KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG EU CỦA CÔNG TY CP
4.2.2. Một số kiến nghị đối với cơ quan quản lý Nhà nước và Hiệp hội Dệt may
a. Với cơ quan quản lý nhà nước
• Tổ chức xây dựng và hoàn thiện lại hệ thống tiêu chuẩn quốc gia theo tiêu chuẩn quốc tế
Đổi mới hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam là một nhiệm vụ trọng tâm trong hội nhập quốc tế nhằm đẩy chất lượng hàng hóa trong nước lên ngang tầm với các nước khác. Một thực tế là Việt Nam hiện vẫn chưa có các tiêu chuẩn quốc gia về chất lượng sản phẩm và chưa có các yêu cầu về môi trường, tiêu chuẩn sinh thái cho dệt may. Để đạt được ưu thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế, Việt Nam cần dần dần xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm và các yêu cầu về môi trường cho sản phẩm dệt may, thúc đẩy việc thực hiện nhãn sinh thái được sự thừa nhận quốc tế và cải thiện hình ảnh về môi trường của các doanh nghiệp.
Để xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng và môi trường của riêng mình, Việt Nam nên rút ra từ các tiêu chuẩn và các quy định đã được chấp nhận trên quốc tế, làm cho tiêu chuẩn của mình phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế. Tuy nhiên, các yêu cầu về môi trường thay đổi rất nhiều với các mức độ phát triển kinh tế, nên khi xây dựng chính sách về môi trường, mức độ phát triển của đất nước và cơ sở hạ tầng về môi trường của nước ta nên được cân nhắc đầy đủ, tránh đưa ra mục tiêu không thể đạt được và tạo áp lực lớn cho các doanh nghiệp.
Để thực hiện được mục tiêu này, Nhà nước cần tổ chức, xây dựng các ban Kỹ thuật, cấp kinh phí đào tạo và hỗ trợ các nhà khoa học, các chuyên gia từ các Viện nghiên cứu, các trường Đại học, các cơ quan quản lý và các doanh nghiệp triển khai những đề tài về hài hòa tiêu chuẩn Việt Nam với tiêu chuẩn quốc tế.
Bên cạnh công tác xây dựng và củng cố lại hệ thống tiêu chuẩn môi trường, công tác phổ biến, khuyến khích và quản lý việc áp dụng các tiêu chuẩn cũng không kém phần quan trọng.
Tăng cường công tác quản lý môi trường của các doanh nghiệp để đảm bảo ưu thế cạnh tranh về môi trường. Công nghiệp dệt may là một lĩnh vực gây ô nhiễm mạnh. Do nhu cầu quốc tế về các sản phẩm thân thiện với môi trường tăng lên, hình ảnh của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải được cải thiện để tránh thua thiệt có thể là do các biện pháp xanh làm nảy sinh. Thúc đẩy việc thực hiện các hệ thống quản lý CSM, ISO 14000, áp dụng dán nhãn sinh thái, đặc biệt đối với các doanh nghiệp xuất khẩu lớn.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu về ngành Dệt may, nâng cao chất lượng của trang thông tin điện tử.
• Hoàn chỉnh hệ thống pháp luật và nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về môi trường.
Đối với công tác bảo vệ môi trường, hệ thống pháp luật về Bảo vệ môi trường của Việt Nam còn chưa thật hoàn chỉnh. Sự điều chỉnh và quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thông qua các quy định cụ thể còn rất hạn chế. Một số biện pháp hữu hiệu có thể tham khảo như:
- Thu phí, thuế và các khoản thu khác liên quan đến môi trường. - Quy định về giấy phép môi trường.
- Đặt cọc phí tái chế đối với một số loại sản phẩm cụ thể. - Các yêu cầu về bao gói.
- Các yêu cầu về hàm lượng nguyên liệu được tái chế.
- Xây dựng chứng chỉ nhãn sinh thái nhất quán với cộng đồng quốc tế và thiết lập cơ chế công nhận lẫn nhau với nước ngoài để có thể tránh được các rào cản thương mại tiềm ẩn.
Tăng cường công tác quản lý môi trường của các doanh nghiệp để đảm bảo ưu thế cạnh tranh về môi trường. Công nghiệp dệt may là một lĩnh vực gây ô nhiễm mạnh. Do nhu cầu quốc tế về các sản phẩm thân thiện với môi trường tăng lên, hình ảnh của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải được cải thiện để tránh thua thiệt có thể là do các biện pháp xanh làm nảy sinh. Thúc đẩy việc thực hiện các hệ thống quản lý CSM, ISO 14000, áp dụng dán nhãn sinh thái, đặc biệt đối với các doanh nghiệp xuất khẩu lớn.
