Tỷ lệ C1/SL và C2/SL của các dòng tôm theo từng nhóm khố

Một phần của tài liệu đặc điểm hình thái của các dòng tôm càng xanh (macrobrachium rosenbergii de man, 1879) (Trang 29 - 31)

Trong quá trình phát triển của tôm tùy theo giai đoạn, kích cỡ và môi trường

sống mà tôm có những biến đổi về hình thái cơ thể, hay nói cách khác có thể

có sự khác nhau về tỷ lệ giữa các phần của tôm ở các nhóm kích cỡ khác

Tỷ lệ C1/SL của 4 dòng tôm theo nhóm khối lượng

Quan sát tỷ lệ C1/SL của các dòng tôm nhận thấy có sự khác biệt có ý nghĩa

thống kê giữa nhóm khối lượng trong từng dòng và khi so sánh giữa các dòng tôm ở cùng 1 nhóm khối lượng (p<0,05) (Bảng 4.7).

Bảng 4.7 Tỷ lệ C1/SL của các dòng tôm theo nhóm khối lượng

Nhóm khối lượng Dòng M1 M2 M3 M4 Đồng Nai 0,316±0,034bB 0,324±0,031bB 0,330±0,024bAB 0,339±0,017aA Long An 0,329±0,021aC 0,338±0,024aB 0,334±0,013bBC 0,348±0,013aA Cần Thơ 0,319±0,018abB 0,340±0,025aA 0,345±0,019aA 0,342±0,022aA Cà Mau 0,328±0,017aC 0,339±0,019aB 0,332±0,022bBC 0,348±0,023aA

Các giá trị thể hiện trên bảng là số trung bình và độ lệch chuẩn

Các giá trị trên cùng 1 cột có chữ cái thường khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) Các giá trị trên cùng 1hàng có chữ cái hoa khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05)

Kết quả phân tích cho thấy, trong cùng 1 dòng tôm tỷ lệ C1/SL có sự thay đổi

theo nhóm khối lượng. Ở dòng tôm Đồng Nai sự khác biệt về tỷ lệ C1/SL được thể hiện ở nhóm M4 (p>0,05), cao hơn so với nhóm M1 và M2; nhóm M3 khác biệt không có ý nghĩa so với các nhóm còn lại. Ở dòng tôm Long An tỷ lệ C1/SL khác nhau giữa nhóm M1, M2 và M4 (p<0,05), nhóm M3 cao hơn nhưng không có ý nghĩa so với M1 và M2 nhưng lại thấp hơn có ý nghĩa so

với M4. Khác với hai dòng tôm trên, ở dòng Cần Thơ có tỷ lệ C1/SL từ nhóm

M2 trở lên (M2-M4) tương đương nhau và cao hơn có ý nghĩa so với M1. Dòng Cà Mau có sự thay đổi tỷ lệ C1/SL giống với dòng Long An. Qua đây

thấy được rằng dòng tôm Cần Thơ ít có sự thay đổi về tỷ lệ C1/SL theo nhóm

khối lượng hơn so với các dòng tôm khác và tỷ lệ C1/SL tăng theo nhóm khối lượng, chứng tỏ tôm có xu hướng tăng phần carapace trong qúa trình phát triển.

So sánh tỷ lệ C1/SL giữa các dòng tôm trong cùng 1 nhóm khối lượng, trong nhóm M1, tỷ lệ C1/SL của dòng Đồng Nai khác với các dòng khác và đạt tỷ lệ

nhỏ hơn (0,316±0,034), dòng Cần Thơ khác biệt không có ý nghĩa so với tất

cả các dòng còn lại. Trong nhóm M2 dòng Đồng Nai cũng thể hiện sự khác

biệt có ý nghĩa và có tỷ lệ nhỏ nhất (0,324±0,031), không có sự khác biệt giữa

các dòng còn lại. Đối với nhóm M3, dòng Cần Thơ thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa và có tỷ lệ lớn hơn so với các dòng khác. Giữa các dòng tôm trong nhóm M4 thì tỷ lệ này khác biệt nhau không có ý nghĩa (p>0,05)

