Kết quả phân tích các biến trong mô hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu những yếu tô ́ ảnh hưởng tơi khả năng xin đươc viêc làm của lao đông ̣ co ́ trình đô tại các khu công nghiêp ̣ thuôc thà nh phô ́ biên hòa tỉnh đồ ng nai (Trang 60)

Theo kết quả hồi quy trong bảng 4.22 cho thấy, trong số 21 biến đưa vào mô hình thì có 15 biến có tác động đến khả năng xin được việc làm của lao động có trình độ tại các KCN thuộc thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai với mức ý nghĩa thống kê dưới 10% (sig< =0,1). Cụ thể như sau:

Về dấu của các biến được thể hiện như sau: nhìn chung các biến có ý nghĩa thống kê trong mô hình có dấu thỏa mãn với kỳ vọng dấu ban đầu của mô hình. Các biến có dấu dương gồm: giới tính, tuổi, học vấn, tốt nghiệp loại trung bình, tốt nghiệp loại trung bình khá, tốt nghiệp loại khá, có kinh nghiệm đúng chuyên môn, khối ngành kỹ thuật, khối ngành TCKT, khối ngành QTKD, khối ngành THNN, kỹ năng khá, kỹ năng giỏi. Các biến này có tác động cùng chiều với khả năng xin được việc làm của người lao động có trình độ tại các KCN thuộc thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Hay nói cách khác, các biến này làm tăng xác suất xin được việc làm của lao động có trình độ tại địa bàn nghiên cứu. Tuy nhiên, trong kỳ vọng dấu

Trang 54

của mô hình các biến ngành QTKD, ngành TCKT có dấu (-), như vậy kết quả ngược với kỳ vọng. Mặt khác, biến hôn nhân cũng mang dấu (-), phù hợp với dấu kỳ vọng ban đầu của mô hình, điều này có nghĩa là những lao động độc thân có khả năng xin được việc làm khó hơn những lao động có gia đình. Biến tốt nghiệp loại trung bình kỳ vọng dấu (-) nhưng kết quả hồi quy cho dấu (+), ngược với kỳ vọng. Biến thiếu kỹ năng làm việc mang dấu (-), phù hợp với thực tế và phù hợp với kỳ vọng của mô hình.

Các biến còn lại là dân tộc, hộ khẩu, mức lương kỳ vọng có mức ý nghĩa thống kê sig>10% nên các biến này không có ý nghĩa thống kê. Hay chưa đủ chứng cứ để kết luận dân tộc, hộ khẩu và mức lương kỳ vọng có tác động đến khả năng xin được việc làm của người lao động.

4.5.1. Phân tích các biến có ý nghĩa thống kê trong mô hình

Giới tính của người lao động

Đây là biến định tính thể hiện giới tính của người lao động; kỳ vọng dấu ban đầu của mô hình là dấu (+).

Kết quả hồi quy cho dấu (+). Sig = 0,00 nên biến có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Hệ số hồi quy B = + 1,82. Giả định các biến khác không đổi, khi người lao động là nam giới thì xác suất xin được việc làm tại các KCN thuộc thành phố Biên Hòa là 6,19%. Như vậy, trong điều kiện các biến khác không đổi, so với lao động nữ thì lao động là nam giới có khả năng xin được việc làm cao hơn 1,82 lần.

Kết quả này đúng với nghiên cứu của Ngô Quỳnh An. Trên thực tế cũng cho thấy rằng lao động là nam giới có sức khỏe hơn, có kinh nghiệm hơn và họ không vướng bận nhiều tới chuyện gia đình nên họ sẵn sàng chấp nhận công việc hơn so với nữ. Vì vậy mà nam giới dễ dàng xin được việc làm hơn.

Tuổi của người lao động

Là biến định lượng đo lường số năm sống của người lao động, trong mô hình, biến tuổi được kỳ vọng là dấu (+). Theo kết quả hồi quy bảng 4.22 biến tuổi có sig = 0,03 nên có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Hệ số hồi quy B = +0,13 cho biết mối quan hệ đồng biến giữa tuổi và khả năng xin được việc làm và phù hợp với kỳ vọng dấu của mô hình nghiên cứu. Nghĩa là, với điều kiện các biến khác không đổi, khi

Trang 55

tuổi của người lao động tăng thêm 1 thì khả năng xin được việc làm tại các KCN thuộc thành phố Biên Hòa sẽ tăng thêm 1,14%.

