Giới thiệu về thị trường EU

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiêp Giải pháp đáp ứng tiêu chuẩn môi trường đối với hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường EU của công ty x20 (Trang 30 - 33)

SANG THỊ TRƯỜNG EU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

3.3.1.Giới thiệu về thị trường EU

a. Liên minh Châu Âu (EU)

Ngày 18/4/1951, sáu nước: Pháp, Đức, Italy, Bỉ, Hà Lan và Luxembourg đã ký kết Hiệp ước Paris thành lập cộng đồng Than – Thép châu Âu (ECSC) điều hành việc sản xuất và tiêu thụ than, thép của các nước thành viên, nhằm đẩy mạnh tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, phân phối, tiêu thụ và nâng cao năng suất lao động. Hiệp ước này đã chứa đựng ý đồ của các nhà sáng lập ECSC là gây dựng nền tảng cho việc nhất thể hoá kinh tế châu Âu.

Ngày 25/3/1957, Cộng đồng nguyên tử châu Âu (EURATOM) và Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) được chính thức thành lập. Trong đó, EURATOM quản lý ngành năng lượng nguyên tử của sáu nước còn EEC tăng cường liên kết kinh tế giữa sáu nước.

Tuy nhiên, nhằm tránh sự chồng chéo trong hoạt động của cả ba cộng đồng, đến năm 1967 các quốc gia này lại nhất trí hợp nhất các thiết chế của cả ba cộng đồng trên thành cộng đồng châu Âu (EC).

Trong quá trình hoạt động EC lần lượt kết nạp thêm sáu thành viên nữa là Anh, Ailen, Đan Mạch, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Hy Lạp. EC cũng đã xúc tiến việc phát triển sâu hơn liên kết kinh tế và ký hiệp ước Maastricht vào tháng 2/1992 nhằm làm châu Âu thay đổi một cách căn bản đồng thời đổi tên EC thành liên minh châu Âu EU. Năm 1995, EU kết nạp thêm ba thành viên mới là Áo, Phần Lan, Thụy Điển trở thành cộng đồng 15 quốc gia.

Các quốc gia thành viên EU chia sẻ chính sách chung về nông nghiệp, an ninh, đối ngoại, hợp tác tư pháp và nội vụ, áp dụng một chế độ thương mại chung. Ngoài ra còn có 12 nước thành viên tham gia Liên minh tiền tệ EMU với đồng tiền chung EURO được chính thức lưu hành ngày 1/1/2000.

Hiện nay EU là trung tâm kinh tế hùng mạnh trên thế giới. Vai trò quan trọng của EU như một khối thương mại sẽ còn tăng lên với việc mở rộng sẽ diễn ra trong 5-10 năm tới.

b. Đặc điểm và tập quán tiêu dùng của thị trường EU

EU là một thị trường thống nhất cho phép tự do di chuyển hàng hóa, dịch vụ, lao động và vốn giữa các nước thành viên. Trong thị trường thống nhất này, hàng hóa được sản xuất hoặc được nhập khẩu vào một quốc gia thành viên thì cũng có thể được di chuyển sang các quốc gia thành viên khác mà không gặp phải bất cứ hạn chế nào. Tiền đề cho sự di chuyển tự do này là sự thống nhất về luật lệ và quy định liên quan đến hàng hóa trong nước hoặc hàng hóa nhập khẩu. Với đặc điểm trên không chỉ có thương mại nội khối phát triển mà các nước bên ngoài cũng gặp nhiều thuận lợi hơn trong việc thâm nhập thị trường của các nước thành viên EU. Bên cạnh đó đồng tiền chung EURO và các chính sách tiền tệ do Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) chỉ đạo cho thấy sự hội nhập và gắn kết vững chắc ở đỉnh cao của nền kinh tế châu Âu.

