Phương pháp phân tíc h tổng hợp

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại bộ lao động thương binh và xã hội (Trang 48 - 106)

Phân tích trước hết là phân chia cái toàn thể của đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó, và từ đó giúp chúng ta hiểu được đối tượng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu được cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy. Nhiệm vụ của phân tích là thông qua cái riêng để tìm ra được cái chung, thông qua hiện tượng để tìm ra bản chất, thông qua cái đặc

thù để tìm ra cái phổ biến. Tổng hợp là quá trình ngược với quá trình phân tích, nhưng lại hỗ trợ cho quá trình phân tích để tìm ra cái chung cái khái quát. Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, phải tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra được bản chất, quy luật vận động của đối tượng nghiên cứu.

Phương pháp phân tích - tổng hợp được sử dụng trong toàn bộ luận văn. Tuy nhiên, phương pháp này được sử dụng chủ yếu trong chương 1 và chương 3, đặc biệt trong chương 3 - Phân tích và đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về đầu tư XDCB bằng vốn ngân sách tại Bộ LĐTBXH. Từ các thông tin được thu thập, tiến hành phân tích những cơ hội, thách thức hay điểm mạnh, điểm yếu của Bộ LĐTBXH trong việc QLNN bằng vốn ngân sách.

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH TẠI

BỘ LAO ĐỘNG - THƢƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

3.1. Khái quát về tình hình đầu tƣ XDCB từ nguồn vốn NSNN tại Bộ LĐTBXH những năm qua

3.1.1. Quá trình hình thành và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ LĐTBXH

- Bộ LĐTBXH là cơ quan được Chính phủ giao thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: Việc làm, dạy nghề, lao động, tiền lương, tiền công, bảo hiểm xã hội, an toàn lao động, người có công, bảo trợ xã hội, bảo vệ và chăm sóc trẻ em, bình đẳng giới, phòng, chống tệ nạn xã hội (sau đây gọi chung là lĩnh vực lao động, người có công và xã hội) trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.

- Bộ LĐTBXH thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18/4/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ và các nhiệm vụ, quyền hạn tại Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ngày 20/12/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ LĐTBXH.

- Cơ cấu tổ chức của Bộ LĐTBXH:

+ Có 19 đơn vị giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng QLNN (gồm: 01 Tổng cục và 07 Vụ, 07 Cục, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ, Văn phòng Chương trình Quốc

gia về giảm nghèo, Văn phòng quốc gia người cao tuổi).

+ Có 32 đơn vị sự nghiệp công lập.

+ Có 13 đơn vị sự nghiệp thuộc Tổng cục, Cục.

+ Có 03 Quỹ; 02 dự án viện trợ nước ngoài trực thuộc Bộ và SOS làng trẻ em Việt Nam.

3.1.2. Về các dự án của Bộ LĐTBXH

- Theo quy định tại Quyết định số 474/QĐ-BLĐTBXH ngày 15/3/2013 của Bộ trưởng Bộ LĐTBXH: Vụ Kế hoạch - Tài chính là đơn vị thuộc Bộ LĐTBXH, có trách nhiệm giúp Bộ trưởng quản lý công tác quy hoạch, kế hoạch - thống kê, tài chính, đầu tư xây dựng cơ bản và y tế lao động xã hội của Bộ theo quy định của pháp luật.

Về cơ cấu tổ chức Vụ Kế hoạch - Tài chính gồm 4 phòng (Phòng Kế hoạch Thống kê; Phòng Tài chính Kế toán; Phòng Xây dựng cơ bản, Phòng Y tế Lao động xã hội). Tổng số cán bộ công chức 36 người (trong đó có 4 Lãnh đạo Vụ), chuyên môn chủ yếu về lĩnh vực kinh tế, tài chính, kế toán, xây dựng, có 15 cán bộ Thạc sỹ và 21 cán bộ Đại học.

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được Bộ giao, Vụ đã ban hành Quy chế làm việc, phân công trách nhiệm trong Lãnh đạo Vụ; đồng thời các phòng chức năng đã ban hành quy chế làm việc, phân công công việc đến từng cán bộ, công chức trong Vụ, làm cơ sở triển khai thực hiện.

- Vụ Kế hoạch - Tài chính (trong Vụ Kế hoạch - Tài chính có phòng Xây dựng cơ bản) thuộc Bộ là đơn vị trực tiếp tham mưu cho lãnh đạo Bộ LĐTBXH về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản. Cán bộ chuyên viên của Phòng XDCB được giao phụ trách công tác quản lý đầu tư xây dựng đều có trình độ đại học chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực đầu tư XDCB.