Kết quả này trái với nghiên cứu của Trần Thị Phương Minh & Nguyễn Thị Minh Hiền Với đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng có việc làm phi nông nghiệp ở nông thôn Thành phố Hà Nội” người lao động tuổi càng tăng thì khả năng có việc làm phi nông nghiệp càng giảm. Điều này có thể lý giải rằng, đối với lao động ở nông thôn từ ngành nghề chính là nông nghiệp họ muốn đổi nghề sang phi nông nghiệp sẽ bị thiếu kinh nghiệm chuyên môn và kỹ năng nên với những lao động lớn tuổi sẽ khó xin việc hơn. Trong đề tài, đối tượng nghiên cứu là lao động có trình độ, đối với nhóm này tuổi càng cao đồng nghĩa với kinh nghiệm chuyên môn và kỹ năng cũng càng cao nên khả năng xin việc dễ hơn.

Tình trạng hôn nhân của người lao động

Là biến định tính thể hiện hôn nhân của người lao động, kỳ vọng dấu của mô hình là dấu (-). Theo kết quả bảng 4.22 thì biến tình trạng hôn nhân của người lao động có sig = 0,08 nên có ý nghĩa thống kê ở mức 10% và có dấu (-), như vậy biến hôn nhân có quan hệ nghịch biến với biến phụ thuộc, phù hợp với kỳ vọng ban đầu của mô hình nghiên cứu. Từ bảng 4.22, với B = -0,86 nghĩa là, trong điều kiện các biến khác không đổi, nếu người lao động độc thân thì xác suất xin được việc làm là 0,42% và thấp hơn xác suất xin được việc làm của lao động có gia đình 0,86 lần.

Nghiên cứu của Judge và Bretz Jr (1991) cho thấy những lao động đã kết hôn thì sẽ dễ dàng chấp nhận công việc hơn. Thực tế cũng cho thấy những người có gia đình thường sẵn sàng cung sức lao động hơn những người độc thân vì họ cần có một công việc để ổn định cuộc sống, họ có kinh nghiệm sống hơn những người độc thên nên có thể kỹ năng sống của họ cũng tốt hơn, chính vì thế khả năng xin được việc làm của họ cao hơn những người độc thân.

Trình độ học vấn của người lao động

Là biến định lượng thể hiện số năm đi học của người lao động và được kỳ vọng dấu trong mô hình là dấu (+). Từ kết quả hồi quy trong bảng 4.22, với sig = 0,01 thì biến trình độ học vấn có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Dấu của biến phù hợp

Trang 56

với kỳ vọng của mô hình nghiên cứu và cho biết mối quan hệ đồng biến giữa trình độ học vấn với khả năng xin được việc làm. Hệ số hồi quy B = + 0,47 cho biết với điều kiện các biến khác không đổi, khi người lao động có trình độ học vấn tăng thêm 1 năm thì xác suất xin được việc làm sẽ là 1,6%. Kết quả này phù hơp với nghiên cứu của Ngô Quỳnh An và nghiên cứu của Trần Thị Phương Minh & Nguyễn Thị Minh Hiền. Lý thuyết của Becker về mối quan hệ giữa trình độ học vấn và thu nhập cũng cho thấy, người có trình độ học vấn càng cao thì có cơ hội xin được việc làm tốt hơn. Thực tế cũng cho thấy, trình độ học vấn có ảnh hưởng tới khả năng xin việc của người lao động.

Ngành nghề chuyên môn

Là biến định tính gồm có 04 biến nhị phân có ý nghĩa thống kê. Theo kết quả của bảng 4.22:

+ Biến ngành chuyên môn kỹ thuật được kỳ vọng dấu (+). Biến này có ý nghĩa thống kê ở mức 5%, (sig=0,02), dấu phù hợp với kỳ vọng. Hệ số hồi quy B = +1,95, phản ánh rằng trong điều kiện các biến khác không đổi, nếu người lao động xin việc có chuyên môn được đào tạo là ngành kỹ thuật thì xác suất xin được việc làm sẽ là 7,05%. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với bối cảnh thị trường lao động trong giai đoạn gần đây của nước ta, nhu cầu về lao động kỹ thuật lớn (Báo Giaoduc.net – 2014).

+ Biến ngành chuyên môn tài chính – kế toán: là biến định tính phản ảnh ngành nghề được đào tạo của người lao động và được kỳ vọng dấu (-). Theo kết quả hồi quy bảng 4.22, biến có ý nghĩa thống kê ở mức 5% (sig = 0,04), dấu của biến trong kết quả hồi quy ngược với kỳ vọng ban đầu của mô hình, nghĩa là người lao động có chuyên môn TCKT có tác động cũng chiều tới khả năng xin việc làm. Hệ số hồi quy B = + 1,49 cho biết trong điều kiện các biến khác không đổi, nếu người lao động xin việc có chuyên môn được đào tạo là ngành tài chính –kế toán thì xác suất xin được việc làm sẽ là 4,4%.

