L ỜI NÓI ĐẦU
4. Bố cục luận văn
2.4.2. Phạm tội thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 186
Tương tự như một số loại tội phạm khác, trong cùng một khung hình phạt nhà làm luật quy định hai tình tiết có tính chất, mức độ nguy hiểm khác nhau là yếu tố định khung hình phạt, đó là: phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Trong khi đó nhà làm luật không quy định gây hậu quả nghiêm trọng là tình tiết định tội.Do đó có ý kiến cho rằng về kỹ thuật lập pháp cấu tạo của Điều 186 Bộ luật hình sự cần phải xem lại. Có thể cấu tạo khoản 2 với tình tiết là yếu tố định khung hình phạt là “gây hậu quả nghiêm trọng”, khoản 3 với tình tiết là yếu tố định khung hình phạt “gây hậu quả rất nghiêm trọng” và khoản 4 với tình tiết là yếu tố định khung hình phạt là “gây hậu đặc biệt nghiêm trọng”, khoản 5 là hình phạt bổ sung.Có như vậy mới có thể cá thể hóa hình phạt triệt để.
Cũng như đối với các tội phạm quy định trong chương tội phạm môi trường, chưa có hướng dẫn chính thức thế nào là gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng do hành vi làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người gây ra nên có thể tham khảo Thông tư số 02/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ công an và Bộ tư pháp để xác định hậu qủa rất nghiêm trong hoặc đặc biệt nghiêm trọng cụ thể là:
Gây hậu quả rất nghiêm trọng: Gây hậu qủa rất nghiêm trọng được hiểu là làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho dưới 50 người với mức tổn hại sức khỏe đối với mỗi người trên 31% hoặc gây thiệt hại tài sản từ 200 triệu đồng (bao gồm tiền chi phí cho việc ngăn chặn dịch bệnh, khắc phục hậu quả).
Gây hậu qủa đặc biệt nghiêm trọng: Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng ở đây được hiểu là làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho từ 50 người trở lên với mức tổn hại sức khỏe đối với mỗi người trên 31% hoặc gây thiệt hại tài sản từ 500 triệu
đồng trở lên hoặc làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm trong thời gian có chiến tranh, thiên tai hoặc trong lực lượng vũ trang.
Trong trường hợp có hậu quả chết người, ngoài việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người (Điều 186), thì tùy trường hợp còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vô ý làm chết người (Điều 98) hoặc tội vô ý làm chất người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính (Điều 99)9
Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 của Điều 186, người phạm tội bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm, là tội phạm rất nghiêm trọng.
Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội, nếu chỉ gây hậu quả rất nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, không có tình tiết tăng nặng, thì có thể được áp dụng hình phạt dưới năm năm tù nhưng không được dưới một năm tù; nếu người phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng và có nhiều tình tiết tăng nặng, không có tình tiết giảm nhẹ hoặc nếu có nhưng mức độ giảm không đáng kể, thì có thể bị phạt đến mười hai năm tù.
2.4.3. Hình phạt bổ sung.
Ngoài hình phạt chính không phải là hình phạt tiền, và trong trường hợp xét thấy hình phạt tù vẫn chưa thỏa đáng để đạt mục đích giáo dục, cải tạo, răn đe và trừng phạt thì người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm để áp dụng đối với người phạm tội trong trường hợp xét thấy nếu để họ tiếp tục giữ chức vụ, hành nghề hoặc làm công việc liên quan thì họ vẫn có thể tiếp tục phạm tội.
Khi áp dụng hình phạt bổ sung đối với người phạm tội cần chú ý:
Chỉ áp dụng hình phạt tiền nếu hình phạt chính đã áp dụng đối với bị cáo không phải là hình phạt tiền.
Theo khoản 5 Điều 69 được sửa đổi bổ sung năm 2009 thì “không áp dụng
hình phạt tiền đối với người chưa thành niên phạm tội ở độ tuổi từ 14 tuổi đến dưới
16 tuổi. Không áp dụng hình phạt bổ sung đối với người chưa thành niên phạm tội”
Tòa án có thể áp dụng một loại hình phạt bổ sung nhưng cũng có thể áp dụng tất cả các loại hình phạt bổ sung được quy định tại khoản 3 Điều luật.
