Trong trường hợp số dự phòng phải trích lập thấp hơn số dư khoản dự phòng: Doanh nghiệp phải hoàn nhập phần chênh lệch và ghi giảm chi phí quản lý tài chính. Điều này thể hiện sự nhất quán trong việc hạch toán đồng thời giúp cho việc xác định chi phí, thu nhập của từng hoạt động chính xác hơn. Vì thế, nó khắc phục được hạn chế của các cách hạch toán trước đây (khi
trích lập thì ghi tăng chi phí quản lý doanh nghiệp nhưng khi hoàn nhập lại ghi tăng thu nhập khác).
Trường hợp các khoản phải thu khó đòi thực sự là không đòi được, giá trị tổn thất thực tế được bù đắp bằng nguồn dự phòng phải thu khó đòi, nếu thiếu thì hạch toán tiếp vào chi phí quản lý doanh nghiệp (phần chênh lệch giữa số nợ phải thu khó đòi xoá sổ lớn hơn số lập dự phòng). Cách làm này phản ánh được mục đích của việc lập dự phòng phải thu khó đòi là để bù đắp các khoản tổn thất khi khách hàng không có khả năng trả nợ đông thời nó cũng phù hợp với qui định của chuẩn mực kế toán hiện hành. Đây là một ưu điểm lớn trong cách hạch toán mới này. Cách hạch toán trên cũng khẳng dịnh được rõ hơn vai trò của việc lập dự phòng, tránh được trường hợp có thể hiểu nhầm chi phí bị tính trùng nhiều lần như các cách hạch toán trước đây. Bởi vì trước kia chúng ta trích lập dự phòng phải thu khó đòi, giảm giá hàng tồn kho là những khoản làm tăng chi phí quản lý doanh ngiệp (năm N) và khi thực tế tổn thất xẩy ra kế toán cũng hạch toán tăng chi phí quản lý doanh nghiệp (năm N+1) toàn bộ phần tổn thất thực tế. Nếu như ta không nhận thấy quá trình hoàn nhập dự phòng sẽ làm tăng thu nhập cho doanh nghiệp thì sẽ hiểu là chi phí bị tính trùng.
Hiện nay số trích lập thêm hay được hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi là số chênh lệch giữa mức cần phải trích lập năm nay với số dư của khoản dự phòng đã trích lập ở cuối niên độ trước chưa sử dụng hết (số dư khoản dự phòng trước thời điểm khoá sổ năm nay). Còn trước kia số trích lập thêm hay được hoàn nhập là chênh lệch giữa mức cần phải trích lập năm nay với số dư của khoản dự phòng đã trích lập năm trước. Sự thay đổi này nhằm khắc phục hạn chế của qui định cũ đó là chưa tình dến các trường hợp xoá nợ khó đòi phát sinh trong năm khi xác định số trích lập dự phòng thêm cho các khoản nợ phải thu khó đòi. Bởi vì nếu trong năm có xử lý xoá sổ khoản phải thu khó
đòi nào thì số dư khoản dự phòng này đã thay đổi giảm không còn như số đã trích lập năm trước nữa.