Xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện chế độ

Một phần của tài liệu Kế toán dự phòng nợ phải thu khó đòi tại việt nam (Trang 31 - 37)

Dựa vào các phân tích và nhận xét ở trên, em xin đửa ra một số kiến nghị sau:

Thứ nhất, không nên khống chế mức dự phòng ở mức tối đa bằng 20 % tổng số dư nợ phải thu của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm. Đứng trên phương diện lí luận, nếu đã cho rằng dự phòng là việc xác nhận trước về một khoản tổn thất sẽ xảy ra trong tương lai, thế thì khoản tổn thất này phải phụ thuộc vào các sự kiện sẽ xảy ra chứ không thể phụ thuộc vào mức khống chế 20 %. Hơn nữa, trên thực tế qui định này có thể sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc phân loại công nợ, lựa chọn, quyết định mức lập dự phòng .

Thứ hai, về chi phí dự phòng phải thu khó đòi.

Với những hạn chế như đã trình bày phần hạn chế của chế độ, theo chúng em, nên xác định chi phí dự phòng nợ phải thu khó đòi vào nội dung của chi phí hoạt động khác, không nên tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp như một khoản chi phí thường xuyên. Trong trường hợp được hoàn nhập dự phòng thì số chênh lệch hoàn nhập được ghi giảm chi phí khác.

Các khoản tổn thất thực tế phát sinh do nợ khó đòi là không thể đòi được phép xoá sổ theo qui định thì phải được bù đắp bằng nguồn dự phòng đã trích lập, nếu thiếu thì hạch toán tiếp phần chênh lệch vào chi phí hoạt động khác.

Trường hợp nợ đã xoá sổ nhưng lại thu hồi được, giá trị thực tế của khoản thu hồi được hạch toán vào thu nhập khác.

Có thể tóm tắt việc hạch toán các nghiệp vụ như sau : Các tài khoản sử dụng :

TK 139 : dự phòng phải thu khó đòi

TK 159 : dự phòng giảm giá hàng tồn kho

TK 711 : thu nhập khác

TK 811 : chi phí khác

TK 004 : nợ khó đòi đã xoá sổ

Các bút toán :

Cuối kỳ kế toán năm, sau khi tính xác định mức dự phòng phải thu khó đòi cần lập cho năm tiếp theo, kế toán so sánh mức dự phòng phải lập năm nay với số dự phòng phải thu khó đòi, giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối niên độ trước chưa sử dụng hết.

Nếu bằng nhau thì không phải trích lập thêm.

Nếu mức dự phòng phải lập năm nay lớn hơn số dự phòng còn lại thì số chênh lệch này được ghi tăng chi phí khác.

Nợ TK 811: chi phí khác

Có TK 139: dự phòng nợ phải thu khó đòi

Nếu mức dự phòng phải lập năm nay nhỏ hơn số dự phòng còn lại thì số chênh lệch này được hoàn nhập ghi giảm chi phí khác:

Nợ TK 139: dự phòng nợ phải thu khó đòi Có TK 811: chi phí khác

Trong năm, khi các khoản tổn thất thực sự phát sinh do hàng tồn kho bị giảm giá hay nợ khó đòi là không thể đòi được phép xoá sổ theo qui định thì hạch toán như sau:

Nợ TK 139: Phần tổn thất đã được trích lập dự phòng

Nợ TK 811: Phần chênh lệch giữa số thực xoá sổ lớn hơn số đã lập dự phòng

Có TK 131,138 (với dự phòng phải thu khó đòi) Đồng thời ghi nợ tài khoản 004: (nợ khó đòi đã xử lý sổ)

Trường hợp nợ đã xoá sổ nhưng lại thu hồi được, giá trị thực tế của khoản thu hồi được ghi tăng thu nhập khác:

Nợ TK 111,112: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng Có TK 711: thu nhập khác

Đồng thời ghi có 004: nợ khó đòi đã xử lý.

Thứ ba, Bộ Tài chính nên có qui định cụ thể hơn về nội dung của tài khoản dự phòng 139 cho phù hợp với những qui định mới của chế độ hiện nay, đồng thời có thêm một tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán để theo dõi riêng nguồn vốn dự phòng tổn thất tài sản, thuận tiện cho việc theo dõi quản lý nguồn dự phòng.

Trong trường hợp thu hồi các khoản nợ đã xử lý xóa sổ, Bộ tài chính cũng cần xây dựng hệ thống chứng từ chi tiết để tránh các gian lận kế toán có thể xảy ra.