Các dự án đầu tư của Bộ LĐTBXH hầu hết mang tính đặc thù riêng theo lĩnh vực quản lý của Ngành; khối Xã hội là các dự án cơ sở điều dưỡng thương binh và người có công, các trung tâm giới thiệu việc làm khu vực, các nghĩa trang lớn gắn với chiến tích lịch sử và nghĩa trang liệt sỹ quân tình nguyện; khối Y tế là các bệnh viện chỉnh hình và phục hồi chức năng thuộc Bộ; khối Giáo dục đào tạo là các trường của Bộ để tăng cường năng lực đào tạo cán bộ cho ngành và đội ngũ giáo viên dạy nghề trong cả nước, vốn ODA đầu tư cho các trường dạy nghề trọng điểm của Bộ và các Bộ ngành, địa phương khác theo quy hoạch mạng lưới các trường dạy nghề đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Nguồn vốn đầu tư XDCB đối với

các dự án của Bộ là nguồn vốn đầu tư XDCB trung của Ngân sách Nhà nước, vốn ODA Bộ được Thủ tướng Chính phủ giao quản lý thực hiện một số dự án đầu tư cho lĩnh vực dạy nghề, các dự án này chủ yếu đầu tư trang thiết bị đào tạo, chương trình, giáo trình và đào tạo giáo viên.

3.1.3. Thực trạng vốn đầu tư XDCB do Bộ LĐTBXH quản lý

- Thứ nhất, về tình hình huy động vốn đầu tư phát triển từ NSNN.

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta lãnh đạo và khởi xướng, các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển ngày càng được nâng cao, góp phần quan trọng tạo nên tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế cao và tương đối ổn định. Vốn đầu tư của toàn xã hội giai đoạn 2009-2014 là 38.810 tỷ đồng, tính trung bình khoảng 6.468 tỷ đồng/năm, tăng gấp hơn 20 lần so với năm 2001. So với GDP năm 2010 là 1.980.914 tỷ đồng thì, vốn đầu tư toàn xã hội cho ngành LĐTBXH quản lý chiếm gần 0,3% GDP của cả nước. Điều đó cho thấy, chỉ riêng các công trình do Bộ LĐTBXH quản lý vốn đầu tư toàn xã hội huy động chiếm tỷ trọng đáng kể trên tổng GDP. (hình 3.1)

Như vậy, có thể thấy rõ một xu hướng thực tế là tổng vốn đầu tư toàn xã hội và tổng mức đầu tư của từng nguồn vốn không ngừng tăng lên.

- Thứ hai, về kết quả hoạt động đầu tư XDCB các công trình ngành

LĐTBXH: Với số vốn đầu tư nêu trên, hệ thống cơ sở vật chất đảm bảo cho an sinh

xã hội trên cả nước đã được xây dựng mới và nâng cấp một bước cơ bản trên một số lĩnh vực: các trường dạy nghề; các trung tâm điều dưỡng người có công; các công trình ghi công liệt sỹ (nghĩa trang, đền tưởng niệm, nhà bia ghi danh,...); các trung tâm giới thiệu việc làm; trung tâm chỉnh hình - phục hồi chức năng;... đáp ứng nhu cầu cho người có công, phục vụ an sinh xã hội.

+ Về nhóm dự án trường dạy nghề: 07 trường thuộc Bộ đều đã được phê duyệt quy hoạch phát triển, trong đó chia giai đoạn để đầu tư, đảm bảo phù hợp với khả năng cân đối vốn của Bộ (vốn ngành giáo dục đào tạo), đồng thời sử dụng thêm nguồn vốn ngành khoa học công nghệ để đầu tư các hạng mục nghiên cứu khoa học công nghệ của Trường. Ngoài vốn trong nước, có 03 trường được đầu tư nguồn ODA Đức và Pháp để mua sắm trang thiết bị phục vụ cho công tác đào tạo nghề (đại học sư phạm kỹ thuật Nam Định, cao đẳng nghề TP. Hồ chí Minh, cao đẳng nghề Dung Quất).

+ Về nhóm dự án trung tâm điều dưỡng người có công, trung tâm nuôi dưỡng thương binh: Bộ đã có Quyết định số 876/QĐ-LĐTBXH ngày 20/7/2010 và Quyết định số 807/QĐ-LĐTBXH ngày 04/7/2011 về việc phê duyệt quy hoạch các Trung tâm điều dưỡng người có công trong cả nước đến năm 2015.