• Hỗ trợ doanh nghiệp đáp ứng các quy định và tiêu chuẩn về môi trường của EU.
Hỗ trợ thông tin: Thông tin về thị trường xuất khẩu có vai trò rất quan trọng giúp các doanh nghiệp biết được nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng về chủng loại sản phẩm và các quy định của thị trường để đáp ứng. Nhà nước nên tạo ra nhiều kênh thông tin tới các doanh nghiệp, như ấn phẩm, web…, tổ chức các cuộc hội thảo giới thiệu cho các doanh nghiệp về những quy định môi trường của EU đối với
hàng dệt may và các loại hàng hóa xuất khẩu khác. Đặc biệt tập trung giải thích những quy định, tiêu chuẩn mới
Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực: cần tổ chức các chương trình đào tạo nghề, giải quyết vấn đề thiếu hụt và nâng cao chất lượng nguồn lao động; mở các lớp đào tạo cán bộ quản lý kinh tế- kỹ thuật và cán bộ pháp chế, cán bộ bán hàng chuyên ngành Dệt may; mở các khóa đào tạo về thiết kế và phân tích vải, kỹ năng quản lý sản xuất; cử cán bộ, học sinh tham gia các khóa đào tạo ở nước ngoài chuyên về quản lý và thiết kế thời trang; xây dựng trường Đại học Dệt may và Thời trang để tạo cơ sở vật chất cho các lớp đào tạo.
Cuối cùng, Chính phủ cần sửa đổi lại các thủ tục hành chính, thủ tục hải quan. Các thủ tục cần đơn giản nhưng chặt chẽ tạo thuận lợi cho các DN thực hiện công tác xuất khẩu. Mặt khác cơ quan hải quan cũng có vai trò quan trọng trong việc giám sát, kiểm tra đối với các nguyên liệu đầu vào, các hóa chất chuyên dụng nhập khẩu giúp loại bỏ ngay giai đoạn đầu sản xuất những nguyên liệu và hóa chất không phù hợp với những quy định và tiêu chuẩn của thị trường đối tác, gây hại đến môi trường và người tiêu dùng.
b. Với hiệp hội dệt may Việt Nam
- Đối với Hiệp hội, cần nâng cao vai trò của Hiệp hội ngành trong việc thu thập, cập nhật và phổ biến thông tin về rào cản kỹ thuật toàn diện tại các thị trường xuất khẩu đích và các thị trường mà ngành hướng tới. Bộ phận này phải được cấp kinh phí để duy trì hoạt động thường xuyên đều đặn. Thông tin về rào cản kỹ thuật cần được phổ biến rộng rãi trong một mục riêng trên website của Vinatex và Viện Dệt May.
- Hiệp hội cần trợ giúp thông tin cho doanh nghiệp về các hóa chất thân thiện với môi trường, hỗ trợ kinh phí để tiến hành nghiên cứu thích ứng công nghệ cho quá trình sản xuất thân thiện với sinh thái và áp dụng sản xuất sạch hơn vào quá trình sản xuất của doanh nghiệp.
- Tạo điều kiện để các doanh nghiệp trong Hiệp hội trao đổi thông tin với nhau cũng như giải quyết các bức xúc của doanh nghiệp khi thâm nhập thị trường quốc tế, bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp khi cần thiết.
- Xây dựng và thực hiện các quy chuẩn về hóa chất hài hòa với các quy chuẩn hiện hành trên thế giới.
- Nâng cao tay nghề của đội ngũ cán bộ, lao động trong ngành: tổ chức nhiều hơn nữa các khóa học ngắn hạn cho cán bộ, các lớp đào tạo tay nghề cho người lao động nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng cũng như năng suất lao động trong các DN dệt may. Hiệp hội Dệt may có thể kết hợp với Chính phủ và các DN thành lập các trung tâm đào tạo chuyên ngành về dệt may nhằm hình thành được đội ngũ các chuyên viên cao cấp về các ngành thiết kế thời trang, cán bộ mặt hàng và tổ trưởng, quản lý chất lượng, quản lý kho hàng, quản lý xuất nhập khẩu. Hiện nay Vinatex, Viện dệt, Viện Fadin, Trường đại học Kinh tế quốc dân, Trường đại học Bách khoa Hà Nội,… đã có những chương trình hợp tác đào tạo mới và đào tạo bổ sung cho cán bộ của ngành. Một trong những chương trình trọng điểm của Hiệp hội Dệt may (VITAS) đó là đào tạo được 500 cán bộ trong nước và 100 cán bộ nước ngoài chuyên ngành thiết kế thời trang, công nghệ và tiếp thị dệt may.
