Nguyên nhân và điều kiện của tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho

Một phần của tài liệu tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người trong bộ luật hình sự việt nam hiện hành (Trang 31)

L ỜI NÓI ĐẦU

4. Bố cục luận văn

1.2.4. Nguyên nhân và điều kiện của tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho

cho người.

Đại đa số, những khinh hướng phạm tội nói chung và phạm tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người nói riêng đều là sản phẩm của quá trình giáo dục kém, là hậu quả của quá trính xã hội hóa cá nhân không đúng mức và bản năng sinh vật của con người được hình thành do những nguyên nhân khác nhau. Đối với mỗi hành vi phạm tội cụ thể người ta có thể tìm thấy ở nó những nguyên nhân phạm tội khác nhau. Cũng như đối với tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người có những nguyên nhân sau:

­ Về phía người thực hiện hành vi: có thể do lợi nhuận đem lại cho bản thân, mà người thực hiện hành vi bất chấp sự nghiêm cấm của pháp luật vẫn tìm mọi cách đưa những sản phẩm không rõ nguồn gốc vào để buôn bán cho người tiêu dùng, đặc biệt là những sản phẩm như thịt động vật, đại đa số những sản phẩm này khi bán ra thị trường đều chưa qua khâu kiểm dịch, trường hợp này thường xảy ra ở những doanh nghiệp nhập khẩu điển hình như công ty Vinafood : Vụ việc của Vinafood được phát hiện lần đầu tiên vào ngày 14-7, khi Chi cục Thú y TP.HCM kiểm tra tại kho lạnh Tân Tạo (Q.Bình Tân) của Vinafood và phát hiện có một lô hàng nhập từ Đức với bốn chủng loại thịt heo: dựng sau của heo, dựng trước của heo, xương cốt lết và xương sườn heo tổng cộng gồm 903 thùng (trên 17 tấn) được sản xuất vào tháng 4-2008, hạn sử dụng

tháng 4-2009. Nhưng hầu hết số hàng này đã bị dán thêm một nhãn phụ ghi hạn sử dụng là tháng 4-2010. Vinafood đã thừa nhận có sự dán chồng lên nhãn cũ và đích thực số hàng này đã hết hạn sử dụng.Tại cảng Rau Quả (Q.7), đoàn kiểm tra cũng phát hiện có 386 thùng sườn cốt lết heo (11 tấn), 946 thùng xúc xích (10 tấn) đã hết hạn sử dụng. Vinafood đưa lô sườn cốt lết vào kho nhưng hoàn toàn không khai báo kiểm dịch thú y. Ngoài ra, đoàn phát hiện có bốn lô hàng thực phẩm khác đang tồn trong kho cũng không rõ hạn sử dụng, chỉ ghi ngày sản xuất tháng 3, 4, 5-2008. Nhãn gốc lô hàng không thể hiện hạn sử dụng nhưng trên nhãn phụ tiếng Việt lại ghi “xem trên bao bì”, đồng thời trên các thùng lại còn dán thêm các mẩu giấy bằng tiếng nước ngoài có nội dung “hạn sử dụng 18 tháng” hoặc “2 năm”. Toàn bộ số hàng này đều có nguồn gốc từ Canada.

­ Về phía người tiêu dùng: Sự hiếu kỳ và hám lợi luôn tồn tại trong con người nhất là khi họ đóng vai người tiêu dùng trong thị trường. Phần lớn tâm lý tiêu dùng của người Việt Nam là thích ngon, rẻ nhưng những sản phẩm ngon rẻ đó chủ yếu chưa được qua kiểm dịch, không đảm bảo chất lượng, những người bán sản phẩm đã lợi dụng tâm lý của người tiêu dùng mà bán những sản phẩm không rõ nguồn gốc nhằm mục đích thu lợi cao, ý thức bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cộng đồng của người dân chưa cao.

­ Nhiều người dân rất chủ quan trước nguy cơ dịch bệnh đang cận kề, vẫn vô tư ăn uống, ăn thức ăn hè phố không đảm bảo vệ sinh, thói quen ăn uống không đòi hỏi các tiêu chuẩn vệ sinh của người tiêu dùng đã làm cho người sản xuất, kinh doanh cũng coi thường việc chấp hành luật, mà trên thực tế kết quả kiểm tra tình hình an toàn vệ sinh thực phẩm của đoàn kiểm tra liên ngành cho thấy các quán ăn trong chợ, hè phố…là nơi chứa đựng nhiều mầm bệnh nguy hiểm có thể lây lan sang người, hơn nữa động vật, thực vật là những nhu cầu thực phẩm hàng ngày của con người, trong một thời gian ngắn không thể thay đổi được thói quen tiêu dùng.

