Các cation trao đổi trong đất:

Một phần của tài liệu đánh giá đặc tính đất lúa tôm nhiễm mặn thông qua tỉ lệ natri hấp phụ (sar) và tỉ số cation trao đổi ở tỉnh bạc liêu (Trang 31 - 34)

1.4.4.1 Kali

Kali trong đất tồn tại dưới 3 hình thức sau: - Kali hữu dụng: 90- 98% K toàn phần.

- Kali chậm hữu dụng (không trao đổi được): 1- 10% của K toàn phần.

- Kali sẵn sàng hữu dụng( Kali trao đổi trong dung dịch đất): 1- 2% K toàn phần

Cân bằng động giữa các hình thức K trong đất: K+ không trao đổi  K+ trao đổi được  K+ trong dung dịch đất.

K+ trong đất thường ở trạng thái ít hữu dụng hơn Ca2+ rất nhiều. Kali hữu dụng thường chiếm khoảng 1% Kali toàn phần. Qua tương quan của 3 hình thức trên, ta thấy lượng Kali dễ trao đổi thường rất nhỏ vì phần lớn K bị giữ ở các tinh khoáng sơ khởi, bị hấp thụ mạnh mẽ bởi các khoáng Sillicate 2:1, hoặc bị giữ ở các dạng ít hữu dụng rất dễ hòa tan nên rất dễ bị trực di hoặc bị hoa màu hấp thụ một cách xa xỉ.

18

Cùng một điều kiện khí hậu, đất có sa cấu mịn (sét pha thịt, sét…) giàu K hơn đất cát vì đất giàu sét nghĩa là có nhiều dung lượng khoáng chuyển cation lớn nên giàu K, ngược lại ở đất cát rất nghèo K (Thái Công Tụng, 1970). Lượng K+ trao đổi có khuynh hướng giảm theo sự phát triển của đất phần nào do bị rửa trôi và cố định dưới dạng không trao đổi, xu hướng chung là lượng K+ tăng theo độ mặn hoặc mức độ trẻ của đất.

1.5.4.2. Canxi

Phần lớn Ca trong đất dưới dạng vô cơ, so với K và Mg thì Ca trong đất ở trạng thái hữu dụng nhất. Số lượng Ca2+ trao đổi chiếm khoảng 25% của Ca toàn phần (Thái Công Phụng, 1970).

Theo Lê Huy Bá, (1982) Ca là một cation linh động dễ bị rửa trôi theo nước. Cùng với Mg, Ca là một cation kim loại dùng để giảm bớt độ chua của đất, Ca2+ sẽ trao đổi với H+ ngoại hấp nên làm phóng thích H+ ra dung dịch đất theo phản ứng:

[KĐ]-H + Ca2+ [KĐ]Ca + 2H+

Sự trung hòa hay mất H+ ra khỏi hệ thống hấp phụ Ca2+ trao đổi được nâng lên làm cho pH tăng lên (Thái Công Tụng, 1970).

Bảng 1.9: Cation trao đổi (meq/100g đất) (Kuyma, 1976)

Hàm lượng Ca2+ (meq/100g đất) Hàm lượng K+ (meq/100g đất) Mức độ <1 <0.125 Rất thấp 0.-2.3 0.125-0.25 Thấp 2.3-3.5 0.25-0.65 Trung bình 3.5-7 0.65-1.3 Cao >7 >1.3 Rất cao

Nồng độ canxi của bề mặt trái đất là khoảng 3.64%. Hàm lượng canxi trong đất thay đổi tùy thuộc vào loại đất. Đất cát có hàm lượng canxi thấp. Trên các loại đất kiềm có các carbonate canxi tự do tại các vùng khí hậu ẩm ướt của thế giới, ca biến động khoảng từ 0.7 đến 1.5% các loại đất phong hóa mạnh chứa canxi ít hơn

19

khoảng từ 0.1 đến 0.3% canxi. Trị số cao hơn khoảng 3% chỉ rằng có sự hiện diện của carbonate canxi (Nguyễn Mỹ Hoa và ctv., 2004).