Tỷ lệ C2/SL của 4 dòng tôm theo nhóm khối lượng

Tỷ lệ C2/SL cũng có thay đổi theo nhóm khối lượng, có sự khác biệt có ý

nghĩa thống kê giữa các nhóm khối lượng trong dòng và giữa các dòng với

nhau theo từng nhóm khối lượng (p<0,05). Sự khác biệt về tỷ lệ C2/SL giữa

Bảng 4.8 Tỷ lệ C2/SL của các dòng tôm theo nhóm khối lượng Nhóm khối lượng Dòng M1 M2 M3 M4 Đồng Nai 0,661±0,041cA 0,656±0,035bA 0,667±0,057aA 0,655±0,023bA Long An 0,716±0,054aA 0,698±0,045aA 0,676±0,051aB 0,672±0,032aB Cần Thơ 0,670±0,034bcA 0,654±0,062bA 0,664±0,030 aA 0,652±0,035bB Cà Mau 0,681±0,052bA 0,682±0,052aA 0,660 ±0,044 aB 0,662±0,030abB

Các giá trị thể hiện trên bảng là số trung bình và độ lệch chuẩn

Các giá trị trên cùng 1 cột có chữ cái thường khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) Các giá trị trên cùng 1hàng có chữ cái hoa khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05)

Quan sát tỷ lệ C2/SL trong từng dòng tôm, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ C2/SL giữa các nhóm khối lượng trong các dòng Long An, Cần Thơ

và Cà Mau (p<0,05). Dòng tôm Đồng Nai không có sự thay đổi tỷ lệ C2/SL trong quá trình phát triển. Dòng tôm Long An và Cà Mau có sự thay đổi tỷ lệ

giống nhau theo nhóm khối lượng, nhóm M1 và M2 khác nhau không có sự

biệt có ý nghĩa, nhóm M3 và M4 có tỷ lệ nhỏ hơn so với M1 và M2 và không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa 2 nhóm này. Dòng Cần Thơ sự có sự khác biệt

thể hiện ở nhóm M4. Qua đây cho thấy dòng Đồng Nai không có sự thay đổi

tỷ lệ C2/SL trong quá trình phát triển so với các dòng khác và tỷ lệ C2/SL

giảm khi nhóm khối lượng tăng.

Trong cùng một 1 nhóm khối lượng ở các nhóm M1, M2 và M4, tỷ lệ C2/SL

có sự khác biệt giữa các dòng trong nhóm (p<0,05). Ở nhóm M1 dòng tôm Long An thể hiện sự khác biệt và có tỷ lệ lớn hơn so với các dòng khác (0,716±0,054). Tỷ lệ C2/SL thể hiện nhỏ nhất ở dòng Đồng Nai

(0,661±0,041). Trong nhóm M2, dòng Đồng Nai và Cần Thơ khác nhau không có ý nghĩa về tỷ lệ C2/SL đồng thời có tỷ lệ nhỏ hơn so với 2 dòng còn lại

(0,656±0,035và 0,654±0,062). Dòng Long An và Cà Mau có tỷ lệ khác biệt

nhau không có ý nghĩa. Kết quả ở nhóm M4 cũng giống như nhóm M2 tuy

nhiên dòng Cà Mau khác biệt không có ý nghĩa so với tất cả các dòng. Kết quả

cho thấy dòng tôm Long An có tỷ lệ C2/SL lớn hơn so với tất cả các dòng

khác, đều này cho thấy tôm Long An có phần đầu ngực dài, có thể là do kích

thước của phần chủy đã làm tăng chiều dài carapace 2, từ đó làm tỷ lệ C2/SL

lớn.

Một phần của tài liệu đặc điểm hình thái của các dòng tôm càng xanh (macrobrachium rosenbergii de man, 1879) (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)