Liên minh châu Âu được xem như một thị trường thống nhất, tuy nhiên về phương diện khí hậu, địa lý, nhân khẩu học, đặc trưng văn hóa, hành vi tiêu dùng thì lại không hề thống nhất. Khu vực bên trong và xung quanh Rhine Ruhr được coi là trung tâm kinh tế của EU, gồm Hà Lan, Pháp, Bỉ, Đức – là nơi tập trung chủ yếu dân số, công nghiệp và cơ sở hạ tầng. Ở một số vùng như miền Nam Tây Ban Nha, miền Nam nước Ý, Hy Lạp,… có nền sản xuất công nghiệp tương đối thấp, chủ yếu

là sản xuất nông nghiệp. Về mặt khí hậu cũng có sự khác biệt. Các nước vùng Scandinavia có khí hậu lạnh, trong khi các nước vùng Địa Trung Hải lại có khí hậu cận nhiệt đới. Giữa hai vùng này là các nước tây bắc EU nằm trong vùng khí hậu ôn hòa. Những đặc điểm về khí hậu ảnh hưởng đến hành vi mua hàng của người tiêu dùng EU, đặc biệt là mặt hàng may mặc, đồ đạc nội thất…

Trong thị trường EU tồn tại một sự khác biệt lớn về dân số và quy mô thị trường. Các khu vực có mật độ dân số đông nằm ở vùng tây bắc nước Đức, Hà Lan, Anh, và miền bắc nước Ý. Các quốc gia vùng tây bắc EU là những quốc gia được đô thị hóa cao độ và có mật độ dân số ở thành thị khá lớn. Trái lại, Bồ Đào Nha và Áo lại có mật độ dân số ở nông thôn cao nhất.

Thị trường EU bao gồm nhiều quốc gia thành viên, do đó đây là thị trường đa văn hóa, đa sắc tộc. Sự đa dạng về văn hóa không chỉ giữa các quốc gia thành viên mà còn nằm trong mỗi quốc gia. Ví dụ như những người ở miền Nam nước Đức có nếp sống, tư duy khác với người sống ở vùng công nghiệp Ruhr, và lại khác người sống ở vùng Đông Đức cũ. Ở Tây Ban Nha cũng tương tự, người vùng Basco miền bắc có nền văn hóa khác căn bản với những người ở xứ khác…

Cùng với sự khác biệt về nhân khẩu học và văn hóa, thói quen tiêu dùng và hành vi mua sắm cũng khác nhau giữa các vùng của EU. Tại những khu vực vùng tây bắc EU kinh tế phát triển hơn nên người dân sử dụng phần lớn thu nhập để mua sắm nhà cửa, đồ dùng đắt tiền, giải trí, du lịch, chăm sóc sức khỏe… Vì thế mà chất lượng hàng hóa, dịch vụ cho vùng này cần được chú trọng hơn.

EU là thị trường có mức sống cao, yếu tố chất lượng, sức khỏe con người, an toàn vệ sinh, môi trường luôn được đặt lên hàng đầu thông qua việc đặt ra những yêu cầu khắt khe đối với hàng hóa lưu thông trên thị trường. Có thể lấy ví dụ về quy chế đảm bảo an toàn của EU đối với một số sản phẩm tiêu dùng: đối với vải lụa, EU lập ra một hệ thống thống nhất về mã hiệu cho biết các loại sợi cấu thành nên loại vải hay lụa được bán ra trên thị trường, và khi đó bất cứ loại vải hay lụa được lưu hành cũng phải ghi rõ mã hiệu của những loại sợi chủ yếu kèm theo tỷ lệ % hoặc cấu thành chi tiết của sản phẩm…

Trong xu thế hiện nay, các khía cạnh môi trường và xã hội được các nước phát triển rất chú trọng, đặc biệt là thị trường EU. Thị phần hàng thực phẩm thân thiện với môi

trường trên cả hai phương diện: giảm lượng hóa chất trên thực phẩm và không gây ô nhiễm môi trường dự kiến sẽ tăng lên nhanh chóng. Bao bì có khả năng tái sinh hay những quảng cáo thân thiện với môi trường luôn giành được sự ưu ái của người tiêu dùng.

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiêp Giải pháp đáp ứng tiêu chuẩn môi trường đối với hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường EU của công ty x20 (Trang 30 - 33)