Đánh giá chung về đất kinh tế trang trại hộ gia đình tại xã Đông Sơn

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ ĐẤT KINH TẾ TRANG TRẠI HỘ GIA ĐÌNH – THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ ĐÔNG SƠN pot (Trang 35 - 38)

2.3.1. Thành tựu

Từ năm 2002 mô hình kinh tế trang trại bắt đầu manh nha và phát triển trên địa bàn xã Đông Sơn. Từ chỉ có một vài hộ thực hiện mô hình nhỏ lẻ cho đến nay đã nâng lên tới hơn 90 hộ áp dụng mô hình kinh tế trang trại. Trong những năm qua việc sử dụng đất vào mô hình kinh tế trang trại đã đạt được những thành quả đáng ghi nhận

Thứ nhất: Các trang trại tập trung phần lớn tại các Đồng Sánh, Đồng Xép, Đồng Gàu, Đồng Me, Đồng Gấc, Đồng Cỏ đã góp phần sử dụng hiệu quả hơn đất ở các vùng này.

Đất ở các khu vực này là đất phèn chua, đất trũng không phù hợp để trồng lúa. Các vùng đất trũng luôn xảy ra tình trạng ngập lụt kéo dài trong các mùa mưa lũ. Theo các hộ dân ở đây cho biết, khi canh tác trên diện tích đất này hiệu quả sản xuất không cao mà còn phải luôn lo lắng về tình trạng mất mùa do ngập úng mỗi mùa mưa bão đến. Sau khi có chính sách khuyến khích các hộ kinh tế trang trại tập trung ở các vùng này thì sản lượng nông nghiệp của xã có sự tăng lên đáng kể. Các hộ kinh tế trang trại đã biết quy hoạch đất, chuyển đổi cơ cấu vật nuôi cây trồng hợp lý, áp dụng các tiến bộ của KH –KT vào sản xuất để sử dụng có hiệu quả các loại đất đó tạo ra quy trình khép

kín từ sản xuất đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Không chỉ tăng giá trị sản lượng nông nghiệp mà còn góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế của xã.

Thêm nữa các loại đất chưa sử dụng trên địa bàn xã đã được đưa vào sử dụng tránh đuợc tình trạng lãng phí tài nguyên đất đai

Thứ hai: Mô hình kinh tế trang trại đã góp phần làm thay đổi bộ mặt của xã. Từ một xã có đến 20% dân số thuộc đối tượng hộ nghèo năm 2004. Đến nay con số đó đã giảm gần một nửa. Trông đó có rất nhiều hộ đã áp dụng mô hình kinh tế trang trại trên diện tích đất được giao của mình

Mô hình kinh tế trang trại đã giúp rất nhiều hộ gia đình thoát khỏi cảnh nghèo khó trở thành những hộ gia đình sản xuất, kinh doanh giỏi có thu nhập tưong đối lớn. Đến hơn 30% số hộ áp dụng có tổng thu nhập bình quân trong một năm lên tới gần 200 triệu đồng. Các hộ còn lại

Thứ ba: Việc quy hoạch sử dụng đất làm mô hình kinh tế trang tại đã góp phần thực hiện thành công chính sách “ dồn điền đổi thửa” trong công cuộc xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam

Các hộ gia đình làm mô hình kinh tế trang tại chủ yếu sử dụng đất theo hình thức giao đất không thu tiền sử dụng đất. Do đó họ có quyền “chuyển đổi quyền sử dụng đất” cho các hộ làm nông nghiệp trên cùng địa bàn xã. UBND xã đã tổ chức hướng dẫn các hộ được giao đất họ đã thực hiện quyền chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp của mình sử dụng cho mô hình kinh tế trang trại. Cho nên các trang trại thường tập trung và có sự liên kết hợp tác giữa các hộ kinh doanh. Các trang trại đã tập hợp thành một khu rộng lớn gọi là “khu trang trại Đông Sơn”. Đồng thời cũng góp phần xóa bỏ tình trạng đất đai manh mún, phân tán trên địa bàn xã.

