Hiện tại trên địa bàn tinh Quảng Nam có rất nhiều vùng chuyên canh trồng rau (Điện Bàn, Hội An, Thăng Bình, Duy Xuyên…). Tuy nhiên, trong số đó có rất ít các vùng trồng rau được kiểm soát độ an toàn của các sản phẩm do họ làm ra. Hầu hết người nông dân vẫn canh tác theo lối tự phát.
Thứ nhất, là để đảm bảo nhu cầu sử dụng của họ trong các bửa ăn hăng ngày trước khi
mang ra bán cho các tiểu thương mua lại tại các chợ nhỏ lẻ .
Thứ hai,trong những năm trở lại đây, khi nhu cầu về rau đang dần tăng lên trên địa bàn
nội tỉnh và các vùng lân cận như Đà Nẵng thì phương thức canh tác của họ cũng đã có những thay đổi rõ rệt. Đặc biệt là sự thay đổi về quy mô và một số điểm khác. Trong đó, để đảm bảo số lượng cung cấp thường xuyên cho thị trường thì họ sẵn sàng có những giải pháp phi an toàn để sản xuất.
Gần đây,một số vung trồng rau đã được một số công ty và chính quyền địa phương hỗ
trợ để sản xuất theo những quy trình đảm bảo tiêu chuẩn (Trà Quế - Hội An, Duy Phước -Duy Xuyên). Một mặt,đảm bảo nguồn rau an toàn cung cấp đều đặn ra thị trường,một mặt đảm bảo cho việc giải quyết bài toán đầu ra cho người nông dân.
Do công ty mới đi vào bước đầu triển khai dự án nên việc tìm kiếm một nguồn hàng ổn định và đảm bảo lâu dài là điều kiện tiên quyết để thành công.Xét về lâu dài thì chúng tôi sẽ phải triển khai một vùng chuyên canh trồng rau cung cấp cho chính mình trong quá trình hoạt động.
Xuất phát từ điểm này,trước khi dự án đi vào hoạt động chúng tôi sẽ tim kiếm giải pháp để có một nguồn rau cung cấp đều đặn cho quá trình hoạt động của dự án.
Qua khảo soát và điều tra trên địa bàn tỉnh Quảng Nam thì chúng tôi chọn vùng rau an toàn tại thôn LANG CHÂU BẮC xã Duy Phước, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam và làng rau tại xã Điện Phương, huyện Điện Bàn làm nguồn cung cấp chính cho công ty.
Đây là vùng rau an toàn được công ty THIÊN VIỆT NGÂN đầu tư và hợp tác với chính quyền sở tại để hình thành một vùng chuyên canh trồng rau tiêu chuẩn an toàn được chi cục bảo vệ thực vật Quảng Nam cấp giấy chứng nhận.Hiện tại thì ở đây, công ty này cũng quản lý và điều hành việc đóng gói.Tuy nhiên chúng tôi sẽ không sử dụng sản phẩm đóng gói sẵn ở đây,thay vào đó chúng tôi sẽ thu mua rau ngay tại ruộng rồi mang về công ty và trực tiếp sơ chế dưới sự giám sát quy trình đã qua kiểm định của chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm Đà Nẵng.
Nhà cung cấp thứ 2 mà chúng tôi dự định sẽ hợp tác đó là vườn rau an toàn theo tiêu chuẩn vietgap tại 1 hộ gia đình tại Đà Lạt. Đây là vườn rau an toàn được sản xuất theo tiêu chuẩn vietgap,được cấp giấy chứng nhận an toàn.Công ty chúng tôi sẽ cử đại diện vào đây để tham khảo mô hình sản xuất va cũng nhằm mục đích chính là thương thảo 1 hợp đồng cung cấp rau an toàn lâu dài giữa 2 bên trong thời gian đề án chuẩn bị đi vào hoạt động.
Chúng tôi sẽ thỏa thuận thu mua một số các sản phẩm đặc trưng của Đà Lạt và một số mặt hàng không có hoặc trái vụ ở Quảng Nam việc này đảm bảo cho nguồn hàng của công ty không bị gián đoạn và gia tăng sự đa dạng.Cung cấp cho khách hàng nhiều hơn những sự lựa chọn trong khi mua hàng..
VIETGAP (là cụm từ viết tắt của: Vietnamese Good Agricultural Practices) có nghĩa
là Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam dựa trên 4 tiêu chí như: - Tiêu chuẩn về kỹ thuật sản xuất.
- An toàn thực phẩm gồm các biện pháp đảm bảo không có hóa chất nhiễm khuẩn hoặc ô nhiễm vật lý khi thu hoạch.
- Môi trường làm việc mục đích nhằm ngăn chặn việc lạm dụng sức lao động của nông dân.
- Truy tìm nguồn gốc sản phẩm. Tiêu chuẩn này cho phép xác định được những vấn đề từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.
Sau khi thỏa thuận với nhà cung câp này,chúng tôi sẽ nhờ họ tìm phương tiện để chuyển hàng về Đà Nẵng mỗi khi chúng tôi đặt hàng.Mọi chi phí sẽ được chúng tôi thanh toán và chuyển tiền vào tai khoản của họ theo định kỳ sẽ được thỏa thuận.
Đối với tất cả các nhà cung cấp hợp tác với chúng tôi, theo hợp đồng hai bên sẽ ký kết. Bên cung cấp rau an toàn phải đảm bảo chất lượng rau an toàn cho cửa hang và phải chịu trách nhiệm hoàn toàn, phải bồi thường hoàn toàn kinh phí để cứu chữa cho người dùng rau của họ bị ngộ độc.
Tại thôn Lang Châu Bắc, vùng chuyên canh rau theo tiêu chuẩn VietGap được quy hoạch gần 6ha đất tại đồng Bà Thụ đã thu hút sự tham gia của 21 hộ dân trong thôn. Để các thành viên nắm phương thức canh tác bài bản, từ cuối tháng 4 đến đầu tháng 8.2011, Chi cục Bảo vệ thực vật Quảng Nam và ILO phối hợp với Trung tâm Chất lượng nông lâm thủy sản vùng 2 mở khóa tập huấn sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap. Trong đó, tập trung hướng dẫn nông dân đánh giá, lựa chọn vùng đất gieo trồng, việc sử dụng giống, phân bón, nước tưới, hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, cách xử lý chất thải, ghi chép hồ sơ và kỹ thuật thu hoạch, sơ chế, đóng gói sản phẩm... Nắm được những kiến thức cơ bản ấy, nông dân thôn Lang Châu Bắc tự tin làm đất, đồng loạt xuống giống, chủ yếu là khổ qua, bí xanh, cà tím, mướp, dưa leo, mồng tơi, dền đỏ, tần ô, ngò, cải cay, xà lách.
Được biết, hiện các sản phẩm rau sạch được sản xuất tại 02 địa phương nói trên được cung cấp cho nhiều đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.Chỉ riêng vườn rau tại thôn Lang Châu Bắc, bình quân mỗi ngày cung ứng cho siêu thị trường Đà Nẵng khoảng hơn 3tấn rau quả các loại.