Khi áp dụng hình phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định cần tuyên rõ cấm đảm nhiệm những chức vụ cụ thể gì, cầm hành nghề gì và cấm làm công việc cụ thể gì, mà không tuyên chung chung như quy định của Điều luật.
Nhìn chung, khi quyết định thành lập chương riêng về tội phạm môi trường, theo tinh thần chung về mở rộng hình phạt tiền trong Bộ luật hình sự năm 1999, thì chỉ áp dụng hình phạt tù đối với các tội phạm về môi trường như một biện pháp cuối cùng khi xét thấy cần thiết phải cách ly người phạm tội khỏi xã hội, thì mới đạt được mức trừng phạt cải tảo giáo dục được họ. Qua đó cho thấy, đối với tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người được liệt vào một trong hai tội (Điều 190) nguy hiểm cao trong Chương này.
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CỦA TỘI LÀM LÂY LAN
DỊCH BỆNH NGUY HIỂM CHO NGƯỜI
3.1. Tình hình tội phạm môi trường và tội làm lây lan dịch bệnh nguy
hiểm cho người trong phạm vi cả nước trong những năm qua.
Các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường xảy ra khá phổ biến dưới nhiều hình thức đa dạng và phức tạp trên nhiều lĩnh vực khác nhau như: gây ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm đất, làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người. Các hành vi này để lại hậu quả khá nghiêm trọng về tài sản, kinh tế, môi trường sinh thái.
Bộ luật hình sự năm 1999 đã dành Chương XVII quy định về tội phạm môi trường. Tính từ ngày 01-7-2000 (ngày Bộ luật hình sự năm 1999 có hiệu lực) đến hết năm 2001, Tòa án nhân dân các cấp mới chỉ thụ lý được 28 vụ với 56 bị cáo. Trong đó, Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người (Điều 186) là 3 vụ, chiếm tỷ lệ 10,7% trong tổng số vụ; Tội hủy hoại rừng (Điều 189) thụ lý 13 vụ với 28 bị cáo; Tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản (Điều 188) đã thụ lý được 4 vụ , chiếm tỷ lệ 14,2% tổng số vụ, với 9 bị cáo; Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm (Điều 190) đã thụ lý 6 vụ chiếm tỷ lệ 21,4% trong tổng số vụ,với 14 bị cáo; Tội gây ô nhiễm nguồn nước (Điều 183) đã thụ lý 2 vụ, 2 bị cáo.
Từ cuối năm 2001 đến tháng 5/2004, các tòa án trên cả nước chỉ xét xử 262 vụ án với 420 bị cáo với cá tội phạm về môi trường,trong đó có 170 vụ với 270 bị cáo phạm tội hủy hoại rừng; 76 vụ với 121 bị cáo về tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm; 6 vụ với 13 bị cáo về tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người và dộng vật; 10 vụ với 16 bị cáo về tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản.10
Tóm lại, từ khi Bộ Luật hình sự năm 1999 có hiệu lực thi hành (ngày 1/7/2000) đến hết năm 2006, toàn quốc đã xử lý gần 499 vụ gồm 308 bị cáo vi phạm hình sự
về bảo vệ môi trường. Trong đó, vi phạm Điều 183 (tội gây ô nhiễm nguồn nước) là 282 vụ; vi phạm Điều 186 (tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người) là 15 vụ; vi phạm Điều 188 (tội huỷ hoại nguồn lợi thuỷ sản) là 54 vụ; vi phạm Điều 189 (tội huỷ hoại rừng) là 62 vụ; vi phạm Điều 190 (tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã) là 86 vụ.11
Trong 6 tháng đầu năm 2008, Cục cảnh sát môi trường – BCA và các phòng Cảnh sát môi trường, Công an địa phương đã trực tiếp chủ trì phối hợp với các cơ quan chức năng khác điều tra phát hiện gần 600 vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, làm rõ hơn 380 đối tượng ( tổ chúc và cá nhân), chuyển cơ quan cảnh sát điều tra khởi tố 8 vụ, 13 bị can, phối hợp với các cơ quan chức năng xử phạt vi phạm hành chính tổng số tiền là 1.468.756.000 đồng.
