Một số bài học kinh nghiệm rút ra trong quản lý nhà nước về đầu tư XDCB

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại bộ lao động thương binh và xã hội (Trang 41)

Qua nghiên cứu QLNN đối với dự án ĐTXD từ NSNN của một số Bộ ngành trong nước và một số quốc gia khác trến thế giới, có thể rút ra được một số bài học kinh nghiệm như sau:

tư của Nhà nước không đem lại hiệu quả cao hơn đầu tư của tư nhân, nên các nước đã từng bước chuyển cho khu vực tư nhân nếu họ có thể đảm nhiệm đầu tư dưới các hình thức thích hợp. Sử dụng mô hình hợp tác giữa nhà nước và tư nhân trong quản lý dự án ĐTXD từ NSNN. Theo mô hình này, Nhà nước không phải bỏ vốn (NSNN) cùng một lúc mà lại có công trình phục vụ định hướng phát triển kinh tế xã hội của quốc gia, xã hội hóa hoạt động đầu tư góp phần làm giảm gánh nặng cho NSNN chi đầu tư phát triển; giảm bớt chi phí trong khâu quản lý dự án ĐTXD, góp phần tiết kiệm chi phí ĐTXD và nâng cao hiệu quả KT - XH của dự án; giảm thiểu những rủi ro trong quá trình triển khai thực hiện và vận hành kết quả của dự án. Đây là mô hình có thể học tập trong tổ chức thực hiện quản lý dự án ĐTXD từ NSNN ở Việt Nam. Đồng thời, mô hình này cũng cho thấy rõ xu hướng của việc sử dụng NSNN cho các dự án ĐTXD của các quốc gia tiên tiến trên thế giới hiện nay. Kết quả là đến nay, khu vực tư nhân, trong đó có các nhà đầu tư nước ngoài, đã tham gia vào hầu hết các lĩnh vực kết cấu hạ tầng của nhà nước.

Hai là, các qui định về kiểm soát thu nhập đều được thể chế hoá bằng pháp

luật. Đặc biệt được luật hoá: Luật phòng chống tham nhũng, luật công chức, luật về Kê khai tài sản của công chức,...Ngoài ra, các nước còn chú trọng đến việc xây dựng và hoàn thiện các văn bản qui phạm pháp luật với qui định giám sát thu nhập, kê khai thu nhập: Những người có chức vụ quyền hạn phải kê khai thu nhập cá nhân và báo cáo về các hoạt động kinh tế chủ yếu của mình. Những người trước khi nghỉ hưu hoặc chuyển vị trí công tác cũng đều được kiểm tra vè tài sản, kinh tế.

Ba là, xây dựng chỉ đạo và điều hành tốt chiến lược, qui hoạch, kế hoạch phát triển KT - XH của quốc gia, bộ, ngành, lĩnh vực; chú trọng hoạch định phát triển dự án ĐTXD từ NSNN. Đây là nội dung quan trọng, là căn cứ để xây dựng dự toán NSNN hàng năm nói chung và dự toán NSNN cho ĐTXD nó riêng; là căn cứ để lập và triển khai thực hiện qui hoạch xây dựng, từ đó có cơ sở để các bộ, ngành hình thành ý đồ về dự án ĐTXD từ NSNN. Qui hoạch xây dựng được luật hóa, được các bộ, ngành trung ương, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương triển khai thực hiện khá đầy đủ, nghiêm túc. Vì vậy, đã góp phần hạn chế đáng kể

thất thoát, lãng phí tại các dự án ĐTXD từ NSNN do nguyên nhân từ việc xác định sai địa điểm ĐTXD, xác định sai chủ trương đầu tư.

Bốn là, hình thành chi phí và giá xây dựng tại các dự án ĐTXD nói chung và

dự án ĐTXD từ NSNN nói riêng trên cơ sở thị trường hóa. Nhà nước chỉ công bố hệ thống định mức xây dựng, phương pháp xây dựng đơn giá để các chủ thể trong hoạt động ĐTXD tham khảo. Phát triển các dịch vụ của các công ty tư vấn ĐTXD. Các loại định mức, chỉ tiêu, tiêu chuẩn chi phí để tính chi phí và giá xây dựng thường do các công ty tư vấn có uy tín biên soạn và cung cấp. CĐT dự án ĐTXD từ NSNN có thể sử dụng thông tin về chi phí và giá xây dựng của công ty tư vấn để hình thành và quản lý chi phí, giá xây dựng qua nhiều giai đoạn ĐTXD của dự án. Thị trường xây dựng thông qua hệ thống thông tin, dữ liệu về giá xây dựng (chỉ số giá đầu vào, chỉ số giá thành, chi phí giá cả) đã và đang phát triển góp phần làm sôi động và tăng tính cạnh tranh của thị trường xây dựng. Hệ thống thông tin, dữ liệu về giá xây dựng do các công ty tư vấn - các hãng kỹ sư chất lượng biên soạn và công bố chỉ số giá cả xây dựng trên cơ sở thu thập thông tin từ các dự án ĐTXD nói chung.