Canxi trong dung dịch đất có thể bị mất do thoát thủy, được các vi sinh vật hấp thu, được hấp thu xung quanh các phân tử sét hoặc tái kết tủa dưới dạng hợp chất Ca thứ sinh, đặc biệt trên các vùng đất khô hạn.(Nguyễn Mỹ Hoa và ctv., 2004).

1.5.4.3. Mangiê:

Trong đất phần lớn Mg tồn tại dưới dạng vô cơ, độ hữu dụng của Mg cao hơn K, nhưng vẫn thấp hơn Ca rất nhiều. Số lượng Mg trao đổi chiếm khoảng 6,5- 7% lượng Mg toàn phần (Thái Công Tụng, 1970).

Các hợp chất của Mg thường bền hơn của Ca và ở trong đất Mg thường ở dạng MgSO4, trong đất phèn mặn Mg còn có ở dạng MgCl2, Mg có nhiều trong môi trường nước biển, nước lợ, Mg thường đi kèm với Ca (Lê Huy Bá, 1982).

Theo A. M. Briones và A. A. Briones: pH đất ảnh hưởng đến độ hữu dụng của Mg. Đất rất acid thường đi đôi với sự thiếu Mg hữu dụng trong đất. pH thấp Mg2+ không có nhiều trong đất, pH cao thì Mg hiện diện nhiều (Thái Công Tụng. 1970).

Vì Mg có nhiều trong nước lợ, nước biển nên những vùng đất phèn có ảnh hưởng của thủy triều đều có nhiều Mg2+ , khi lượng Mg2+ tăng lên độ phèn có thể giảm xuống một ít nhưng vai trò của nó thấp hơn Ca2+ (Lê Huy Bá, 1982).

Bảng 1.10: Thang đánh giá Mg2+ trao đổi (E.S. Marx. J. Hart và R. G. Steven, 1999.)

Hàm lượng(meq/100g đất) Mức độ

< 0.5 Thấp

0.5 – 1.5 Trung bình

> 1.5 Cao

Cũng như Ca, Mg có ít ở đất phèn nhiều, còn phèn nhiều và phèn tiềm tàng ven biển thì giàu Mg hơn (Lê Huy Bá, 1982). Theo Đào Cần (1977): ở đất phèn

20

mặn Mg tương đối giàu chỉ thấp hơn đất mặn chút ít. Còn đất mặn nhiều Mg2+ trao đổi đặc biệt rất cao nên loại đất giàu Mg2+ nhất ở ĐBSCL.

1.5.4.4. Natri:

Có nhiều trong nước biển, trong những vùng ngập bởi nước biển Na có thể bị tích tụ cao có thể chiếm trên 15% của các cation trao đổi, trái với K, Na ảnh hưởng đến hóa tính đất khi nó hiện diện quá nhiều trong đất nó sẽ làm hư các tập hợp liên kết đất, đất không thấm nước và không khí. Bón muối nhiều dẫn đến cấu trúc đất có thể bị phá vỡ làm giảm tính thấm rút của đất, ảnh hưởng đến sự rửa trôi của độc chất (Vũ Đình Tư, 1968).

Bảng 1.11: Độ no bazơ bảo hòa (BS) và Hàm lượng Na+(Trần Văn Chính, 2006).

Hàm lượng (meq/100g đất) Hàm lượng Na+ (meq/100g đất) Mức độ <20 < 0.1 Rất thấp 21-40 0.1 – 0.3 Thấp 41-60 0.3 – 0.7 Trung bình 61-80 0.7 – 2.0 Cao 81-100 > 2 Rất cao

Một phần của tài liệu đánh giá đặc tính đất lúa tôm nhiễm mặn thông qua tỉ lệ natri hấp phụ (sar) và tỉ số cation trao đổi ở tỉnh bạc liêu (Trang 31 - 34)