Tình hình hoạt động, kinh doanh của công ty

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC (Trang 39 - 42)

Công ty Cổng Vàng hiện đang sở hữu và vận hành 11 thương hiệu nhà hàng độc quyền với hơn 70 nhà hàng tại Hà Nội và TPHCM như Ashima, Kichi Kichi, SumoBBQ, Vuvuzela… Tính đến 10/2014, Công ty Cổ phần thương mại Dịch vụ Cổng Vàng đã có 12 nhãn hàng với 74 nhà hàng trên toàn quốc và số lượng lên tới trên 2500 nhân viên. Công ty được đánh giá là một trong những công ty có tốc độ phát triển nhanh nhất hiện nay tại Việt Nam.

Hình 2.1 Số lượng nhãn hàng của công ty qua các năm

ĐVT: Nhãn hàng

Nguồn: Trang web Công ty Cổng Vàng

Hình 2.2 Sơ đồ phân bố các nhà hàng trên toàn quốc

ĐVT: Nhà hàng

Nguồn: Trang web Công ty Cổng Vàng

Cổng Vàng đã lọt vào tầm ngắm của Quỹ Mekong Enterprise Fund II Ltd (Mekong Capital) và tháng 4/2008, quỹ này đã đầu tư 2,6 triệu USD vào Cổng Vàng, với tỷ lệ cổ phần nắm giữ gần 10%. Qua đó ta thấy được công ty đã tạo được niềm tin rất lớn từ nhà đầu tư nước ngoài. Tăng trưởng doanh thu năm 2008 của Cổng Vàng đạt trên 100% và giữ ở mức 25%/năm trong suốt giai đoạn 2010- 2013. Dự báo trong giai đoạn 2014-2016, tăng trưởng doanh thu bình quân của công ty này sẽ ở mức 32%. Hiện việc kinh doanh năm 2014 của Cổng Vàng đã vượt trên 50% so với kế hoạch (đạt 150% kế hoạch năm). Tháng 9/2014 Mekong Capital đã công bố thoái vốn tại Cổng Vàng và thu về tỷ lệ hoàn vốn thuần là 9,1 lần và tỷ suất hoàn vốn nội bộ gộp là 45,1% trên tổng số trái phiếu mà Quỹ bán ra. “5 năm là thời gian mà Mekong Capital cam kết phải thoái vốn và trả tiền cho các nhà đầu tư của mình. Hơn nữa, khi đã đạt được nhiều giá trị trong quá trình

đầu tư, chúng tôi cảm thấy đây là cơ hội tốt mang lại lợi nhuận cho quỹ”, ông Chad Ovel, Phó tổng giám đốc của Mekong Capital giải thích.

Mới đây, tổ chức đầu tư của Standard Chartered (Standard Chartered Private Equity - SCPE) công bố đã bỏ ra 35 triệu USD để mua lại một lượng lớn cổ phần thiểu số trong Công ty cổ phần Thương mại và Dịch vụ Cổng Vàng.Đây là khoản đầu tư đầu tiên tại Việt Nam của SCPE và cũng là giao dịch gần đây nhất, bổ sung vào danh mục đầu tư mở rộng của tổ chức này ở Đông Nam Á. Ngoài giá trị chuyển nhượng, thông tin chi tiết về khối lượng cổ phiếu giao dịch, tỷ lệ sở hữu, các thỏa thuận hợp tác cụ thể sau khoản đầu tư trên không được công bố. Tuy nhiên, SCPE cho biết sẽ tham gia vào hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty Cổng Vàng và hỗ trợ công ty mở rộng thêm chuỗi nhà hàng của mình. Sau khi trở thành cổ đông, ông Bert Kwan, Giám đốc khu vực Đông Nam Á (trừ Indonesia) của SCPE, và đồng nghiệp Lee Tjen Chew sẽ tham gia vào HĐQT của Cổng Vàng.Về sự tham gia của nhà đầu tư trên, ông Đào Thế Vinh, Tổng giám đốc Công ty Cổng Vàng, cho biết: “Tôi rất hài lòng khi làm việc với SCPE trong suốt quá trình SCPE thẩm định dự án đầu tư của họ. Qua quá trình đó, hai bên đã tích cực trao đổi và thống nhất tầm nhìn vì sự phát triển của công ty. Tôi tin là chúng tôi đã quyết định đúng”.

Ngoài ta, Cổng Vàng cũng đã thử tiến ra nước ngoài thông qua hình thức nhượng quyền Nhà hàng Lẩu Ashima đầu tiên tại Tokyo, Nhật vào tháng 11.2010 và 2 nhà hàng Lẩu băng chuyền Kichi-Kichi tại Singapore trong cùng năm. Nhưng hành trình xuất ngoại không mấy thành công. "Động đất kéo theo lo ngại về thực phẩm nhiễm xạ đã tác động tới hoạt động của Nhà hàng Lẩu Ashima Tokyo. Hai nhà hàng Kichi-Kichi ở Singapore cũng vừa đóng cửa vì ế khách. Tuy nhiên, đây cũng là một bài học kinh nghiệm quý giá cho công ty trong kế hoạch vươn mình ra thị trường nước ngoài.

Điều minh chứng rõ nhất cho sự phát triển mạnh mẽ và sự yêu mến của khách hàng đối với công ty chính là số lượng khách hàng qua các năm. Từ năm

2008 đến năm 2013, số lượng khách đến với các nhà hàng của công ty đã tăng một cách chóng mặt, đặc biệt là năm 2013.

Hình 2.3. Số lượng khách hàng của công ty qua các năm

ĐVT: Lutợt khách

Nguồn: Trang web Công ty Cổng Vàng

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w