Bên cạnh đó, Nhà nước cần hướng dẫn cho các doanh nghiệp thêm phương pháp ước tính (phân bổ) và khuyến cáo doanh nghiệp về phương pháp trực tiếp sẽ vi phạm nguyên tắc phù hợp trong kế toán. Phương pháp này được biết như phương pháp ước tính và phân bổ, dựa trên 2 yếu tố: Dự kiến khoản

nợ phải thu khó đòi; sử dụng là khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi dựa trên con số ước lượng và giảm trừ khoản phải thu.

Thứ tư, về bản thân doanh nghiệp

Khả năng giá trị tài sản của doanh nghiệp bị tổn thất xẩy ra nợ phải thu khó đòi có thế do nguyên nhân khách quan hoặc nguyên nhân chủ quan.

Nguyên nhân chủ quan là do các cá nhân, bộ phận trong doanh nghiệp gây ra như: Chiến lược tiêu thụ sản phẩm với chính sách tín dụng quá cởi mở không kiểm soát được khả năng trả nợ của các khách hàng mua chịu... .

Nguyên nhân khách quan là do những biến động bất thường trong môi trường kinh doanh của doanh nghiệp xảy ra như thiên tai, hoả hoạn, khách nợ bị phá sản, thay đối khí hậu, chính sách vĩ mô thay đổi, biến động của giá cả…

Như vậy, những nguyên nhân chủ quan phụ thuộc vào năng lực quản lý, tổ chức của bản thân doanh nghiệp còn những nguyên nhân khách quan là những hiện tượng bất thường có thể xảy ra không phụ thuộc vào doanh nghiệp. Vì thế, để tăng cường hiệu lực quản lý cho doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả quá trình sản xuất, kinh doanh, thiết nghĩ mỗi doanh nghiệp cần phải giảm thiểu đến mức tối đa có thể những khoản dự phòng phải thu khó đòi do những nguyên nhân chủ quan gây ra bằng việc siết chặt công tác thu hồi các khoản nợ phải thu kể cả chưa hoặc đã xóa sổ.

Đồng thời, doanh nghiệp nên phân bổ nợ phải thu khó đòi theo tỷ lệ doanh thu, tỷ lệ khoản phải thu và theo độ dài thời gian khoản phải thu (hay còn gọi là tuổi nợ khoản phải thu).

Như vậy, khi áp dụng phương pháp ước tính, doanh nghiệp không vi phạm nguyên tắc phù hợp và nếu không ràng buộc 20% trên tổng số dư nợ thì doanh nghiệp sẽ không vi phạm nguyên tắc thận trọng.

KẾT LUẬN

Qua nhiều thay đổi và điều chỉnh, dự phòng phải thu khó đòi ngày một hoàn thiện hơn. Hiện nay, nhìn chung việc trích lập, xử lý và hạch toán khoản dự phòng này đã đi sát với chuẩn mực kế toán, thể hiện sự hợp lý và nhất quán cao hơn. Tuy nhiên, chúng vẫn còn tồn tại một số hạn chế và những điểm qui định chưa rõ ràng.

Với lợi ích và vai trò của mình, dự phòng giúp cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được liên tục, nhất là trong cơ chế nền kinh tế như hiện nay. Lợi ích của nó đối với doanh nghiệp được thể hiện trên cả ba phương diện kinh tế, tài chính và thuế. Trên góc độ quản lý Nhà nước, dự phòng và những lợi ích của nó được nhìn nhận như một đối sách tài chính cần thiết để duy trì doanh nghiệp, tạo thu lâu dài vào ngân sách nhà nước. Chính vì thế mà nó thu hút sự quan tâm của nhiều đối tượng khác nhau, từ những nhà nghiên cứu ban hành các chính sách chế độ quản lý đến các doanh nghiệp khi thực hiện các chính sách chế độ và các cơ quan, nhân viên thuế khi thực hiện thu thuế cho nhà nước cũng như các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểt soát, kiểm toán…

Vì vậy, để công tác dự phòng được thực hiện tốt phải có sự quan tâm, cố gắng từ nhiều phía. Không phải chỉ phụ thuộc vào vai trò của các nhà ra chính sách mà còn đòi hỏi phải có sự cố gắng hoàn thiện của bản thân doanh nghiệp trong việc vận dụng tổ chức, quản lý và sử dụng nguồn dự phòng của mình.

Một phần của tài liệu Kế toán dự phòng nợ phải thu khó đòi tại việt nam (Trang 31 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w