Trong đó gây ô nhiễm không khí, đất, nguồn nước:100 vụ. Nhập khẩu công nghệ máy móc lạc hậu, phế liệu, phế thải gây ô nhiễm:15 vụ. Làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người:18 vụ. Hủy hoại nguồn lợi thủy sản (sử dụng phương tiện, ngư cụ câm): 33 vụ.
Trong 6 tháng đầu năm 2009, lực lượng cảnh sát môi trường đã điều tra khám phá xử lý 166 vụ vi phạm các tội về môi trường.12
3.2. Tình hình tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người ở một số
địa phương.
Công tác phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường từ ngày 5 đến 11 tháng 6 năm 2009 của Trà Vinh đạt được những kết quả sau: phổ biến giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường 4 cuộc, có 285 người tham dự. Giáo dục 1 trường hợp vận chuyển gia cầm chưa qua kiểm dịch.13
Phòng cảnh sát môi trường đã tham mưu cho Ban Giám đốc CATP Hà Nội triển khai kế hoạch:Tăng cường đấu tranh phòng chống tội phạm,vi phạm về môi trường trong lĩnh vực y tế, vệ sinh an toàn thực phẩm làm lây lan dịch bệnh”. Tình hình vi
11
Th.s Dương Thanh An, “Một số khó khăn trong việc áp dụng pháp luật hình sự để xử lý các tội phạm về môi trường, Tạp chí Tòa án nhân dân số 15 tháng 8/2008, trang 19.
12
www.thanhnien.net/news/135/ARTICLE/5790/2008-06-05.html
13
phạm về môi trường trong lĩnh vực y tế, vệ sinh an toàn thực phẩm làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người trên địa bàn Hà Nội diễn biến phức tạp.
Các vụ việc như: sữa nhiễm melamin, hàm lượng đạm trong sữa thấp; nước uống tinh lọc nhiễm amoni và nitrite; các cơ sở y tế và doanh nghiệp sản xuất chế biến thực phẩm gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Từ đó, cơ quan công an đã phát hiện, điều tra 38 vụ với 47 đối tượng, 181 trường hợp vi phạm luật về môi trường trong lĩnh vực y tế, vệ sinh an toàn thực phẩm làm lây lan dịch bệnh. Trong số đó, đáng chú ý là vụ phát hiện đối tượng vứt 16 kg rác thải y tế gồm: 1 khối u, 3 nhau thai, 13 kg bông băng, gạc, ống truyền dịch lẫn vào thùng rác thải sinh hoạt tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông, do Hoàng Thị Thanh Bình (sinh năm 1978), hộ lý Khoa Gây mê hồi sức - Bệnh viện Đa khoa Hà Đông và Nguyễn Thị Sắc (sinh năm 1976), nhân viên công ty Kỹ thuật làm sạch thương mại quốc tế ICT gây ra.14
3.3. Những bất cập và nguyên nhân trong xử lý tội làm lây lan dịch bệnh
nguy hiểm cho người.
Trong thời đại tự do thương mại toàn cầu, sự thuận tiện của giao thông, vận chuyển hàng hóa và tiền tệ đã làm hoạt động của các tổ chức tội phạm môi trường nói chung và tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người ngày càng phát triển, với những thủ đoạn ngày càng tinh vi hơn.
Đối tượng lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người rất đa dạng, ngoài động vật thực vật, sản phẩm động vật thực vật thì còn có những vật phẩm khác, mà những vật phẩm khác này rất khó xác định và kiểm soát, ngay cả trong lĩnh vực y tế, hầu hết các bệnh viện trong cả nước có lượng rác thải hàng ngày rất lớn song chưa được quản lý chặt chẽ theo quy chế xử lý rác thải y tế, kể cả các bệnh viện lớn như Viêt Đức, Bạch Mai, Chợ Rẫy,bệnh viện chấn thương chỉnh hình của TP.HCM, từ đó dẫn đến việc tư nhân,cơ sở thu mua phế liệu thu gom, mua bán để tái chế, sản xuất đồ dùng sinh hoạt, bất chât nguy cơ lây lan dịch bệnh nguy hại.
a. Thứ nhất: Hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện.