­ Để xác định vùng nào được gọi là có dịch bệnh. Và sản phẩm đó có thuộc lọai mang mầm bệnh nguy hiểm hay không, phải đợi cơ quan có thẩm quyền công bố, việc ban bố tình trạng khẩn cấp gây ra nhiều hệ lụy về kinh tế, xã hội và tâm lý con người. Mỗi nước có định nghĩa khác nhau về tình trạng khẩn cấp, chia nó thành những cấp độ

khác nhau, xuất phát từ những căn nhắc khác nhau. Luật Việt Nam quy định khi dịch lây lan trên diện rộng, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe của người và kinh tế - xã hội của đất nước thì Uỷ ban thừơng vụ Quốc Hội ra nghị quyết ban bố tình trạng khẩn cấp theo đề nghị của Thủ tướng chính phủ, trong trường hợp Uỷ ban thường vụ Quốc hội không thể hợp ngay được thì chủ tịch nước ra lệnh ban bố.Nhưng UBTVQH không thừơng xuyên hợp do đó việc tuyên bố và khoanh vùng gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa, luật phòng chống bệnh truyền nhiễm (có hiệu lực 01/7/2008) các nhà làm luật đã chọn cách liệt kê từng bệnh truyền nhiễm cụ thể, phân loại chúng theo A, B, C tùy vào mức độ nguy hiểm từ đó quy định cách ứng phó, bao gồm cả việc công bố dịch và tuyên bố tình trạng khẩn cấp. Như vậy có một số loại dịch bệnh chưa được đề cập vào luật, mà dịch bệnh lại phát tán rất nhanh đâu thể chờ luật chỉnh sửa thêm vào, sau đó mới tiến hành khoanh vùng. Lợi dụng tính chậm trễ của luật, một số cá nhân gia đình có động thực vật nhiễm bệnh vì tiếc của, xót tài sản mà không áp dụng biện pháp tiêu hủy, tiến hành đem tẩu tán hết những sản phẩm đó, góp phần làm giàu cho những kẻ cơ hội, làm dịch bệnh có cơ hội lây lan khắp nơi.

­ Về phía cơ quan chức năng: Hiện nay, năng lực thể chế cũng như năng lực kỹ thuật của các cơ quan chức năng liên quan đến tội phạm môi trường nói chung và tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người nói riêng còn yếu. Điển hình là đối với cơ quan giám sát thực thi pháp luật- cơ quan có vai trò quyết định trong việc phát hiện tội phạm môi trường.

­ Về cơ sở pháp lý: Hiện nay vẫn chưa đầy đủ còn nhiều lỗ hỏng. Hoạt động thanh tra môi trường gặp nhiều khó khăn khi “chỉ đựơc thanh tra môi trường khi có quyết định thanh tra” còn cảnh sát môi trường vẫn chưa được công nhận là cơ quan điều tra chuyên nghiệp.

­ Về lực lượng thanh tra: mỏng và năng lực chưa đáp ứng được yêu cầu. Do thiếu cán bộ có chuyên môn về kiểm dịch ở cấp huỵên và cấp xã để tham mưu cho Chủ tịch UBND cùng cấp nên hoạt động kiểm tra về bảo vệ môi trường đối với từng hộ gia đình, cá nhân chưa thể thực hiện được, các vi phạm về kiểm dịch ở động thực vật chưa đựơc xử lý kịp thời.

­ Kinh phí: Chi phí giám định môi trường trong hoạt động thanh tra, kiểm tra về môi trường nói chung là rất lớn, vượt quá khả năng tài chính của nhiều sở tài nguyên môi trường.

­ Mối quan hệ phối hợp, hỗ trợ giữa các cơ quan điều tra và các tổ chức công dân trong quá trình điều tra tội phạm về môi trường nói chung và tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người nói riêng còn quá lỏng lẻo,chưa có sự phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn.

