Các phương pháp ép khác.

Một phần của tài liệu Luận văn Nghiên cứu sự ảnh hưởng của nhiệt độ ép tới chất lượng ván LVL sản xuất từ gỗ Keo lai với chiều dày ván mỏng là 2mm pptx (Trang 25 - 27)

Phương pháp ép cao tần. - Phương pháp ép một bước. - Phương pháp ép nhiều bước.

Các phương pháp này đều đựoc sử dụng trên thế giới.  Phương pháp ép cao tần.

Phương pháp ép này, nó chỉ phù hợp với dây chuyền công nghệ sản xuất hiện đại. Trên thế giới ở các nước phát triển mạnh về công nghiệp ván nhân tao đã đi vào sản xuất băng phương pháp này, bên cạnh đó người ta có thể kết hợp phương pháp ép một bước hoặc nhiều bước với phương pháp ép cao tần, còn đối với tình hình trong nước hiện nay phương pháp này có thể nói là rất mới mẻ, chưa có dây chuyền sản xuất ván nhân tạo nào sản xuất bằng phương pháp ép này. Do vậy đề tài không đề cập lựa chọn phương pháp này trong quá trình nghiên cứu.

Ưu điểm:

- tiêu tốn nhân lực ít.

- khi nhiệt độ ép đủ điều kiện cho màng keo trong cùng đóng rắn,màng keo ngoài cùng không bị phá huỷ thì màng keo ổn định hơn so với phương pháp ép nhiều bước.

- không phải nâng hạ mặt bàn ép nhiều lần, không gây hại cho máy ép... Nhược điểm của phương pháp.

- Độ ẩm ván sau khi sấy < 6%. - Thời gian ép dài.

- Tính chất modul đàn hồi của ván nhỏ hơn so với phương pháp ép nhiều bước.

- Dễ gây ra nổ ván....

Với phương pháp này đề tài có hướng lựa chọn vào quá trình nghiên cứu với mục đích đối chứng với khả năng tạo ván LVL.

 Phương pháp ép nhiều bước.

Với phương pháp này ta thấy rằng, thời gian truyền nhiệt tính theo thời gian nhiệt lượng đi qua một lớp chiều dầy ván mỏng là ngắn hơn so với phương pháp ép một bước, đồng thời tận dụng được lượng nhiệt dư sau mỗi lần ép ván cho lần ép kế tiếp tạo điều kiện thích hợp cho quá trình truyền nhiệt tới màng keo đóng rắn dễ dàng. Tuy nhiên máy ép phải đóng mở nhiều lần mức độ ổn định ván thấp, tiêu tốn động lực cao. Tỷ lệ nén đối các tấm ván mỏng được coi là như nhau, điều này làm cho tính chất modul đàn hồi, modul uốn tĩnh lớn hơn so với sản phẩm ép từ phương pháp ép một bước và hệ số co rút của sản phẩm đồng đều. Khả năng thoát ẩm của ván trong quá trình ép là tốt hơn so với phương pháp ép một bước, yêu cầu về độ ẩm ván mỏng không khắt khe như phương pháp ép một bước. Khi sử dụng phương pháp ép nhiều bước này, ta có thể ép sản phẩm có chiều dầy rất lớn và đặc biệt có thể ép ván có nhiệt độ cao mà chất lượng sản

phẩm không bị ảnh hưởng như các hiện tương thường xẩy ra ở phương pháp ép một bước đó là màng keo trong cùng chưa đóng rắn mà màng keo ngoài cùng đã bị phá huỷ, đồng thời có thể đem đến hiện tượng cacbon hoá bề mặt sản phẩm. Từ các yếu tố trên cho ta thấy phương pháp ép nhiều bước có rất nhiều thuận lợi trong sản xuất LVL. Vì vậy, đề tài lựa chọ phương pháp ép này là phương pháp ép chủ lực trong quá trình nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Luận văn Nghiên cứu sự ảnh hưởng của nhiệt độ ép tới chất lượng ván LVL sản xuất từ gỗ Keo lai với chiều dày ván mỏng là 2mm pptx (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)