Từ năm 2002 đến nay việc thực hiện mô hình kinh tế trang trại hộ gia đình tại địa phương bên cạnh những thành tựu đáng kể song vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế cần tháo gỡ như:

Thứ nhất: Theo quy định tại Khoản 2 Điều 82 Luật đất đai 2003: “Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất làm kinh tế trang trại được chủ động chuyển đổi mục đích sử dụng các loại đất theo phương án sản xuất, kinh doanh đã được ủy ban nhân dân huyện , quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh xét duyệt ”. Nhưng tại địa phương, các chủ trang trại tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng mà không thông báo với cơ quan quản lý tại UBND xã. Điều đó dẫn tới tình trạng hồ sơ khai báo diện tích các loại đất của hộ kinh tế trang trại khác xa diện tích họ sử dụng như thế nào trên thực tế. Như vậy nó dẫn tới những bất cập trên thực tế như sau:

- UBND xã Đông Sơn gặp khó khăn trong công tác quản lí việc sử dụng đất của các hộ kinh tế trang trại.

- Các hộ kinh tế trang trại dần chuyển dịch phương án sản xuất kinh doanh khác xa với dự án đã đăng kí ở UBND huyện.

- Các hộ gia đình tại địa phương tự ý chuyển đổi đất trồng lúa trong trong trại sang đất vườn ao, nhà ở. Điều 75 Nghị định 181/2004/NĐ-CP của Chính phủ về thi hành luật đất đai đất sử dụng cho kinh tế trang trại có quy định “ đất xây dựng các cơ sở chế biến thức ăn chăn nuôi, chế biến sản phấm nông nghiệp, ngư nghiệp, muối; đất sân phơi, làm nhà kho; đất xây dựng cơ sở dịch vụ phục vụ trực tiếp cho hoạt đọng sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp,nuôi trồng thủy sản, làm muối; đất xây dựng nhà để nghỉ cho nguời lao động và người bảo vệ trang trại”. Do từng quy mô của các trang trại khác nhau nên phấp luật đã không quy định diện tích cụ thể sử dụng để xây nhà nghỉ cho người lao động và người bảo vệ trang trại. Quy định như vậy đã dẫn đến các hộ đã tự ý xây dựng nhà để ở và vườn ao mà không phải thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.

Thứ hai: Đặc biệt là các hộ tự ý lấy đất trồng lúa để sản xuất gạch, ngói. Hành động này làm mất đi độ phì nhiêu của đất, phá vỡ tính ổn định trong kết cấu của tài nguyên đất

Các hộ kinh tế trang trại thường phải xây dựng các cơ sở hạ tầng như nhà kho, sân bãi, bờ tường, bờ ao để phục vụ cho việc sản xuất, kinh doanh của mình. Do muốn làm giảm chi phí đầu tư vào trang trại họ đã tự ý đào đất ruộng để đốt gạch, ngói để sử dụng. Tuy đã có sự ngăn chặn từ phía chính quyền song hiện tượng này vẫn chưa chấm dứt. Thay vì công khai lấy họ chuyển sang lấy “lén lút” làm cho chính quyền xã rất khó khăn trong việc xử lý và ngăn chặn.

Thứ ba: Một số hộ do sản xuất nông nghiệp còn gặp nhiều rủi ro, đầu tư chi phí lớn nhưng giá trị thu nhập thấp, thậm chí thua lỗ nên đã bỏ hoang một phần hay toàn bộ diện tích đất đã được giao. Điều này gây ra tình trạng lãng phí tài nguyên đất đai, đất không được tôn tạo, vun xới sẽ dẫn tới tình trạng bạc màu, chất lượng đất giảm sút trầm trọng. Thế nhưng trong thời hạn sử dụng Nhà nước không thể thu hồi đã dẫn tới nhiều bức xúc cho nhân dân trong xã

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ ĐẤT KINH TẾ TRANG TRẠI HỘ GIA ĐÌNH – THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ ĐÔNG SƠN pot (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(56 trang)
w