1.2.5. Hậu quả của hành vi làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người.

Hậu quả của hành vi làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người bao gồm thiệt hại đối với môi trường, tính mạng, sức khỏe của con người do hành vi phạm tội gây ra hoặc hậu quả phi vật chất như: gây hoang mang cho người dân, gây ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước; gây ảnh hưởng xấu về an ninh trật tự an toàn xã hội, làm giảm sút sự phát triển của nền kinh tế.

Các hành vi phạm tội ở tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người sẽ bị xử lý ngay nếu phát hiện, không đợi qua khâu xử phạt vi phạm hành chính như một số tội ở Chương XVII. Đều này cho thấy, hành vi của người phạm tội là nghiêm trọng các hành vi phạm tội ở tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người sẽ gây ra 3 cấp độ phạm tội và sẽ có 2 mức hình phạt tương ứng với mức độ hậu quả mà hành vi phạm tội gây ra.

Nếu có những hành vi mà làm cho dịch bệnh lây lan sang người người phạm tội sẽ chịu hình phạt được áp dụng tại khoản 1 Điều 186 mức phạt từ 1 năm đến 5 năm tù

Nếu gây hậu quả rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng thì khung hình phạt sẽ là khoản 2 Điều 186.

CHƯƠNG 2

TỘI LÀM LÂY LAN DỊCH BỆNH NGUY HIỂM CHO NGƯỜI

TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT HIỆN HÀNH

2.1. Căn cứ pháp lý của tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người.

Điều 186 Bộ luật hình sự năm 1999 của nước Việt Nam quy định:

1. Người nào có một trong những hành vi sau đây làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:

Đưa ra khỏi vùng có dịch bệnh động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm khác có khả năng truyền bệnh nguy hiểm cho người;

Đưa vào hoặc cho phép đưa vào Việt Nam động vật, thực vật hoặc sản phẩm động vật, thực vật bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh nguy hiểm có khả năng truyền cho người;

Hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người.

2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

2.2. Cấu thành tội phạm và các dấu hiệu pháp lý của tội làm lây lan dịch

bệnh nguy hiểm cho người.

Không có bất kỳ một Điều luật nào từ xưa đến nay quy định khái niệm cấu thành tội phạm (CTTP). CTTP là một khái niệm chung nhất được các nhà luật học rút ra từ nhiều quy định chung cũng như quy định về từng tội phạm cụ thể của luật.Do đó, dù CTTP không được quy định thành một Điều luật nhưng là cơ sở pháp lý bắt buộc để xác định tội phạm.

Trong khoa học luật hình sự Việt Nam hiện nay CTTP được định nghĩa: “CTTP

là tổng hợp những dấu hiệu chung có tính đặc trưng cho một loại tội phạm cụ thể được quy định trong luật hình sự”.

Mặc dù mỗi tội phạm có thể khác nhau về tính chất và mức độ thể hiện nhưng trong tất cả các tội phạm có thể rút ra được bốn yếu tố cấu thành chung nhất mà bất kỳ tội phạm nào cũng có là:

­ Mặt khách thể của tội phạm

­ Mặt khách quan của tội phạm

­ Mặt chủ quan của tội phạm

­ Mặt chủ thể của tội phạm

2.2.1. Dấu hiệu về mặt khách thể của tội phạm.

Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người là tội xâm phạm đến sự an toàn về tính mạng, sức khỏe của cộng đồng. Khác với các tội xâm phạm trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe của con người quy định tại Chương XII Bộ luật hình sự. Làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người chỉ như là một nguy cơ tiềm ẩn sự nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe của nhiều người. Còn khách thể trực tiếp của tội phạm này vẫn là xâm phạm đến chế độ bảo vệ môi trường của Nhà nước ta.6

Đối với tội “làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người” dự thảo BLHS sửa đổi (năm 1999) khi trình Quốc hội không có quy định tội danh trên, nhưng trong quá trình thảo luận thì các đại biểu Quốc hôi đã quyết định bổ sung tội này vào Bộ luật. Một số vị đại biểu cho rằng bổ sung tội này là cần thiết nhưng không nên đặt nó tại chương “các tội phạm về môi trường” nên đặt ở chương “các tội phạm xâm phạm trật tự công cộng”, vì cho rằng khách thể bảo vệ trực tiếp của chương “Tội phạm về môi trường” là môi trường chứ không phải là sức khỏe tính mạng của con người, mặc dù suy nghĩ cho cùng thì bảo vệ môi trường cũng chính là để bảo vệ bản thân con người. Tuy nhiên, sau

những tranh luận thì tội này vẫn được ghi nhận và quy định trong chương tội phạm về môi trường.7

Tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm này thể hiện ở việc làm giảm các lợi ích về môi trường của xã hội, chẳng hạn là việc vi phạm quyền được sống trong môi trường trong lành của mỗi người, gây ra thiệt hại cho sức khỏe, cho tài sản, cho thiên nhiên, ảnh hưởng đến việc tôn trọng các quy phạm pháp luật bảo vệ môi trường và các quy phạm khác, làm giảm an ninh sinh thái đối với dân cư và vi phạm kỷ luật môi trường.

2.2.2. Dấu hiệu về mặt khách quan của tội phạm.

Mặt khách quan của tội phạm này được thể hiện ở những dấu hiệu sau:

a) Hành vi khách quan

Người phạm tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người có thể thực hiện một hoặc nột số hành vi sau:

Đưa ra khỏi vùng có dịch bệnh động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm khác có khả năng truyền dịch bệnh nguy hiểm cho người.

“Đưa ra khỏi vùng dịch bệnh là vận chuyển động vật, thực vật, sản phẩm động vật,

thực vật hoặc vật phẩm khác có khả năng truyền dịch nguy hiểm cho người từ vùng

đang có dịch bệnh đến vùng khác chưa có dịch bệnh”.

Dịch bệnh nguy hiểm là những loại dịch bệnh dễ lây nhiễm, dễ lan rộng nhanh chóng từ người này sang người khác tại các cộng đồng dân cư. Dịch bệnh nguy hiểm được hiểu là những căn bệnh có khả năng gây tổn hại nặng đến sức khỏe của người bị nhiễm và có tỷ lệ tử vong cao nhưng lại khó chữa trị hoặc chưa có khả năng chữa trị trong điều kiện hiện tại. Danh mục các loại dịch bệnh nguy hiểm do Bộ Y tế quy định.Ví dụ các loại dịch bệnh như dịch tả, bệnh đậu mùa, bệnh thương hàn, bệnh than, v.v…

7

Bộ tư pháp vụ pháp luật hình sự,hành chính – Bộ luật hình sự mới của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Vùng có dịch bệnh là khu vực (được giới hạn bởi đơn vị hành chính như một địa

danh, một đia phương, một vùng lãnh thổ…)đang có dịch bệnh đã được cơ quan có

thẩm quyền công bố (Uỷ ban nhân dân các cấp, Bộ y tế hoặc Chủ tịch nước) trên

các phương tiện thông tin đại chúng.

Động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm khác có khả năng truyền dịch bệnh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định là có khả năng truyền dịch bệnh nguy hiểm cho người, cấm đưa ra khỏi vùng có dịch bệnh, nhưng vẫn lén lút đưa ra khỏi vùng có dịch. Ví dụ: Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Bình đã công bố trên địa bàn toàn tỉnh đang có dịch cúm gia cầm, đã có lệnh cấm vận chuyển gia cầm ra khỏi phạm vi tỉnh, nhưng một số người do hám lợi vẫn lén lút vận chuyển gia cầm từ Thái Bình sang Nam Định, Hưng Yên, Hải Phòng để bán.

Khả năng truyền dịch bệnh nguy hiểm cho người là dịch bệnh nguy hiểm tiềm ẩn trong động vật, thực vật hoặc vật phẩm khác có thể lây lan sang người, còn thực tế đã lây lan sang người hay chưa không phải dấu hiệu bắt buộc. Vì vậy, các cơ quan tiến hành tố tụng không cần phải xác định dịch bệnh đó đã lây lan sang ngừoi hay chưa mà chỉ cần xác định khả năng dịch bệnh đó có khả năng lây lan sang người hay không.Việc xác định này sẽ do cơ quan y tế có thẩm quyền thực hiện.

Đưa vào hoặc cho phép đưa vào Việt Nam động vật, thực vật hoặc sản phẩm động vật, thực vật bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh nguy hiểm có khả năng

Một phần của tài liệu tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người trong bộ luật hình sự việt nam hiện hành (Trang 31)