Tăng cường quản lý của các cơ quan nhà nước

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo vệ thông tin của người tiêu dùng ở Việt Nam (Trang 39 - 40)

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI PHÁP LUẬT BẢO VỆ THÔNG TIN CỦA

3.2.1. Tăng cường quản lý của các cơ quan nhà nước

Thứ nhất, tuy trong Luật bảo vệ người tiêu dùng 2010 đã có quy định về trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc bảo vệ thông tin NTD, nhưng đây mới chỉ là những quy định mang tính nguyên tắc. Trách nhiệm cụ thể của các cơ quan Nhà nước cần được quy định cụ thể trong các văn bản hướng dẫn thi hành Luật và trong các văn bản pháp luật có liên quan. Đặc biệt cần lưu ý đến trách nhiệm kiểm tra, giám sát hoạt động đảm bảo an toàn thông tin NTD của nhà sản xuất, kinh doanh và nghĩa vụ thông báo những hành vi vi phạm tới NTD. Bên cạnh đó, Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng mới chỉ nêu những nhiệm vụ của các cơ quan này khi không làm tròn trách nhiệm của mình, gây ra thiệt hại cho NTD. Thiết nghĩ, pháp luật bảo vệ NTD cần có những quy định cụ thể để kịp thời điều chỉnh vấn đề này.

21 Bích Huệ, Việt nam vẫn thiếu chế tài bảo vệ thông tin cá nhân, http://www.baomoi.com/Viet-Nam-van-thieu-che-tai-bao-ve-thong-tin-ca-nhan/76/2983609.epi, (10/2009) che-tai-bao-ve-thong-tin-ca-nhan/76/2983609.epi, (10/2009)

Thứ hai, kiện toàn bộ máy và thống nhất hoạt động quản lý của các cơ quan nhà nước. Trước hết phải kiện toàn hệ thống cơ quan bảo vệ quyền lợi NTD, bao gồm các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Cục Thương mại điện tử và công nghệ thông tin, Cục Quản lý cạnh tranh … và các Sở Công thương ở địa phương (cán bộ, chuyên viên chuyên trách công tác bảo vệ NTD) cho đến các cơ quan khác có liên quan. Quan trọng hơn là phải phân định rõ chức năng, thẩm quyền của các cơ quan trên để đảm bảo việc bảo vệ thông tin của NTD phải được thực thi đồng bộ ở tất cả các cấp, các ngành trong cả nước. Ngoài ra, phải thiết lập cơ chế thông tin liên lạc và phối hợp hoạt động giữa Cục Quản lý cạnh tranh, các Sở Công thương và Hội bảo vệ NTD ở cả trung ương cũng như địa phương cùng với việc duy trì sự phối hợp của các cơ quan liên quan như Quản lý thị trường, Cục Thương mại điện tử và công nghệ thông tin, Cục Viễn thông…

Thứ ba, bổ sung nguồn nhân lực và kinh phí cho hoạt động bảo vệ NTD. Hiện nay, các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ thông tin của NTD như kể trên đội ngũ còn hạn chế, công việc luôn trong tình trạng quá tải. Đây là khó khăn rất lớn cho việc nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ NTD. Chính vì vậy, để nâng cao năng lực cho bộ máy bảo vệ quyền lợi NTD cần triển khai thực hiện việc đào tạo nguồn nhân lực và xây dựng cơ sở vật chất cũng như kinh phí hoạt động thích đáng cho công tác bảo vệ quyền lợi NTD, nhất là việc ngăn chặn và phát hiện xử lý vi phạm về bảo vệ thông tin của NTD hiện nay. Đồng thời, cần chú trọng tăng cường năng lực thực thi và đào tạo cán bộ làm công tác bảo vệ NTD không chỉ tại các tỉnh, thành phố mà còn cho các vùng sâu, vùng xa về quyền, nghĩa vụ của NTD trong việc bảo vệ thông tin của mình khi tham gia quan hệ tiêu dùng.

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo vệ thông tin của người tiêu dùng ở Việt Nam (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(43 trang)
w