Kiến nghị một số giải pháp nâng cao hiệu quả gói kích thích kinh tế của Chính phủ

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA GÓI KÍCH THÍCH KINH TẾ ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ SUY GIẢM (Trang 86)

thích kinh tế của Chính phủ

3.2.1. Về mục đích kích cầu nền kinh tế

Có thể nói mục tiêu kích cầu nền kinh tế trong thời gian qua chưa thật sự đạt được như kỳ vọng. Đã có xu hướng chú trọng kích cầu sản xuất hơn kích cầu tiêu dùng, trong sản xuất lại quan tâm nhiều hơn đến lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu, hy vọng tìm đầu ra cho hàng hoá trong lúc kinh tế thế giới đang khủng hoảng. Trong khi đó kích cầu tiêu dùng hàng nội địa lại chưa được coi trọng đúng mức. Khi xuất khẩu rơi vào tình trạng u ám, hàng hoá ứ đọng, các doanh nghiệp quay về tìm kiếm thị trường nội địa, còn thị trường nội địa lúc này lại đang hướng tới hàng hóa nhập khẩu giá rẻ và đa dạng từ Trung Quốc, vì vậy không trở thành “phao” cứu sinh cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Do đó, giải pháp là cần phải tập trung kích cầu tiêu dùng hàng nội địa, thậm chí đầu tư vào một dự án kích thích dùng hàng Việt Nam trong dài hạn, giải quyết được gốc rễ của việc “sính hàng ngoại”.

3.2.2. Về hiệu quả dài hạn của gói hỗ trợ lãi suất

Xét về mặt toàn diện thì việc tiếp tục triển khai gói hỗ trợ lãi suất sẽ đảm bảo duy trì các mục tiêu cơ bản của Chính phủ ngay từ khi đưa ra gói kích thích kinh tế thứ nhất. Các khoản hỗ trợ lãi suất sẽ giúp doanh nghiệp tự tin và an toàn hơn trong việc đầu tư vay vốn, cải cách cơ cấu sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh. Tuy nhiên, gói hỗ trợ không mang tính dài hạn, về lâu dài dễ gây ra lạm dụng, sử dụng không hiệu quả. Chẳng hạn như ngân hàng và doanh nghiệp bắt tay nhau tạo ra

khoản vay ảo với lãi suất hỗ trợ sau đó chia chác kiếm lời, hay hiện tượng doanh nghiệp lạm dụng vay nhưng lại không đầu tư theo cam kết mà dùng để trả nợ đáo hạn rồi gửi lại ngân hàng ăn lãi, v.v… Vì thế, cần có cơ chế quản lý chính sách tài chính tiền tệ công khai, minh bạch hơn nữa, nhằm bảo đảm công bằng, hợp lý cho các đối tượng thụ hưởng, trong đó đặc biệt tăng cường sự giám sát của cộng đồng, tránh lãng phí, thất thoát.

Chính phủ cũng cần ưu tiên giải ngân cho các dự án, công trình có tính chất cấp bách, quan trọng, có khả năng kích thích phát triển kinh tế của vùng, miền, những dự án mang lại nguồn thu ngân sách Nhà nước lớn, tạo việc làm cho người lao động; đồng thời tìm các biện pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân các nguồn vốn như vốn ngân sách Nhà nước, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn ODA, tín dụng đầu tư, nhất là đối với các công trình, dự án quy mô lớn, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

3.2.3. Về chính sách tài khóa

Thứ nhất, cân nhắc giảm thêm hoặc gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho những doanh nghiệp sản xuất, gia công trong các ngành như dệt may, da giày, chế biến thủy sản - những ngành chủ lực của xuất khẩu mà hiện đang bị thu hẹp thi trường do suy thoái kinh tế thế giới. Cần xem xét thêm về lĩnh vực giảm và tỷ lệ giảm để đảm bảo thực sự hỗ trợ có hiệu quả vì việc này sẽ giúp các doanh nghiệp có điều kiện để đầu tư tìm kiếm thị trường mới, kể cả thị trường nội địa và thị trường quốc tế, qua đó, khắc phục khó khăn, phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh.

kích thích đầu tư thì việc chống trốn thuế để khai thác tăng thu từ những đối tượng cần phải quản lý cũng là việc làm vô cùng cần thiết trong bối cảnh thu ngân sách bị giảm do tác động của các biện pháp giảm và gia hạn nộp thuế. Chống trốn thuế hiệu quả không những tăng thu hợp lý mà còn góp phần tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng, lành mạnh giữa các chủ thể trong nền kinh tế. Chống buôn lậu tốt không những góp phần tăng thu cho Nhà nước mà còn đảm bảo không để hàng hoá nhập lậu có điều kiện bán với giá rẻ cạnh tranh không bình đẳng với hàng hoá của các doanh nghiệp nhập khẩu hoặc sản xuất trong nước chấp hành tốt pháp luật thuế, qua đó, đảm bảo chính sách kích cầu được thực hiện có hiệu quả.

KẾT LUẬN

Thực tế là khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới 2008 đã gây ảnh hưởng không nhỏ cho nền kinh tế vốn có độ mở lớn và dễ bị tổn thương như Việt Nam. Tuy nhiên, phải nhìn nhận rằng, suy giảm kinh tế Việt Nam có căn nguyên ở những bất ổn vĩ mô và yếu kém nội tại, suy thoái kinh tế toàn cầu chỉ đóng vai trò làm tình hình trở nên nghiêm trọng hơn. Giai đoạn suy giảm chính thức thức bắt đầu từ quý I/2008, kéo dài sang cả những tháng đầu năm 2009. Trong bối cảnh đó, vai trò điều hành của Nhà nước đã được nhấn mạnh trong việc ngăn chặn suy giảm, giúp nền kinh tế phục hồi nhanh chóng. Gói kích thích kinh tế giá trị 8 tỷ USD của Chính phủ, chủ yếu dựa trên các chính sách nới lỏng cả tiền tệ và tài khóa đã được triển khai. Sau một thời gian dài thực hiện, gói kích cầu đã phát huy những hiệu quả nhất định khi đưa bức tranh kinh tế vĩ mô của Việt Nam vượt qua giải đoạn ảm đạm nhất và đạt mức tăng trưởng khá; tuy nhiên cũng làm nảy sinh không ít hệ lụy đối với nền kinh tế.