Từ năm 1997 đến nay Bộ LĐTBXH đã được Đảng, Chính phủ quan tâm, đầu tư xây dựng các Trung tâm điều dưỡng để phục vụ người có công (bao gồm cả đầu tư từ ngân sách trung ương và ngân sách địa phương). Tuy nhiên, do nguồn lực còn hạn chế nên đến nay trên cả nước mới có 41 trung tâm điều dưỡng người có công (trong đó có trung tâm đã được xây dựng từ lâu, quy mô nhỏ, có trung tâm được cải tạo nâng cấp từ các cơ sở bảo trợ xã hội bằng nguồn kinh phí của địa phương và hỗ trợ từ ngân sách trung ương qua nguồn kinh phí thực hiện pháp lệnh ưu đãi người có công nên đã xuống cấp, cơ sở vật chất không đáp ứng yêu cầu; các trung tâm chủ

yếu có quy mô từ 80-100 giường, một vài trung tâm mang tính chất khu vực có quy mô khoảng 120-150 giường; trong đó vốn đầu tư đầu tư XDCB tập trung qua Bộ đầu tư được 27 Trung tâm, còn lại là từ các nguồn vốn khác) với tổng quy mô hiện có khoảng 3.812 giường phục vụ điều dưỡng cho người có công, so với số lượng 695.480 người có công được hưởng chế độ điều dưỡng, đáp ứng được khoảng 13,7% (theo quy định một lượt điều dưỡng tập trung là 10 ngày, nếu trừ các ngày nghỉ để dọn dẹp, bảo dưỡng, nghỉ lễ thì trung bình 1 giường điều dưỡng 1 năm phục vụ khoảng 25 lượt người; 3.812 giường phục vụ được 95.300 người/năm, tương đương 13,7% số người có công được hưởng chế độ điều dưỡng phục hồi sức khỏe). Trong giai đoạn 2011-2015, Bộ đã đầu tư cho 19 dự án trong Quy hoạch các trung tâm điều dưỡng người có công trên cả nước, đạt 62% danh mục. Còn 15 dự án Trung tâm điều dưỡng người có công chưa được đầu tư trong giai đoạn 2011-2015 dự kiến sẽ phải chuyển sang trong kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2016-2020. Nhìn chung, các dự án Trung tâm điều dưỡng người có công hoàn thành đưa vào sử dụng đều phát huy hiệu quả tốt, đáp ứng nhu cầu điều dưỡng người có công tại các địa phương.

Đối với các trung tâm điều dưỡng, nuôi dưỡng thương binh, trong giai đoạn này Bộ đã đầu tư cải tạo, nâng cấp cho 04 trung tâm điều dưỡng, nuôi dưỡng thương binh (trung tâm điều dưỡng thương binh Thuận Thành, trung tâm điều dưỡng thương binh Thọ Châu-Thanh Hóa, trung tâm điều dưỡng thương binh Nho Quan, trung tâm điều dưỡng-phục hồi chức năng tâm thần Việt Trì).

+ Nhóm dự án các công trình ghi công liệt sỹ: nghĩa trang, đền tưởng niệm liệt sỹ: Bộ đã đầu tư cho 21 nghĩa trang liệt sỹ trên cả nước, bao gồm các nghĩa trang liệt sỹ cấp quốc gia, nghĩa trang quân tình nguyện để đón nhận hài cốt liệt sỹ từ nước bạn Lào, Campuchia về và các nghĩa trang tiêu biểu tại các tỉnh, nơi có chiến tích lịch sử tiêu biểu. Các dự án được đầu tư đáp ứng nhu cầu thăm viếng của thân nhân liệt sỹ và nhân dân cả nước, thể hiện đạo lý uống nước, nhớ nguồn của dân tộc, góp phần tạo mồ yên, nơi yên nghỉ cho các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh bảo về Tổ quốc, cũng là nơi giáo dục truyền thống cho thế hệ mai sau.

+ Nhóm các dự án trung tâm giới thiệu việc làm, trung tâm chỉnh hình-phục hồi chức năng: Bộ đã đầu tư hoàn thành cho hệ thống 04 trung tâm giới thiệu việc làm khu vực Bắc, Trung, Nam và Đồng bằng song Cửu Long. Các trung tâm hoàn thành đưa vào sử dụng bước đầu hoạt động phát huy hiệu quả, góp phần nâng cao năng lực của hệ thống tư vấn, giới thiệu việc làm và thông tin thị trường lao động vùng kinh tế trọng điểm, thúc đẩy phát triển thị trường lao động khu vực và cả nước với quy mô tư vấn giới thiệu việc làm cho khoảng 600.00 lượt người/năm, giới thiệu việc làm cho khoảng 150.000 lượt người/năm.

