Theo Báo Công Thương, Người tiêu dùng chưa ý thức được quyền lợi của mình,

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo vệ thông tin của người tiêu dùng ở Việt Nam (Trang 35 - 37)

Tâm lý chậm phản ứng trong từng cá thể vì mỗi người tự nhận thấy thiệt hại của họ không đáng kể so với thiệt hại chung. Lẽ ra, NTD phải khiếu nại, khởi kiện không chỉ nhằm mục đích đòi bồi thường thiệt hại cho bản thân, mà còn vì lợi ích của cả cộng đồng, nhất là khi vi phạm thông tin NTD đang trở thành một vấn nạn. Thực tế, nhiều NTD chấp nhận vì thiếu thông tin, sợ mất thời gian, chi phí, sợ thua kiện… Nhiều người tuy muốn chấm dứt hành vi của kẻ vi phạm, muốn đòi bồi thường hoặc cảnh báo cho những người khác biết nhưng lại lúng túng, không biết liên hệ ở đâu.

Theo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010, có 4 phương thức để NTD bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình là: Thương lượng, hòa giải, trọng tài và Tòa án. Trong đó, thương lượng là phương thức giải quyết trực tiếp bằng cách gửi yêu cầu và tổ chức, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm tiếp nhận, tiến hành thương lượng trong thời hạn không quá 7 ngày làm việc. Còn hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp giữa NTD và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thông qua bên thứ ba (Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng). Nếu thông qua trọng tài, NTD phải cung cấp chứng cứ chứng minh cho thiệt hại của mình, nhưng không phải chứng minh lỗi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Còn việc kiện ra Tòa, NTD cũng phải chứng minh được thiệt hại của mình như với biện pháp trọng tài và có thể thông qua tổ chức xã hội đại diện đứng ra khởi kiện. Trên thực tế, biện pháp trọng tài rất hiếm được sử dụng, và chỉ khi bị thiệt hại lớn và phức tạp, NTD mới kiện tổ chức, cá nhân kinh doanh ra Tòa. Ở nhiều nước, việc đưa nhau ra Tòa để giải quyết những tranh chấp dân sự là một việc hết sức bình thường, còn ở Việt Nam, phần lớn mọi người xem đây là “biện pháp cuối cùng”.

Theo Bộ Công Thương, đến cuối năm 2011, sau một năm triển khai Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, đã có hơn 550 vụ việc khiếu nại đến các Sở Công thương, gần 2.000 vụ khiếu nại đến Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng các địa phương và khoảng 60 vụ khiếu nại đến Cục quản lý cạnh tranh. Các vụ khiếu nại này đều được giải quyết với tỷ lệ thành công trên 80%. Tuy nhiên, số vụ việc trên còn rất nhỏ bé so với thực tế đang diễn ra tại quốc gia có tới gần 90 triệu dân và nhu cầu tiêu dùng ngày một tăng cao. Chắc chắn số vụ việc NTD bị xâm phạm quyền lợi còn lớn hơn rất nhiều

lần nhưng do NTD im lặng, không khiếu nại, hoặc không biết khiếu nại đến đâu, hoặc có khiếu nại mà chưa được giải quyết20.

Lí do khiến NTD ít khởi kiện cũng xuất phát từ các quy định pháp luật. Quy định pháp luật về bảo vệ NTD ở Việt Nam về cơ bản vẫn tuân theo trình tự do pháp luật tố tụng dân sự quy định, thời gian tố tụng kéo dài, án phí tương đối cao, nhiều khi NTD biết rõ quy định pháp luật nhưng không muốn khởi kiện vì khoản tiền được bồi thường nếu thắng kiện có khi không bằng chi phí bỏ ra theo đuổi một vụ kiện. Do đó, thái độ phản kháng của NTD Việt Nam trước những hành vi vi phạm không thể hiện rõ và không phổ biến, điều này cũng khiến việc phát hiện và điều tra các đối tượng vi phạm của cơ quan chức năng gặp khó khăn hơn.

Kết luận

Nhìn chung, Việt Nam đã có được một hành lang pháp lý bảo vệ thông tin NTD tương đối nhiều, các quy định pháp lý cũng khá rõ ràng khi quy định trách nhiệm của các chủ thể trong bảo vệ thông tin của NTD, mô tả hành vi vi phạm cũng như các chế tài xử lý. Tuy nhiên, qua phân tích cho thấy, các quy định này vẫn còn nằm rải rác trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau, quy định cũng có sự khác nhau làm cho NTD không nắm hết được các quyền năng luật định để tự bảo vệ quyền lợi của mình và khó khăn trong việc yêu cầu cơ quan, tổ chức đứng ra bảo vệ. Các cơ quan, tổ chức bảo vệ NTD tuy đã đạt được một số thành công nhất định trong bảo vệ thông tin cá nhân của NTD, nhưng vẫn chưa phát huy hết khả năng cũng như chưa đạt hiệu quả cao. Bên cạnh đó, NTD không thực sự quan tâm và chung tay đấu tranh chống lại các hành vi xâm phạm quyền lợi NTD nói chung trong xã hội, thái độ phản kháng chưa

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo vệ thông tin của người tiêu dùng ở Việt Nam (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(42 trang)
w