Tỷ lệ C1/SL và C2/SL giữa các dòng tôm

Một phần của tài liệu đặc điểm hình thái của các dòng tôm càng xanh (macrobrachium rosenbergii de man, 1879) (Trang 29)

Giá trị của tỷ lệ C1/Sl và C2/SL thể hiện ý nghĩa tỷ lệ giữa phần đầu ngực và phần thân của tôm, khi giá trị của tỷ lệ này càng nhỏ thì thể hiện được được ưu điểm cũng như giá trị kinh tế của tôm. Vì vậy khi đánh giá tỷ lệ này giữa

4 dòng tôm thì giá trị của tỷ lệ ở dòng tôm nào càng nhỏ chứng tỏ tôm có

phần thân dài hơn, phần đầu ngực ngắn hơn so với dòng tôm khác và ngược

lại. Kết quả phân tích tỷ lệ C1/SL và C2/SL giữa các dòng tôm được thể hiện

qua Bảng 4.6.

Kết quả phân tích cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ C1/SL

giữa 4 dòng tôm (p<0,05), trong đó dòng tôm Đồng Nai có tỷ lệ C1/SL nhỏ

nhất (0,324±0,0303) khác biệt có ý nghĩa so với tất cả các dòng (p<0,05) và tỷ

lệ này không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa các dòng còn lại.

Tỷ lệ C2/SL ở dòng Đồng Nai và Cần Thơ thể hiện giá trị nhỏ hơn so với 2

dòng còn lại và không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa 2 dòng này. Dòng tôm Long An thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa so với tất cả các dòng khác và có giá trị lớn nhất (0,694±0,049). Bảng 4.6 Tỷ lệ C1/SL và C2/SL của các dòng tôm Dòng C1/SL C2/SL Đồng Nai 0,324±0,030b 0,660±0,040c Long An 0,337±0,021a 0,694±0,049a Cần Thơ 0,337±0,023a 0,659±0,037c Cà Mau 0,338±0,022a 0,669±0,044b

Các giá trị thể hiện trên bảng là số trung bình và độ lệch chuẩn

Các giá trị trên cùng 1 cột có chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05)

Từ kết quả trên cho thấy dòng tôm Đồng Nai có ưu điểm về ngoại hình hơn so

với các dòng tôm khác do có tỷ lệ C1/SL và C2/SL nhỏ.

Một phần của tài liệu đặc điểm hình thái của các dòng tôm càng xanh (macrobrachium rosenbergii de man, 1879) (Trang 29)