- Cần phải tạo được nguồn nguyên liệu cho sản xuất trong nước, để giảm bớt và dần loại bỏ việc nhập khẩu nguyên liệu nước ngoài. Hiện nay nguyên liệu phục vụ cho ngành dệt may được nhập khẩu tới 90%, tính chủ động trong nguyện liệu cho các DN sản xuất chưa cao, phụ thuộc vào nước ngoài. Mặt khác không đảm bảo được chất lượng, các yêu cầu kỹ thuật đối với sản phẩm dệt may.
- Bên cạnh việc cạnh tranh để cùng tiến bộ, các doanh nghiệp Việt Nam cần hợp tác lẫn nhau, trợ giúp nhau cùng phát triển để đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam nói chung ra thị trường thế giới chứ không phải giành giật thị phần của đối phương. Chúng ta cần xác định rõ đối thủ là những nhà xuất khẩu từ các quốc gia khác trên thế giới và các doanh nghiệp trong nước chính là những người bạn đồng hành trong cuộc chiến vươn ra thị trường thế giới.
Gia nhập WTO đồng nghĩa với việc Việt Nam sẽ phải thực hiện nhiều cam kết quan trọng, trong đó hiệp định về rào cản kỹ thuật trong thương mại có tác động lớn đến sản phẩm công nghiệp. Ngành dệt may phải tự đổi mới - cách quản lý, dây chuyền sản xuất, các tiêu chuẩn về nguyên liệu đầu vào…, đồng thời nhà nước cần tập trung xây dựng hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật theo hướng chuẩn hóa và có hệ thống quản lý chất lượng hàng xuất khẩu nghiêm ngặt để bảo đảm uy tín cho hàng
xuất khẩu trên thị trường quốc tế. Nếu thực hiện tốt hiệp định rào cản kỹ thuật trong thương mại thì dệt may Việt Nam sẽ nâng cao được sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế và hội nhập kinh tế sẽ có tác động tích cực tới ngành sản xuất này.
KẾT LUẬN
Trong quá trình toàn cầu hóa hiện nay, các nước phát triển luôn thúc ép các nước đang phát triển phải đẩy nhanh quá trình hội nhập, mở cửa thị trường, thực hiện tự do hóa thương mại, cắt giảm thuế quan… Nhưng ngược lại, những nước phát triển lại luôn luôn tìm mọi cách đặt ra các rào cản thương mại nhằm mục đích bảo hộ sản xuất trong nước, làm giảm sức cạnh tranh của những hàng hóa xuất khẩu của những nước nghèo đang phát triển. Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp Việt Nam phải tham gia vào “chợ toàn cầu”. Vì vậy, để có thể kinh doanh tốt, các doanh nghiệp cần tìm hiểu kĩ lưỡng đối tác, những rào cản thương mại của họ, từng bước đưa ra những đối sách đúng đắn.
Công ty cổ phần X20 là công ty tham gia kinh doanh xuất khẩu hàng may mặc, công ty đã tìm ra hướng đi phù hợp trong quá trình vượt qua những rào cản kỹ thuật đặc biệt là rào cản về môi trường và đạt được những thành tựu nhất định. Tuy nhiên, với thực lực của doanh nghiệp, trình độ sản xuất vẫn còn yếu kém nên khó có thể đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu của thị trường quốc tế, thiếu kĩ năng và kinh ngiệm trong thực hiện các hoạt động thương mại quốc tế, cộng với sự cạnh tranh lẫn nhau giữa các nước đang phát triển…thì để có thể tạo dựng được thị phần tại các thị trường khó tính, không chỉ đòi hỏi sự nỗ lực, cố gắng của từng doanh nghiệp riêng lẻ như công ty cổ phần may X20, mà còn cần sự tác động tích cực từ phía Hiệp hội dệt may và Nhà nước. Nếu bị vấp phải các loại rào cản thương mại, các doanh nghiệp cần phải tỉnh táo tháo gỡ, kết hợp những biện pháp của chính doanh nghiệp với sự trợ giúp của Nhà nước và Hiệp hội ngành nghề.
Trên đây là toàn bộ những phân tích của em về đề tài: “Giải pháp đáp ứng tiêu chuẩn môi trường phục vụ xuất khẩu hàng dệt may của công ty cổ phần may X20”. Do còn thiếu kinh nghiệm nghiên cứu cũng như sự hạn chế về nguồn thông tin tham khảo, bài viết chắc chắn không thiếu khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đánh giá đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn nữa.