Giải pháp kiến nghị

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ ĐẤT KINH TẾ TRANG TRẠI HỘ GIA ĐÌNH – THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ ĐÔNG SƠN pot (Trang 50 - 55)

Để giải quyết những bất cập trên em xin mạnh dạn đưa ra những giải pháp như sau:

Thứ nhất: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong cộng đồng dân cư ở các khu vực nông thôn đặc biệt là các vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Các quy định của pháp luật sẽ thực sự phát huy hiệu quả nếu người dân có những hiểu biết về chúng. Việc tuyên truyền pháp luật phải được thực hiện từng bước và có chương trình, kế hoạch cụ thể. Tránh việc tuyên truyền miệng cứ “thao thao bất tuyệt”, trong khi nói sử dụng nhiều thuật ngữ khó hiểu, bài giảng dài dòng phức tạp làm cho nguời nghe khó hiểu

Thực hiện một số biện pháp để thực hiện việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật như:

- Phát triển các mô hình hỗ trợ, tư vấn pháp lý cho người dân

- In tờ rơi, sách báo, tranh ảnh có minh họa những quy định của pháp luật đã đi vào cuộc sống

- Tổ chức mở các lớp bổ túc pháp luật tập trung để kịp thời cung cấp những quy định pháp luật mới nhất về nhưng lĩnh vực mà họ quan tâm

Việc tăng sự hiểu biết của người dân về quy định của pháp luật sẽ giúp cho việc triển khai và thực thi pháp luật trong cuộc sống đạt hiệu quả cao hơn

Thứ hai: Tăng cường hoạt động quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực đất đai Đối với cơ quan có thẩm quyền: Việc lập quy họach, kế họach sử dụng đất phải đồng bộ và mang tính chiến lược cao. Phải có tầm nhìn xa hơn để dự đoán những biến động về đất trong tương lai để đề ra nhưng phương hướng phát triển hợp lý

Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất cần kĩ càng và chặt chẽ. Tăng cường công tác thẩm tra, xác định các dự án đầu tư, đơn xin giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất để hạn chế phần nào diện tích đất bị sử dụng trái mục đích gây lãng phí tài nguyên đất.

Có thể mở thêm các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho những người có thẩm quyền trong các hoạt động để tránh trường hợp không biết luật nhưng vẫn làm liều hoặc vì kiến thức có hạn không áp dụng đuợc những quy định của pháp luật vào thực tế

Tăng cường hiệu quả hoạt động giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại tố cáo vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất. Đây là vấn đế nhạy cảm và luôn nóng bỏng trong quan hệ đất đai. Nếu không giải quyết kịp thời, dứt điểm sẽ gây mất ốn định trong lĩnh vực đất đai và toàn xà hội. Tuyên truyền đấy mạnh công tác hòa giải

để giải quyết tranh chấp, khiếu nại đất đai tại địa phương. Các cơ quan có thẩm quyền giải quyết phải đặt vấn để nâng cao nghiệp vụ của thành viên trong cơ quan mình để họ có khả năng giải quyết đúng đắn và triệt để các vấn để trong việc tranh chấp, khiếu nại về đất đó.

Đặc biệt, phải tăng cường đạo đức của những người có thẩm quyền trong hoạt động giao đất, cho thuê đất. Như thế mới giải quyết được nguyên nhân sâu xa của việc yếu kém trong hoạt động quản lý của Nhà nước bởi những quy định của pháp luật có quy định hợp lý, đúng đắn nhưng người thực hiện không nghiêm chỉnh thì có thể dẫn tới việc gây bất ổn trong quan hệ pháp luật đất đai và sự phát triển của xã hội.