Trong khuôn khổ khóa luận tốt nghiệp, em đã tập trung giải quyết được các vấn đề cơ bản sau:

Thứ nhất, hệ thống hóa và làm rõ hơn một số vấn đề lý luận cơ bản về vai trò can thiệp vào nền kinh tế của Chính phủ, cụ thể là sử dụng các gói kích cầu khi nền kinh tế lâm vào suy thoái.

Thứ hai, tìm hiểu nguyên nhân, diễn biến và hậu quả của suy giảm kinh tế Việt Nam, đánh giá tác động của gói kích thích kinh tế của Chính phủ đối với nền kinh tế.

Thứ ba, dự báo viễn cảnh kinh tế Việt Nam năm 2010, từ đó kiến nghị một số giải pháp nâng cao hiệu quả gói kích thích kinh tế.

Mặc dù khóa luận đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận cả về lý luận và thực tiễn, song không tránh khỏi có những hạn chế nhất định. Em rất mong nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo của các thầy cô để khóa luận được hoàn thiện hơn.

Cuối cùng, em xin trân trọng cảm ơn TS. Nguyễn Thị Lan đã hướng dẫn em nghiên cứu và hoàn thành đề tài. Em xin chân thành cảm ơn Khoa Tài chính Ngân hàng - Đại học Ngoại Thương đã tạo điều kiện về thời gian và tài liệu nghiên cứu giúp em hoàn thành khóa luận.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tài liệu Tiếng Việt

Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2009), Báo cao tình hình triển khai nghị quyết số 30/2008/NQ-CP, Hà Nội, 09/2009.

Công ty Chứng khoán Ngân hàng Ngoại Thương (2009), Báo cáo vĩ mô và thị trường chứng khoán, Hà Nội, 25/12/2009.

Công ty Chứng khoán Ngân hàng Ngoại Thương (2010), Báo cáo vĩ mô và thị trường chứng khoán, Hà Nội, 07/04/2010.

Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt (2009), Toàn cảnh năm 2008, thách thức và cơ hội năm 2009, Hà Nội, 12/2009.

Công ty Cổ phần Chứng khoán Đại Việt (2010), Báo cáo vĩ mô và thị trường chứng khoán năm 2009 và triển vọng năm 2010, Hà Nội, 01/2010.

Hiền Thư (2009), Ngăn chặn suy giảm kinh tế Việt Nam, Tạp chí Cộng Sản, số 9 (177), 05/2009, trực tuyến tại:

http://www.tapchicongsan.org.vn/details.asp?Object=4&news_ID=12567648

Ngân hàng Thế giới (2008), Báo cáo cập nhật tình hình phát triển kinh tế của Việt Nam, Hà Nội, 04-05/12/2008.

Nguyễn Đức Thành - Bùi Trinh - Phạm Thế Anh - Đinh Tuấn Minh - Bùi Bá Cường - Dương Mạnh Hùng (2008), Về chính sách chống suy thoái ở Việt Nam hiện nay - Nghiên cứu số 1: Chính sách kích cầu, Trung tâm nghiên cứu kinh tế và chính sách (CEPR), Trường Đại học Kinh Tế, Đại học Quốc Gia Hà Nội, 04/2008.

Nguyễn Xuân Thắng (2009), Lý thuyết “cầu hiệu quả” của Giôn May-na Keynes với cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay, Tạp chí Cộng Sản, số 19 (187), 12/2009, trực tuyến tại:

http://www.tapchicongsan.org.vn/details.asp?Object=4&news_ID=81053514

Phạm Thế Anh - Từ Thùy Anh - Phạm Văn Hà - Lê Hồng Giang - Jago Penrose - Nguyễn Đức Thành - Tô Trung Thành (2009), Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam của CERP 2009 - Kinh tế Việt Nam 2008: Suy giảm và thách thức đổi mới, Trung tâm nghiên cứu kinh tế và chính sách (CEPR), Nhà xuất bản Tri Thức, Quý III/2009.

Phạm Văn Vận - Vũ Cương (2005), Giáo trình Kinh tế Công cộng, 37-47, Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân, Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội.

Tổng cục Thốg kê (2000 - Quý I/2010), Thông tin thống kê hàng tháng, trực tuyến tại: http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=621

Trần Chí Thiện (2009), Ngăn chặn suy giảm kinh tế: từ lý thuyết đến thực tiễn Việt Nam.

Trần Du Lịch (2008), Kinh tế Việt Nam - Nhìn từ giác độ các mục tiêu kinh tế vĩ mô, trực tuyến tại:

2. Tài liệu Tiếng Anh

Asian Development Bank (2009), Key Indicators 2009, available at:

http://www.adb.org/Statistics/ki.asp

International Monetary Fund (2010), World Economic Outlook Databases, 04/2010, available at:

http://www.imf.org/external/pubs/ft/weo/2010/01/weodata/index.aspx

Steven Dunaway (2009), Global Imbalances and the Financial Crisis, Council Special Report No. 44, Council on Foreign Relations Inc., New York, 03/2009.

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA GÓI KÍCH THÍCH KINH TẾ ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ SUY GIẢM (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w