Theo thông tin đăng tải về thị trường lao động thì những năm gần đây lực lượng lao động thuộc khối ngành này khó xin việc hơn do dư thừa lao động. Tuy nhiên theo kết quả điều tra tại các KCN thuộc thành phố Biên Hòa thì khối ngành

Trang 57

TCKT làm tăng khả năng xin việc làm, điều này cho thấy tại các KCN thuộc thành phố Biên Hòa vẫn có cầu về lao động có chuyên môn tài chính – kế toán.

+ Biến ngành chuyên môn QTKD: là biến nhị phân thể hiện ngành nghề chuyên môn của người lao động, kỳ vọng dấu trong mô hình là dấu (-). Theo kết quả hồi quy trong bảng 4.22, biến này có ý nghĩa thống kê ở mức 1% (sig=0,00) và có dấu ngược với kỳ vọng của mô hình và đây là biến có tác động mạnh nhất tới xác suất xin được việc làm. Hệ số hồi quy B = +3,47 cho biết trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu người lao động có chuyên môn là ngành QTKD thì xác suất xin được việc làm là 32,39%.

+ Biến ngành tin học ngoại ngữ: là biến nhị phân có kỳ vọng dấu ban dầu là dấu (+). Kết quả hồi quy trong bảng 4.22 cho biết với mức ý nghĩa 1% (sig=0,00) thì biến ngành tin học ngoại ngữ có ý nghĩa thống kê, dấu của biến cũng phù hợp với kỳ vọng. Hệ số hồi quy B = +2,34 cho biết trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu người lao động có chuyên môn là ngành Tin học – ngoại ngữ thì xác suất xin được việc làm là 10,43%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như vậy, trong 04 ngành nghề có tác động đến khả năng xin được việc làm của người lao động tại các KCN thuộc thành phố Biên Hòa thì ngành QTKD có tác động mạnh nhất. Nghĩa là nếu người lao động có chuyên môn thuộc khối ngành QTKD thì khả năng xin được việc làm cao hơn những ngành khác. Điều này cho thầy nhu cầu về lao động có chuyên môn QTKD tại các KCN thuộc thành phố Biên Hòa cao hơn các ngành khác.

Loại tốt nghiệp

Là biến định tính thể hiện loại tốt nghiệp chuyên môn của người lao động. Biến loại tốt nghiệp bao gồm 03 biến nhị phân có ý nghĩa thống kê.

+ Biến tốt nghiệp loại trung bình có ý nghĩa thống kê ở mức 10% (sig=0,09), có dấu (-), ngược với kỳ vọng. Kết quả hồi quy cho thấy, loại tốt nghiệp trung bình có quan hệ đồng biến với khả năng xin được việc làm. Hệ số hồi quy B = 1,28 cho biết trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu người lao động tốt nghiệp chuyên môn loại trung bình thì xác suất xin được việc làm là 3,6%. Theo phụ lục 3 (bảng 18) thì tỷ lệ những lao động tốt nghiệp loại trung bình có kinh nghiệm đúng

Trang 58

chuyên môn và kỹ năng loại khá, giỏi tương đối tốt so với các loại tốt nghiệp khá và giỏi. Chính vì vậy mà loại tốt nghiệp trung bình có khả năng làm tăng xác suất xin được việc làm (đồng biến với việc làm).

+ Biến tốt nghiệp loại trung bình khá có ý nghĩa thống kê ở mức 5% (sig=0,04), có dấu (+) phù hợp với kỳ vọng. Hệ số hồi quy B = 1,40 cho biết trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu người lao động tốt nghiệp chuyên môn loại trung bình khá thì xác suất xin được việc làm là 4,09%.

+ Biến tốt nghiệp loại khá có ý nghĩa thống kê ở mức 1% (sig=0,01), có dấu (+) phù hợp với kỳ vọng. Hệ số hồi quy B = 1,63 cho biết trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu người lao động tốt nghiệp chuyên môn loại khá thì xác suất xin được việc là 5,1%.