Năm là, minh bạch hóa tài sản, kiểm soát gắn liền với cơ chế thanh tra, kiểm

tra thường xuyên hoặc đột xuất tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, người có chức vụ, quyền hạn nói chung và cán bộ, công chức, người có chức vụ, quyền hạn trong QLNN đối với dự án ĐTXD từ NSNN nói riêng kèm theo các chế tài cụ thể. Đây là một trong giải pháp hữu hiệu của quốc gia trên thế giới trong việc phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong QLNN nói chung và QLNN đối với dự án ĐTXD từ NSNN nói riêng bằng cách yêu cầu cán bộ, cong chức kê khai tài sản để kiểm soát.

CHƢƠNG 2

PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 2.1. Nguồn tài liệu

Để thực hiện đề tài, tác giả đã tìm hiểu, thu thập các nguồn tài liệu khác nhau từ các công trình khoa học đã công bố, các bài báo, tạp chí và các báo cáo hàng năm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ LĐTBXH.

2.1.1 Nguồn tài liệu sơ cấp

Tài liệu sơ cấp là loại tài liệu mà nhà nghiên cứu tự thu thập, phỏng vấn trực tiếp hoặc nguồn tài liệu cơ bản, còn ít hoặc chưa được chú giải. Một số vấn đề nghiên cứu có rất ít tài liệu, vì vậy cần phải điều tra để tìm và khám phá ra các nguồn tài liệu chưa được biết. Người nghiên cứu cần phải tổ chức, thiết lập phương pháp để ghi chép, thu thập số liệu.

Để bổ sung thêm thông tin phân tích trong luận văn. Trong quá trình nghiên cứu tác giả đã tiến hành khảo sát mức độ đồng thuận thông qua các báo cáo về: Báo cáo số liệu về tình hình thực hiện vốn đầu tư XDCB, nợ đọng trong XDCB, báo cáo giám sát đánh giá đầu tư hàng quý của Bộ LĐTBXH. Mọi thông tin thu thập được đã được tác giả tổng hợp kết hợp lý luận với thực tiễn phân tích và đánh giá.

* Phương pháp điều tra, khảo sát

Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế được thực hiện bằng nhiều cách như: trao đổi qua điện thoại, email, phát phiếu thăm dò, điều tra chọn mẫu, quan sát, kinh nghiệm ...

Phương pháp điều tra bằng trao đổi, đàm thoại: Là phương pháp thu thập thông tin thông qua việc trao đổi, đàm thoại trực tiếp với người được khảo sát. Phương pháp này tác giả áp dụng chủ yếu với các cá nhân tham gia công tác liên quan đến đầu tư XDCB trong và ngoài Bộ, qua đó để thu thập thông tin về tình hình quản lý nhà nước về đầu tư XDCB tại Bộ LĐTBXH … từ đó có thêm thông tin hỗ trợ việc phân tích dữ kiện liên quan.

Phương pháp phát phiếu thăm dò: Là phương pháp thu thập thông qua phát phiếu cho đối tượng điều tra:

- Đối tượng khảo sát: Từ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về công nghiệp đang công tác tại Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ LĐTBXH; từ các đối tượng chịu sự quản lý như các các Doanh Nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, CĐT, Ban quản lý dự án của Bộ LĐTBXH.

Ngoài ra, để tăng thêm độ tin cậy cho đánh giá, tác giải thu thập thêm qua hình thức phỏng vấn sâu đối với nhóm đối tượng là các chuyên gia là lãnh đạo quản lý các Bộ, ban ngành liên quan để thu thập thu thập thông tin, lấy ý kiến về hoạt động.

