Ảnh hưởng của Natri và sự nhiễm mặn lên tính chất vật lý đất

Một phần của tài liệu đánh giá đặc tính đất lúa tôm nhiễm mặn thông qua tỉ lệ natri hấp phụ (sar) và tỉ số cation trao đổi ở tỉnh bạc liêu (Trang 34 - 37)

1.5.5.1. Ảnh hưởng lên cấu trúc đất :

Warrence và ctv. (2003), cho rằng đất mặn có ảnh hưởng đến tính chất vật ý của đất là làm cho các hạt mịn kết dính với nhau trong một khối. Quá trình này được gọi là keo tụ và có lợi về mặt thoáng khí đất, thuận lợi cho quá trình xâm nhập và sinh trưởng của rễ. Tăng độ mặn của dung dịch đất có ảnh hưởng tích cực lên sự ổn định cấu trúc và đoàn lạp của đất, nhưng ở mức độ mặn cao sẽ có tá động tiêu cực và làm chết cây. Nên độ mặn không thể được tăng lên chỉ để duy trì cấu trúc đất mà quên đi sức khỏe của cây trồng.

Natri có tác động ngược lại của độ mặn lên đất. Các quá trình vật lý liên kết với sự hiện diện Na+ ở nồng độ cao là sự phân tán keo đất, sự phồng lên của đòan

21

lạp và phiến sét. Các lực liên kết những hạt sét lại với nhau bị phá vỡ khi có quá nhiều ion Na+ lớn nằm giữa chúng. Khi sự ngăn cách này xảy ra, các hạt sét mở rộng gây ra sự phồng lên và phân tán đất. Sự phân tán đất làm cho các hạt đất bít các lỗ rỗng trong đất, dẫn đến giảm tốc độ thấm nước của đất. Khi đât bị ướt và khô nhiều lần thì sự phân tán đất keo đất xảy ra, sau đó nó sửa đổi lại và trở nên cứng gần như xi măng với cấu trúc đất ít hoặc không có. Ba vấn đề chính mà Na+ tạo ra sự phân tán là: giảm tính thấm, giảm tính dẫn nước và phủ một lớp vỏ trên bề mặt (Warrence và ctv., 2003).

1.5.5.2. Ảnh hưởng lên mức độ thấm nước của đất

Sự phân tán không chỉ làm giảm lượng nước vào đất, mà còn ảnh hưởng đến thủy lực của đất. Thủy lực đề cập đến tốc độ mà tại đó nước chảy xuyên qua đất. Ví dụ, loại đất có cấu trúc rõ ràng sẽ chứa một số lượng lớn các tế khổng lớn, rạn nứt và vết nứt cho phép lưu lượng tương đối của nước xuyên qua đất nhanh chóng. Khi Na+ tạo ra sự phân tán đất gây mất cấu trúc đất, thủy lực cũng bị giảm. Nếu nước không thể đi qua đất, các lớp trên có thể trở nên căng ra và nước bị giữ lại. Kết quả là đất không thoáng khí có thể làm giảm hoặc ngăn chặn sự sinh trưởng của cây trồng, giảm tốc độ phân hủy chất hữu cơ. Việc giảm phân hủy là nguyên nhân làm cho đất trở nên cằn cỗi, đất bị kiềm làm cho xấu đi (Warrence và ctv ., 2003).

1.5.5.3. Ảnh hưởng lên sự tương tác EC- SAR

Ảnh hưởng của Na+ lên sự phân tán trên các tính chất của đất và sự vận chuyển nước phần lớn phụ thuộc vào mối quan hệ giữa EC và SAR. Sự tương tác EC- SAR được dựa trên một nồng độ cao hơn của Ca2+ và Mg2+ có khả năng chống lại bản chất phân tán của Na+, do đó làm giảm tác động phân tán lên cấu trúc đất. Tốc độ tấm nước bị giảm nghiêm trọng khi EC là rất thấp (nhỏ hơn 1dS m-1), mặc dù SAR có thể không quá cao. Mặt khác, việc giảm mức độ thấm nước có thể ít hơn khi sodic bị kết hợp với độ mặn cao. Sự tương tác giữa EC và SAR là rất quan trọng trong việc xác định các kỹ thuật quản lý, chẳng hạn nếu trời mưa hoặc pha loãng/ nước tưới không mặn được sử dụng cho đất được tưới bằng nước mặn- sodic trước đó, EC đất có thể được giảm xuống nhanh hơn SAR, sự thấm nước và cấu trúc đất có thể trở nên xấu hơn (Mace và Amrhein, 2001). Một lưu ý thận trọng trong việc

22

sử dụng tương tác EC- SAR là tác động tiêu cực của EC cao lên sức khỏe của cây trồng. Bất kể sự thấm nước được cải thiện, việc hình thành cây và sự sinh trưởng sẽ kém nếu EC cao quá mức. Vì vậy, khi xác định tác động mà Na+ sẽ có lên sự thấm nước và các tính chất khác của đất, EC là tất cả các ảnh hưởng có liên quan của nó nên được xem xét kỹ (Ann McCauley, 2005).

23

CHƯƠNG II

PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

Đề tài được thực hiện từ tháng 10 năm 2013 đến tháng 2 năm 2014 tại 5 huyện Hồng Dân, Hòa Bình, Vĩnh Lợi, Giá Rai và Phước Long thuộc tỉnh Bạc Liêu (Hình 2.1). Đất dược thu từ mô hình canh tác lúa - tôm.

Hình 2.1: Địa điểm thu mẫu đất tại các xã thuộc các huyện Hồng Dân, Hòa Bình, Vĩnh

Lợi, Giá Rai và Phước Long tỉnh Bạc Liêu

Một phần của tài liệu đánh giá đặc tính đất lúa tôm nhiễm mặn thông qua tỉ lệ natri hấp phụ (sar) và tỉ số cation trao đổi ở tỉnh bạc liêu (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)