Bộ luật hình sự đã có hiệu lực được 10 năm và nay đã được sửa đổi bổ sung sắp có hiệu lực vào ngày 01/01/2010 nhưng đến nay vẫn chưa có một văn bản pháp luật nào của Tòa án nhân dân tối cao với tính chất là cơ quan xét xử cao nhất của nước ta, cũng như chưa có một Thông tư liên tịch của Tòa án nhân dân tối cao cùng với các cơ quan bảo vệ pháp luật ở Trung ương Viện kiểm sát nhân dân tối cao (VKSNDTC, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tư pháp, Bộ công an, Tổng Thanh tra Nhà nước, v.v…) chính thức hướng dẫn việc áp dụng pháp luật hình sự đối với tất cả các hành vi xâm hại môi trường nói chung và tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người nói riêng thì rất chậm trễ thậm chí là không có. Điển hình trong tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người tại khoản 2 có quy định gây hậu quả rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng nhưng chưa có hướng dẫn chính thức thế nào là gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng do hành vi làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người gây ra nên mặc dù có hành vi vi phạm xảy ra nhưng các cơ quan tiến hành tố tụng cũng không có căn cứ cụ thể để đánh giá,nên không thể khởi tố để xử lý đối với các chủ thể có hành vi vi phạm. Ví dụ: Đối với việc dùng rác thải y tế để tái chế đồ nhựa cho tiêu dùng, cơ quan chuyên môn khẳng định, hành vi đó làm ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, có thể gây ra bệnh cho người tiêu dùng. Thế nhưng, không phải ai dùng đồ nhựa tái chế cũng bị ảnh hưởng sức khỏe. Vậy làm thế nào để xác định những đối tượng tiêu dùng nhựa tái chế từ rác thải y tế. Nó làm giảm sút bao nhiêu % sức khỏe, có gây thiệt hại tính mạng đối với người dùng không? Do không có con số cụ thể cũng như những ước tính định lượng nên cơ quan pháp luật khó có thể truy cứu trách nhiệm hình sự, nhất là trong giới kỹ thuật hiện nay của Việt Nam
Lý do khác không kém phần quan trọng là vấn đề trách nhiệm hình sự của pháp nhân, thực tế cho thấy đâu phải chỉ có cá nhân mới tiến hành thực hiện hành vi để lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người mà có cả các doanh nghiệp, phần lớn các doanh nghiêp lợi dụng hình thức nhập khẩu để đưa vào Việt Nam những sản phẩm động vật, thực vật mang mầm bệnh. Trong khi Bộ luật hình sự hiện hành không thừa nhận năng lực chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thì trên thực tế “người”
có hành vi vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về môi trường nói chung phần lớn lại là các doanh nghiệp,công ty có tư cách pháp nhân.
b. Thứ hai: Công tác tuyên truyền, phối hợp giữa các đơn vị còn yếu.
Công tác tuyên truyền, giáo dục năng cao nhận thức về tầm nguy hiểm của dịch bệnh lây lan sang người đã được triển khai tích cực, có chất lượng nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế, số lượng cán bộ chiến sĩ chưa được tập huấn nâng cao nhân thức về môi trường còn rất lớn.
Công tác đào tạo, nâng cao năng lực quản lý, mới chỉ tiến hành ở cấp Bộ, việc trang bị kiến thức và pháp luật có liên quan đến tội phạm môi trường và tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người cho các lực lượng trực tiếp làm công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm và các vi phạm pháp luật chỉ mới được triển khai ở một số nơi.
Chưa xác định rõ vai trò, nhiệm vụ của từng cơ quan trong phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử về loại tội phạm này, việc phân công phân cấp điều tra chưa