Hoàn thiện, bổ sung quy định của pháp luật đối với chế độ bảo hiểm

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật bảo hiểm tự nguyện theo luật bảo hiểm xã hội việt nam (Trang 106 - 109)

hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam

Với mục tiêu mở rộng đối tượng tham gia BHXH và nâng cao chất lượng của các chế độ bảo hiểm xã hội trong tương lai, thì việc hoàn thiện các quy định pháp luật là giải pháp cần phải ưu tiên hàng đầu. Vì đó là cơ sở pháp lý quan trọng có thể thừa nhận và điều chỉnh các quan hệ bảo hiểm xã hội giữa các chủ thể trên thực tế.

Thứ nhất, Trong tương lai pháp luật cần quy định theo hướng mở rộng các chế độ thụ hưởng của người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi, bổ sung 2014 đã có nhiều điểm mới điểu chỉnh phù hợp hơn với tình hình thực tiễn như: về đối tượng tham gia, quyền và trách nhiệm của các bên được quy định cụ thể và theo hướng mở rộng hơn quyền cho NLĐ; các chế độ trợ cấp và mức trợ cấp được điều chỉnh theo lộ

100

trình tăng dần hay có sự liên thông giữa hai loại hình bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện để bảo vệ quyền lợi cho NLĐ;…. nhằm thu hút sự tham gia của người lao động nhưng theo quy định thì NLĐ tham gia BHXH tự nguyện chỉ được hưởng chế độ hưu trí và tử tuất, quy định này trong điều kiện hiện nay là phù hợp với khả năng tổ chức quản lý và tài chính ở nước ta. Tuy nhiên trong tương lai phải tính đến việc mở rộng các chế độ trợ cấp của loại hình bảo hiểm xã hội tự nguyện như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp như trong loại hình BHXH bắt buộc để phù hợp với nhu cầu thực tiễn. Lúc đó người tham gia BHXH tự nguyện được hưởng nhiều chế độ trợ cấp hơn, đáp ứng nhu cầu hưởng quyền lợi cao hơn của người tham gia khi gặp rủi ro. Nếu Việt Nam thực hiện được giải pháp này sẽ phù hợp với giải pháp được các quốc gia trên thế giới đề ra. Tuy nhiên, để thực hiện việc mở rộng các chế độ của BHXH tự nguyện cần được thực hiện theo một lộ trình và cần có sự cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng về nhiều mặt. Vì nếu thực hiện mở rộng các chế độ thụ hưởng cho người lao động khi tham gia BHXH tự nguyện thì sẽ tác động mạnh mẽ đến các chính sách của chế độ này, trong đó đặc biệt lưu ý là vấn đề cân đối nguồn quỹ của BHXH tự nguyện. Bởi thực tế quỹ BHXH tự nguyện được hình thành chủ yếu từ sự đóng góp của chính người lao động và sự hỗ trợ của Nhà nước. Thực tế tâm lý chung của người lao động là khi tham gia muốn được hưởng lợi nhiều cho mình nhưng do không có khả năng đóng phí cao và sự bảo trợ của Nhà nước cũng bị giới hạn bởi nhiều lý do, nên phía Nhà nước cũng không thể hỗ trợ việc đóng phí cao để cho người lao động được tham gia nhiều chế độ. Do vậy, việc mở rộng các chế độ BHXH tự nguyện cần có thời gian và nghiên cứu sâu hơn. Song trong tương lai nhằm nâng cao chất lượng và quyền thụ hưởng các chế độ từ bảo hiểm xã hội cho người lao động thì cần có giải pháp dần dần mở rộng các chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện. Việc mở rộng này không nhất thiết phải thực hiện đồng thời hay cùng một lúc tất cả các chế độ, mà chỉ nên

101

thí điểm một trong các chế độ trên cơ sở phù hợp và có tính hiệu quả. Ví dụ, trong thời gian tới nếu bảo hiểm xã hội tự nguyện áp dụng thêm chế độ thai sản đối với lao động nữ thì đây có thể là một trong những chính sách “hấp dẫn” đối với lao động nữ, qua đó góp phần mở rộng hơn đối tượng tham gia của chính sách bảo hiểm này.

Thứ hai, cần bổ sung quy định pháp luật về mức thu nhập tối đa mà người tham gia BHXH tự nguyện có thể lựa chọn để đóng phí, nhằm thu hút và khuyến khích những người có khả năng đóng phí cao, qua đó sẽ tạo điều kiện nâng cao quyền thụ hưởng sau này cho người lao động và mặt khác sẽ tăng nguồn dư của quỹ BHXH tự nguyện.

Thư ba, pháp luật cần quy định tuổi nghỉ hưu cho người nông dân tham gia BHXH tự nguyện sao cho phù hợp với môi trường, điều kiện, ngành nghề, tính chất c ông việc của từng đối tượng. Vì thực tế những người lao động có nhu cầu tham gia BHXH tự nguyện hầu hết là những người lao động tự do có thu nhập thấp, nguồn thu nhập không ổn định và thuộc nhiều thành phần, ngành nghề khác nhau, môi trường và tính chất công việc vất vả, bấp bênh. Với những đặc thù của nhóm đối tượng này và vì mục đích ASXH của quốc gia, thì cần có các chính sách “lưu tâm” theo hướng “ưu tiên” hơn nữa đối với nhóm đối tượng này. Do vậy, có nên chăng cần giảm tuổi nghỉ hưu và rút ngắn hơn thời gian đóng phí cho một số đối tượng người lao động nhất định khi tham gia BHXH tự nguyện (ví dụ những người lao động là người khuyết tật; người làm việc trong môi trường độc hại; người lao động trong gia đình thuộc diện hộ nghèo...). Nếu thực hiện được giải pháp này thì đây cũng là một chính sách có tính khả thi thu hút một bộ phận người lao động tham gia BHXH tự nguyện.

Thứ tư, Luật BHXH sửa đổi, bổ sung 2014 quy định căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, khả năng ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ để quy định mức hỗ trợ, đối tượng hỗ trợ và thời điểm thực hiện chính sách hỗ trợ

102

tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Để triển khai có hiệu quả trong thời gian tới cần sớm xây dựng quy định cụ thể trong Luật nhóm đối tượng lao động được Nhà nước hỗ trợ, mức hỗ trợ và thời điểm hỗ trợ tiền đóng BHXH cho NLĐ tham gia BHXH tự nguyện. Để tránh những vướng mắc và khó khăn trong quá trình áp dụng thì trước khi Luật BHXH sửa đổi, bổ sung 2014 có hiệu lực thi hành, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cần chủ động phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Bảo hiểm xã hội.

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật bảo hiểm tự nguyện theo luật bảo hiểm xã hội việt nam (Trang 106 - 109)