuẩn bị, đặt tên hình là ABCD trong đó AB là đáy bé, DC là đáy lớn.
- GV yêu cầu HS xác định trung điểm M của cạnh BC.
- Yêu cầu HS vẽ đường cao AH của hình thang ABCD, rồi nối A với M.
- GV yêu cầu HS dùng kéo cắt hình ABCD thành 2 mảnh theo đường AM.
- GV yêu cầu HS suy nghĩ và xếp 2 mảnh của hình thang thành 1 hình tam giác.
- Yêu cầu HS đặt tên cho tam giác mới là ADK. - HS nghe. - HS chuẩn bị hình. - HS dùng thước xác định trung điểm. - HS vẽ hình. - HS cắt hình. - HS suy nghĩ và tự ghép. Sau đó đưa ra cách ghép.
b. So sánh diện tích hình thang ABCD với diện tích hình tam giác ADK.
- GV yêu cầu HS quan sát 2 hình vẽ trên bảng (hình thang ABCD và tam giác ADK) và hỏi:
+ So sánh diện tích hình thang ABCD với diện tích hình tam giác ADK? Giải thích?
+ Tính diện tích của tam giác ADK?
+ Hãy so sánh độ dài DK với DC và CK?
+ Hãy so sánh độ dài CK với độ dài AB?
+ Vậy độ dài của DK như thế nào so với độ dài DC và AB?
+ Tính diện tích tam giác ADK thông qua DC và AB.
- HS quan sát và trả lời:
+ Diện tích hình thang ABCD bằng diện tích hình tam giác ADK vì hình tam giác ADK được ghép thành từ 2 mảnh của hình thang ABCD.
+ Diện tích của tam giác ADK là: SADK = 2 DKAH + Độ dài DK= DC + CK + Độ dài CK = AB + Độ dài DK= DC + AB
+ Diện tích tam giác ADK là:
(DC + AB) × AH 2
- GV: Vì diện tích hình thang ABCD bằng diện tích hình tam giác ADK nên ta có diện tích hình thang là:
(DC + AB) × AH 2
c. Rút ra công thức và quy tắc tính diện tích hình thang.
- GV đưa ra các câu hỏi gợi ý để giúp HS tìm ra được công thức tính diện tích hình thang:
+ DC và AB là gì của hình thang ABCD?
+ AH là gì của hình thang ABCD?
+ Vậy dựa vào công thức, hãy cho biết: Muốn tính diện tích hình thang ta làm như thế nào?
- GV: Đó chính là quy tắc tính diện tích của hình thang. Khi tính diện tích, các em phải chú ý độ dài 2 đáy và chiều cao phải cùng đơn vị đo.
- GV nêu lại quy tắc như trong SGK.
- HS nhắc lại:
Diện tích hình thang là: (DC + AB) × AH 2
- HS trả lời các câu hỏi gợi ý:
+ DC và AB là đáy lớn và đáy bé của hình thang ABCD.
+ AH là đường cao của hình thang ABCD. + Muốn tính diện tích hình thang ta lấy tổng độ dài hai đáy nhân với chiều cao rồi chia cho 2.
- Vài HS nhắc lại để ghi nhớ và học thuộc.
2.3. Luyện tập - thực hành.
Bài 1
- GV giới thiệu công thức: + Gọi S là diện tích hình thang + Gọi a, b là đáy lớn và đáy nhỏ của hình thang
+ Gọi h là chiều cao của hình thang.
Ta có diện tích của hình thang là: S = ( )
2
a b h
- GV yêu cầu HS nhắc lại công thức.
- GV yêu cầu HS đọc đề bài, tự làm bài vào nháp.
- GV nhắc lại quy tắc tính diện tích hình thang để HS không làm nhầm.
- GV mời 2HS lên bảng làm bài.
- GV và HS cả lớp nhận xét.
- HS nghe
- HS nhắc lại.
- HS đọc và làm bài.
- HS nghe
- 2HS giải bài trên bảng: Bài giải a. Diện tích hình thang là: (12 8) 5 2 = 50 (cm2) b. Diện tích hình thang là: (9, 4 6, 6) 10, 5 2 =84 (m2) Đáp số: 50cm2 80m2.
Bài 2 - GV yêu cầu HS đọc đề bài và trả lời câu hỏi:
+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
+ Nêu cách tính diện tích hình thang?
+ Trên 2 hình vẽ đã cho biết những gì?
+ Ở hình thang b, tại sao em biết chiều cao hình thang là 4cm?
- GV: Hình thang vuông có cạnh bên vuông góc với 2 đáy. Cạnh bên này đồng thời chính là đường cao của hình thang.
- GV yêu cầu HS làm bài,nhận xét bài. Sau đó GV chữa bài.
- HS đọc đề bài và trả lời câu hỏi:
+ Bài tập yêu cầu chúng ta tính diện tích của hình thang.
+ 1HS nêu
+ Ở hình thang a cho biết đáy bé là 4cm, đáy lớn là 7cm, chiều cao là 5cm.
Ở hình thang b cho biết đáy bé là 3cm, đáy lớn là 7cm, chiều cao là 4cm.
+ Vì hình thang b là hình thang vuông có một cạnh bên vuông góc với 2 đáy nên độ dài cạnh bên chính là chiều cao của hình thang. - HS nghe
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài:
Bài 3 - GV gọi HS đọc đề bài toán - GV hướng dẫn HS giải:
+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
+ Để tính diện tích của thửa ruộng hình thang chúng ta phải biết gì?
+ Vậy trước hết chúng ta phải đi tìm gì?
- GV yêu cầu HS làm bài vào vở để nộp. Trước khi chấm bài, GV chữa bài. a. Diện tích hình thang: (4+ 9)× 5: 2= 32,5 (cm2) b. Diện tích hình thang: (3 + 7) × 4 : 2= 20 (cm2) Đáp số: 32,5cm2 20cm2. - 1HS đọc đề bài
+ Bài toán yêu cầu tính diện tích của thửa ruộng hình thang.
+ Chúng ta phải biết độ dài 2 đáy và chiều cao của hình thang.
+ Chúng ta cần tìm chiều cao của hình thang.
- 1HS lên bảng làm bài: Chiều cao của hình thang là:
(110+90,2):2=100,1 (m) Diện tích của thửa ruộng hình thang là: (110 + 90,2) × 100,1 = 10020,01 (m2) Đáp số: 10020,01m2
3. Củng cố, dặn dò
- GV gọi HS nhắc lại quy tắc tính diện tích hình thang.
- GV đọc cho HS nghe bài thơ về tính diện tích của hình thang: Muốn tính diện tích hình thang Đáy lớn,đáy nhỏ ta mang cộng vào Rồi đem nhân với chiều cao Chia đôi lấy nửa thế nào cũng ra. - GV nhận xét tiết học, dặn HS về nhà học thuộc quy tắc và công thức.
- 1HS nhắc lại
- HS nghe