Đối với biến loại tốt nghiệp thì mức độ tác động tới khả năng xin việc làm tăng dần theo mức độ xếp loại. Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế, tâm lý của người tuyển dụng thường đề cao học lực của người lao động. Tuy nhiên về phía cung lao động thì những người có xếp loại học lực thấp sẽ dễ dàng chấp nhận công việc hơn, điều này cũng được thể hiện trong nghiên cứu của Judge và Bretz Jr, nghiên cứu cho rằng những người có điểm số trung bình thì dễ dàng chấp nhận công việc hơn.

Biến kinh nghiệm làm việc

Là biến định tính với 01 biến nhị phân có ý nghĩa thống kê là biến kinh nghiệm đúng chuyên môn có sig = 0,00 nên có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, dấu (+) phù hợp với kỳ vọng. Hệ số hồi quy B = +1,49 cho biết trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu người lao có kinh nghiệm làm việc đúng chuyên môn thì xác suất xin được việc làm là 4,45%.

Các nghiên cứu trước chưa đề cập tới kinh nghiệm có ảnh hưởng tới khả năng xin việc làm của người lao động. Tuy nhiên, trên thực tế khi tuyển dụng lao động các doanh nghiệp đã rất chú trọng tới kinh nghiệm làm việc của lao động, đặc biệt là lao động có trình độ. Lý thuyết cũng cho thấy, kinh nghiệm có tác động cùng chiều với khả năng xin được việc làm.

Trang 59

Là biến định tính với 03 biến nhị phân có ý nghĩa thống kê. Theo kết quả hồi quy trong bảng 4.22 ta có:

+ Biến thiếu kỹ năng mềm có ý nghĩa thống kê ở mức 1% (sig=0,00), dấu (-) phù hợp với kỳ vọng và phù hợp với thực tế, người lao động không có kỹ năng sẽ khó xin việc. Hệ số hồi quy B = -2,24 cho biết trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu người lao động thiếu kỹ năng mềm thì xác suất xin được việc làm là 0,10%.

+ Biến kỹ năng mềm ở loại khá có sig = 0,10 nên có ý nghĩa thống kê ở mức 10%, có dấu (+) phù hợp với kỳ vọng. Hệ số hồi quy B = +0,70 cho biết trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu người lao động có kỹ năng mềm ở loại khá thì xác suất xin được việc là 2,01%.

+ Biến kỹ năng mềm ở loại giỏi có sig = 0,00 nên có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, có dấu (+) phù hợp với kỳ vọng. Hệ số hồi quy B = +2,71 cho biết trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu người lao động có kỹ năng mềm ở loại giỏi thì xác suất xin được việc là 15,10%.

Như vậy, trong 03 biến kỹ năng thì biến kỹ năng mềm loại giỏi có tác động mạnh nhất tới khả năng xin được việc làm, biến thiếu kỹ năng mềm có tác động thấp nhất. Kỹ năng mềm là yếu tố hết sức cần thiết của người lao động mà các nhà tuyển dụng mong muốn người lao động có được. Nó không chỉ giúp cho người lao động có thể nâng cao khả năng xin được việc làm mà nó còn giúp cho người lao động nâng cao hiệu quả công việc. Trong lý thuyết về vốn nhân lực của Mince cũng cho thấy, kỹ năng của con con người yếu tố quan trọng trong việc thực công việc, ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế. Ngày nay, các nhà tuyển dụng cũng đặc biệt chú ý tới kỹ năng mềm của người lao động.

4.5.2. Các biến không có ý nghĩa thống kê

Theo lý thuyết về cung lao động thì lương kỳ vọng có ảnh hưởng đến quyết định cung lao động. Tuy nhiên, theo kết quả hồi quy bảng 4.22 thì biến này không có ý nghĩa thống kê (sig = 0,76). Nghĩa là chưa đủ chứng cứ dể kết luận lương kỳ vọng có ảnh hưởng tới khả năng xin được việc làm của lao động có trình độ tại thành phố Biên Hòa. Xét về dấu, biến lương kỳ vọng có dấu phù hợp với kỳ vọng của tác giả và phù hợp với thực tế. Theo kết quả nghiên cứu từ các nhà tuyển dụng

Trang 60

(cầu lao động, phụ lục 3, bảng 1), lương kỳ vọng của người lao động được đánh giá có ảnh hưởng tới quyết định tuyển dụng, xu hướng tuyển dụng là ngoài những yêu cầu về trình độ chuyên môn, kỹ năng, kinh nghiệm thì những lao động có mức

Một phần của tài liệu những yếu tô ́ ảnh hưởng tơi khả năng xin đươc viêc làm của lao đông ̣ co ́ trình đô tại các khu công nghiêp ̣ thuôc thà nh phô ́ biên hòa tỉnh đồ ng nai (Trang 60)