Thứ ba: Quy định những chế tài xử lý nghiêm khắc hành vi đầu cơ, tích tụ đất nông nghiệp không vì sản xuất

Muốn ngăn chặn hành vi đầu cơ, tích tụ đó các nhà làm luật cần phải thắt chặt lại các quy định của pháp luật từ các hoạt động của cơ quan và tổ chức có thẩm quyền. Có như vậy mới đảm bảo sự bình đẳng về đất cho những người có nhu cầu sử dụng đất nông nghiệp

Thứ tư: Hoàn thiện Luật đất đai sửa đổi sao cho phù hợp với điều kiện thực tiễn của việc sử dụng đất trong thời gian hiện tại và tương lai

Các cơ quan có thẩm quyền tổ chức lấy ý kiến của người dân, các chuyên gia trong lĩnh vực đất đai đồng thời tham khảo thêm những quy định của những nước tiên tiến trên thế giới sao cho các quy phạm được quy định hợp lý, tránh những bất cập còn tồn tại trong Luật đất đai 2003

Những quy phạm phải dựa trên những dự báo biến động về tình hình kinh tế chính trị trong tương lai để tránh sửa đi sửa lại do không theo kịp sự phát triển của thời đại.

Nâng cao kĩ thuật lập pháp của những người có thẩm quyền trong xây dựng luật để những quy định có thể giải quyết được những quan hệ mới phát sinh trong quá trính sử dụng đất trong tương lai.

Vì vậy hoàn thiện Luật đất đai sửa đổi không thể một sớm một chiều mà xong được. Hoàn thiện các quy phạm pháp luật không phải là nhiệm vụ của riêng các cơ quan Nhà nước mà còn là nhiệm vụ của người dân trong xã hội. Để thành công trong chương trình sửa đổi lần này cần có sự chung tay vào cuộc của toàn thể xã hội, có như vậy thì mục đích to lớn của việc sửa đổi mới thành công như đã đề ra.

KẾT LUẬN

Mô hình kinh tế trang trại phát triển đã làm tăng thêm quỹ đất chưa sử dụng, đất trống đồi trọc, đất hoang hóa đuợc đưa vào sử dụng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Việc tập trung sản xuất theo mô hình trang trại đã dần chuyển dịch cơ cấu thuần nông tự cung tự cấp sang mô hình phát triển tập trung, đồng bộ hóa theo hướng công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn. Gắn sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp, nuôi trồng thủy sản với dịch vụ chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Tuy còn những bất cập trong việc quản lý và sử dụng đất kinh tế trang trại xong không thể phủ nhận những thành quả đáng ghi nhận mà nó mang lại. Trong tương lai xu hướng sử dụng đất để phát triển mô hình kinh tế trang trại sẽ ngày càng tăng nên việc hoàn thiện các quy định pháp luật vần là yêu cầu cấp bách đuợc đặt ra cần phải giải quyết kịp thời. Các quy định của pháp luật đúng đắn và phù hợp sẽ tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát triển các mô hình kinh tế tương tự như mô hình kinh tế trang trại để góp phần phát triển đất nước thực hiện thành công sự nghiệp CNH –HĐH mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TS Trần Quang Huy ( Chủ biên)(2011), Giáo trình Luật đất đai, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Lao động – Xã hội

2. GS –TS Nguyễn Ngọc Long, GS-TS Nguyễn Hữu Vui ( Đồng chủ biên)(2011), Giáo trình Triết học Mác- Lênin, Bộ Giáo dục và đào taọ, Nxb Giáo dục và đào tạo

3. Chính phủ, Nghị quyết Số: 03/2000/NQ-CP của Chính phủ Về kinh tế trang trại ngày 02/02/2000, Hà Nội

4. PGS. TS. Nguyễn Văn Hảo, PGS. TS. Nguyễn Đình Kháng, PGS.TS. Lê Danh Tốn ( Đồng chủ biên)(2011), Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin, Bộ giáo dục và đào tạo, Nxb Giáo dục và đào tạo

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ ĐẤT KINH TẾ TRANG TRẠI HỘ GIA ĐÌNH – THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ ĐÔNG SƠN pot (Trang 50 - 55)