- Thời gian thực hiện khảo sát: Trong tháng 9/2015 và tháng 10/2015

Phương pháp kinh nghiệm: Là tập hợp những kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước về đầu tư XDCB từ vốn ngân sách đã được đúc kết từ thực tiễn. Để thực hiện phương pháp này, tác giả đã tìm hiểu tài liệu, kinh nghiệm quản lý nhà nước về đầu tư XDCB của một số tổ chức trong và ngoài nước. Từ đó khái quát những kinh nghiệm xảy ra trong những điều kiện và hoàn cảnh nhất định nào đó và xem xét có thể vận dụng vào được với điều kiện của Bộ LĐTBXH.

Phương pháp quan sát: Sử dụng các giác quan để thu nhập các số liệu, dữ kiện cần thiết cho nghiên cứu. Sử dụng phương pháp này để ghi nhận lại những hành vi trong quá trình QLNN của Bộ LĐTBXH theo thời gian. Kết quả thu được sẽ phối hợp với kết quả thu được từ những phương pháp (điều tra, phân tích, thống kê…) làm cơ sở để đưa ra những đánh giá hay kết luận.

2.1.2 Nguồn tài liệu thứ cấp

Tài liệu thứ cấp là tài liệu có nguồn gốc từ tài liệu sơ cấp đã được phân tích, giải thích và thảo luận, diễn giải. Các nguồn tài liệu thứ cấp chủ yếu gồm: Sách giáo khoa, công trình nghiên cứu, bài báo, tập san chuyên đề, tạp chí, biên bản hội nghị, báo cáo khoa học, sách tham khảo, luận án, luận văn, thông tin thống kê, tài liệu văn thư, bản thảo viết tay, Internet...

Báo cáo kết quả thanh tra, kiểm tra công bố trên internet của Bộ LĐTBXH, tham khảo một số luận văn, luận án Thạc sỹ, Tiến sỹ của Trường ĐHKT - ĐHQG

Hà Nội và ĐHKT Quốc dân về quản lý dự án đầu tư XDCB bằng vốn ngân sách của một số tác giả trong nước.

Số liệu thống kê được thu thập từ các báo cáo tổng kết các năm 2009-2014 và nhu cầu vốn đầu tư XDCB của Bộ LĐTBXH giai đoạn 2016 - 2020.

Thông tin trên truyền hình, truyền thanh, báo chí, internet… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

Thực hiện đề tài, tác giả luận văn đã sử dụng các phương pháp như: Phương

pháp thu thập, xử lý và phân tích tài liệu; Phương pháp logic kết hợp với lịch sử; Phương pháp thống kê, mô tả; Phương pháp phân tích - tổng hợp; Phương pháp so sánh, phương pháp điều tra khảo sát trong nghiên cứu một số nội dung của đề tài.

2.2.1 Phương pháp thu thập, xử lý và phân tích tài liệu

Thu thập và nghiên cứu tài liệu là một công việc quan trọng cần thiết cho tất cả các hoạt động nghiên cứu khoa học. Tác giả đã đọc và nghiên cứu rất nhiều sách, báo, luận văn thạc sỹ đã công bố, tra cứu các trang website để làm nền tảng và tăng sự hiểu biết cho nghiên cứu khoa học của mình. Những kiến thức thu thập được trên các trang website, các tạp chí ... là nguồn kiến thức quý giá được tích lũy qua quá trình nghiên cứu mang tính lịch sử lâu dài.

Mục đích của việc thu thập thông tin và nghiên cứu tài liệu là:

Một là, giúp cho người nghiên cứu nắm rõ được các phương pháp nghiên cứu trước đây đã thực hiện.

Hai là, làm rõ hơn đề tài nghiên cứu của mình.

Ba là, giúp người nghiên cứu có phương pháp luận hay luận cứ chặt chẽ hơn

về đề tài của mình.

Bốn là, có thêm kiến thức rộng, sâu về lĩnh vực đang nghiên cứu.

Năm là, tránh trùng lặp với các nghiên cứu trước đây, vì vậy đỡ mất thời gian, công sức và kinh phí.

Có hai dạng thông tin đề tài thu nhập từ nghiên cứu tài liệu, số liệu thống kế gồm: thông tin định tính và thông tin định lượng. Do đó, đề tài có hai hướng xử lý thông tin như sau: (1) Xử lý logic đối với thông tin định tính. Đây là việc đưa ra những phán đoán về bản chất của sự kiện; (2) Xử lý toán học đối với các thông tin

định lượng. Đây là việc sử dụng phương pháp thống kê toán để xác định xu hướng, diễn biến của tập hợp số liệu thu thập được.