Bộ đã đầu tư hoàn thành cho trung tâm chỉnh hình-phục hồi chức năng Đà Nẵng, trung tâm chỉnh hình-phục hồi chức năng tại Quy Nhơn và trung tâm chỉnh hình-phục hồi chức năng Sơn tây. Năm 2014, Bộ đang tiếp tục đầu tư nâng cấp cho Trung tâm chỉnh hình-phục hồi chức năng Cần Thơ. Các dự án đầu tư hoàn thành đã phát huy hiệu quả tốt, sau khi đầu tư 02 đơn vị đã được nâng cấp lên thành bệnh viện (Quy Nhơn và Đà nẵng), đáp ứng yêu cầu phục vụ người có công, đối tượng chính sách và người tàn tật trên cả nước.

3.2. Thực trạng QLNN về đầu tƣ XDCB từ nguồn vốn NSNN tại Bộ LĐTBXH

3.2.1. Về công tác quy hoạch, kế hoạch

Trong nhiều năm qua công tác quy hoạch đã được chú ý, hàng năm Chính phủ đều bố trí vốn đầu tư cho công tác lập quy hoạch. Nghị định số 08/2005/NĐ- CP ngày 24/1/2005 và luật xây dựng 2003 đã có các quy định về quản lý quy hoạch. Kế hoạch đầu tư xây dựng ngành LĐTBXH tác động vào hoạt động ĐTXD của ngành LĐTBXH, bắt đầu tư khâu chuẩn bị đầu tư đến hoạt động xây lắp. Xây dựng tốt kế hoạch là một điều kiện tiên quyết để quản lý hiệu quả đầu tư xây dựng ngành LĐTBXH.

Trong những năm qua, kế hoạch vốn đầu tư xây dựng ngành LĐTBXH đã tập trung vào những công trình phục vụ cho đối tượng người có công với cách mạng. Bộ LĐTBXH đã chỉ đạo thực hiện tốt công tác quản lý, kiểm tra thực hiện quy hoạch, các dự án đều phải phù hợp với quy hoạch được phê duyệt. Các chiến lược, quy hoạch đã thường xuyên được rà soát, cập nhật, điều chỉnh cho sát với yêu cầu phát triển KT -

XH của cả nước và đối với từng địa phương. Chất lượng lập quy hoạch đã được nâng cao, bám sát thực tế hơn, khả thi hơn, góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư.

3.2.2. Trong khâu lập, thẩm định, phê duyệt dự án, thiết kế, dự toán và triển khai xây dựng các dự án vốn NSNN trong ngành LĐTBXH

Việc lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư kể từ nội dung lập, thẩm định dự án đầu tư, phê duyệt dự án, thiết kế đầu tư có ý nghĩa rất quan trọng. Điểm đáng chú ý là công tác quản lý chất lượng đầu tư XDCB ngày càng được chú trọng đáp ứng nhu cầu phát triển. Ngoài việc đẩy mạnh tiến độ thi công các công trình, Bộ LĐTBXH đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, chủ đầu tư chú trọng từ công tác giám sát, đảm bảo chất lượng thi công đến công tác nghiệm thu, thanh quyết toán công trình.

Trong giai đoạn 2009-2014, Bộ LĐTBX đã ban hành 41 văn bản chỉ đạo và hướng dẫn để tăng cường công tác quản lý chất lượng như các quy chế thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư; quy chế triển khai thực hiện để chỉ đạo sự phối hợp giữa chủ đầu tư, Ban QLDA và các đơn vị tham gia tham gia thực hiện dự án. Nhìn chung, chất lượng công trình tại các dự án đầu tư khi đưa vào khai thác đã đáp ứng được yêu cầu, tuy nhiên vẫn có những dự án khi vừa đưa vào sử dụng đã xuất hiện hư hỏng tại một số hạng mục hoặc bộ phận của công trình.

Trong những năm vừa qua, các nguồn lực dành cho đầu tư cho an sinh xã hội không ngừng được tăng cao. Các công trình xây dựng đưa vào sử dụng đã phát

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại bộ lao động thương binh và xã hội (Trang 48 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)