Nâng cao nhận thức của người tiêu dùng

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo vệ thông tin của người tiêu dùng ở Việt Nam (Trang 41 - 43)

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI PHÁP LUẬT BẢO VỆ THÔNG TIN CỦA

3.4. Nâng cao nhận thức của người tiêu dùng

Để bảo vệ NTD khỏi những vi phạm về bảo vệ thông tin NTD thì hoạt động của các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, nhà sản xuất và các đơn vị truyền thông dường như là chưa đủ mà bản thân NTD cũng phải có khả năng tự kháng cự. NTD phải được trang bị các kiến thức và kinh nghiệm cần thiết để bảo vệ bản thân mình khỏi những hành vi xâm phạm của các chủ thể khác.

Để nâng cao kiến thức và khả năng nhận biết của NTD thì các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cần tiến hành hoạt động tuyên truyền, giáo dục một cách thường xuyên và với nhiều cấp độ, nhiều hình thức khác nhau. Đó có thể là những chương trình chuyên biệt cung cấp kiến thức tiêu dùng cho người dân. Thực tế, một số đài truyền hình, phát thanh hay một số trang báo mạng đã có những chuyên mục riêng về bảo vệ quyền lợi NTD. Tuy nhiên, những thông tin trên đó thường phân tán, thiếu tập trung và nhiều bài chưa có được sự kiểm định của các cơ quan Nhà nước. Vì vậy, các cơ quan công quyền có thể xây dựng một kênh thông tin uy tín trên một phương tiện truyền thông. Đó là nơi để NTD phản hồi những thắc mắc, phản ánh những hành vi vi phạm của các cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Cũng là nơi để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp cho NTD những thông tin cần thiết, danh sách cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có quy chế bảo vệ thông tin của NTD.

Ngoài ra, hoạt động tuyên truyền, giáo dục kiến thức tiêu dùng có thể được thực hiện ngay trong các trường phổ thông như một môn học bắt buộc như nhiều quốc gia đã từng thực hiện hiệu quả (Thái Lan, Nhật Bản, …). Hoạt động này sẽ bồi dưỡng kiến thức tiêu dùng cho những công dân nhỏ tuổi – chủ nhân tương lai của đất nước22.

Kết luận

Trước những thực trạng tồn tại đang ngày càng nghiêm trọng về bảo vệ thông tin NTD, yêu cầu cấp thiết được đặt ra không chỉ liên quan đến các quy định pháp luật cần bổ sung, cần chặt chẽ, mà còn đặt ra đối với tất cả các chủ thể, từ cơ quan Nhà nước, các chủ thể sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, các tổ chức xã hội cho đến NTD. Bảo vệ thông tin của mỗi người là bảo vệ thông tin chung của toàn xã hội, của đất nước, do đó trách nhiệm thuộc về tất cả các chủ thể. Để thực hiện được việc này, những chủ thể nêu trên cần có sự phối hợp, chung sức vì lợi ích chung của cộng đồng.

KẾT LUẬN

Trong một thời gian dài, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan mà quyền lợi NTD không được bảo vệ một cách chính đáng. Nhưng trong vài năm gần đây vấn đề này ngày càng được xã hội quan tâm nhiều hơn. Có nhiều hoạt động liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi NTD. Đặc biệt là chương trình “hành động vì quyền 22 Nguyễn Vân Anh, (2011), Pháp luật Việt Nam hiện hành về quyền được thông tin của người tiêu dùng – thực trạng và giải pháp, Khóa luận tốt nghiệp, Trường đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, tr.58

lợi người tiêu dùng” kéo dài từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2012, và sắp tới đây, chương trình “tháng hành động vì người tiêu dùng năm 2013” được tổ chức từ ngày 1-3 đến 31-3-2013 tại Hà Nội23, với nhiều hoạt động nhằm tạo quyền lợi trực tiếp cho NTD hi vọng sẽ là những hành động thiết thực hơn nữa để quyền lợi NTD được quan tâm trọn vẹn nhất. Bởi NTD là một lực lượng đông đảo trong xã hội, hơn nữa nhiều vụ vi phạm quyền lợi NTD một cách trắng trợn nhưng dường như những kẻ xâm phạm vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật. Việc ban hành Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thay thế Pháp lệnh năm 1999 là một tất yếu khách quan, nhưng những hành động thiết thực cũng là một phần quan trọng trong chiến dịch chống hành vi vi phạm quyền lợi NTD và là cơ hội tốt để NTD hiểu hơn về quyền lợi của mình.

Trong khóa luận này, em đã hoàn thành nghiên cứu với những nội dung chủ yếu sau:

- Khái quát pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng và bảo vệ thông tin của người tiêu dùng

- Trình bày vấn đề quyền được bảo vệ thông tin của người tiêu dùng ở Việt Nam và kinh nghiệm của một số nước trên thế giới

- Phân tích nội dung pháp luật Việt Nam hiện hành về bảo vệ thông tin của người tiêu dùng

- Nêu lên thực trạng thi hành pháp luật về bảo vệ thông tin của người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay

- Đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu lực thi hành pháp luật về bảo vệ thong tin người tiêu dùng ở Việt Nam.

23 Gia Huy, Tổ chức “tháng hành động vì người tiêu dùng” năm 2013, http://thanglong.chinhphu.vn/Home/To-chuc-Thang-hanh-dong-vi-nguoi-tieu-dung-nam-2013/20131/6872.vgp, (11/01/2013 13:27:00) chuc-Thang-hanh-dong-vi-nguoi-tieu-dung-nam-2013/20131/6872.vgp, (11/01/2013 13:27:00)

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo vệ thông tin của người tiêu dùng ở Việt Nam (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(43 trang)
w