2.2.1.1 Xử lý thông tin định tính

Quy trình thực hiện xử lý thông tin định tính của đề tài được thực hiện bắt đầu từ việc thu thập thông tin đã có, nhận biết thông tin cho tương lai qua các phương pháp quan sát, phỏng vấn, thảo luận, nghiên cứu tài liệu…từ nhiều nguồn khác nhau: Cấp ủy, cấp lãnh đạo cao nhất, ngang cấp, cấp dưới, bên trong hay bên ngoài tổ chức... nhằm có thông tin chính xác kịp thời để có thể xây dựng giả thuyết và chứng minh cho giả thuyết đó từ những sự kiện, thông tin rời rạc đã thu thập được. Bước tiếp theo là xử lý logic đối với các thông tin định tính về lượng thông tin, độ tin cậy, tính thời sự, tính mới. Đặc biệt thông tin sử dụng cần khách quan. Tiếp đến cần thăm dò nội dung thông tin về nguồn, lựa chọn nội dung; mô tả tài liệu sơ cấp hay thứ cấp; Mục tiêu của thông tin đó phục vụ cấp quản lý nào, mang tính ngắn hạn hay dài hạn... và tức là việc đưa ra những phán đoán về bản chất các sự kiện, đối chiếu, chọn lọc, chỉnh lý thông tin theo mục đích yêu cầu đã xác định đồng thời thể hiện những logic của các sự kiện thông tin, các phân hệ trong hệ thống các sự kiện được xem xét.

2.2.1.2. Xử lý thông tin định lượng

Thông tin định lượng thu thập được từ các tài liệu thống kê hoặc kết quả quan sát, thực nghiệm; sau đó sắp xếp chúng lại để làm bộc lộ ra các mối liên hệ và xu thế của sự vật. Các số liệu có thể được trình bày dưới nhiều dạng, từ thấp đến cao: Những con số rời rạc; Bảng số liệu ...

Tóm lại, để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài có sử dụng cả hai dạng xử lý thông tin: định tính và định lượng, trong đó yếu sử dụng dạng xử lý thông tin định lượng để sắp xếp các con số rời rạc liên quan đến quản lý dự án ầu tư XDCB bằng vốn ngân sách tại Bộ LĐTBXH; từ đó xây dựng các bảng số liệu, xây dựng các biểu đồ, đồ thị để tìm ra mối liên hệ và xu hướng chung của các nội dung nghiên cứu.

Các kết quả tác giả thu thập được từ các nguồn tài liệu sơ cấp và thứ cấp được xử lý, phân loại và được tổng hợp sử dụng trong quá trình phân tích tài liệu về công tác quản lý dự án đầu tư XDCB bằng vốn ngân sách.

Phương pháp này được tác giả sử dụng chủ yếu trong chương 1: tổng quan tình hình nghiên cứu và chương 3: phân tích thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN tại Bộ LĐTBXH. Thông qua việc xem xét kinh nghiệm quản lý dự án đầu tư XDCB bằng vốn ngân sách của một số cơ quan khác. Dựa trên khung khổ lý thuyết trình bày trong chương 1. Từ đó tác giả có cơ sở đánh giá phân tích điểm mạnh, điểm yếu của Bộ LĐTBXH. Dựa trên những đánh giá đó sẽ đưa ra được các định hướng giải pháp về quản lý dự án đầu tư XDCB từ vốn ngân sách cho Bộ LĐTBXH trong chương 4.

2.2.2. Phương pháp thống kê, mô tả

Phương pháp thông kê, mô tả là phương pháp tập hợp, mô tả những thông tin đã thu thập được về hiện tượng nghiên cứu nhằm làm cơ sở cho việc tổng hợp, phân tích các hiện tượng cần nghiên cứu.

Đối tượng nghiên cứu của thống kê là các hiện tượng số lớn và những hiện tượng này rất phức tạp, bao gồm nhiều đơn vị, phần tử khác nhau, mặt khác lại có sự biến động không ngừng theo không gian và thời gian, vì vậy một yêu cầu đặt ra là cần có những phương pháp điều tra thống kê cho phù hợp với từng điều kiện hoàn cảnh, nhằm thu được thông tin một cách chính xác và kịp thời nhất.

Phương pháp thống kê, mô tả được sử dụng phổ biến trong chương 3. Số liệu thống kê về số lượng dự án đang thực hiện, số liệu dự án, nhu cầu vốn...

2.2.3. Phương pháp phân tích - tổng hợp

Phân tích trước hết là phân chia cái toàn thể của đối tượng nghiên cứu thành

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại bộ lao động thương binh và xã hội (Trang 41)